Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay



ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B. NỘI DUNG 3
1. Quan điểm lịch sử cụ thể. 3
1.1. Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể. 3
1.2. Phương pháp luận của quan điểm lịch sử cụ thể. 4
1.3. Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể. 5
2. Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dưới góc nhìn quan điểm lịch sử cụ thể. 5
2.1. Những đặc thù của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 5
2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam trong điều kiện những cụ thể. 8
3. Bài học từ vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 11
3.1. Sự cần thiết việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 11
3.2. Một số giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 12
C. KẾT LUẬN 15
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ể với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.
NỘI DUNG
1. Quan điểm lịch sử cụ thể.
1.1. Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể.
Xuất phát từ hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. Về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, chúng nương tựa, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Mọi sự vật đều tồn tại, vận động và phát triển trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian, thời gian đó. Điều này đặt ra yêu cầu khi xem xét và giải quyết một vấn đề cần thiết phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của nó và sự phát triển của nó tới bối cảnh hiện thực cả khách quan lẫn chủ quan. Khi xem xét một quan điểm, một luận thuyết cũng phải đặt nó trong mối quan hệ như vậy. Chân lý sẽ trở thành sai lầm nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó. Nguyên lý về sự phát triển, mọi sự vật, hiện tượng khi đang tồn tại là nó thì trong bản thân nó đã xuất hiện những tiền đề, mầm mống, khuynh hướng của cái mới mà trong những điều kiện nhất định sẽ biến thành cái mới. Do đó khi xem xét, sự vật hiện tượng phải đặt chúng trong quá trình vận động, phát triển không ngừng, phát hiện cái tương lai trong cái hiện tại, tìm thấy những tiền đề mầm mống để nảy sinh cái mới. Đặt sự vật, hiện tượng trong xu thế phát triển của chúng cũng như xu thế của môi trường chứa đựng chúng, để từ đó có những tác động tới môi trường thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển. Cùng một sự vât nhưng nếu tồn tại trong các môi trường khác nhau thì đặc điểm, sự phát triển của chúng cũng khác nhau. Có thể thấy, để nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng ngoài quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển còn đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Từ hai nguyên lý cơ bản của triết học Mác ta có thể rút ra 3 cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử cụ thể:
Một là, mọi sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực tồn tại trong những điều kiện, không gian và thời gian nhất định của thế giới vật chất. Các sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một hoàn cảnh nhất định không gian và thời gian cụ thể, có điều kiện hình thành và phát triển cụ thể.
Hai là, điều kiện, không gian và thời gian của thế giới vật chất chi phối mối liên hệ và sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng tồn tại trong hoàn cảnh nào đều bị chi phối, ảnh hưởng từ những điều kiện của hoàn cảnh đó. Do đó mọi sự vật, hiện tượng đều mang dấu ấn nhất định của không gian, thời gian mà nó tồn tại.
Ba là, cùng một sự vật hiện tượng nếu tồn tại trong những điều kiện, không gian và thời gian khác nhau của thế giới vật chất thì mối liên hệ và sự phát triển của nó cũng khác nhau. Vì mối liên hệ và sự phát triển của sự vật hiện tượng bị chi phối bởi điều kiện, không gian và thời gian, nên môi trường và hoàn cảnh khác nhau thì tạo ra những mối liên hệ và sự phát triển khác nhau.
1.2. Phương pháp luận của quan điểm lịch sử cụ thể.
Từ những cơ sở trên, đặt ra vấn đề khi xem xét sự vật hiện tượng đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể.
Khi phân tích sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể, phải gắn các sự vật, hiện tượng đó với điều kiện lịch sử mà nó tồn tại. Cần phân tích những điều kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm, tính chất thậm chí cả bản chất của sự vật, hiện tượng.
Khi nghiên cứu một lý luận, một quan điểm cũng phải đặt nó trong mối quan hệ với điều kiện nhất định. Phải phân tích nguồn gốc, xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh luận điểm đó. Như vậy mới có thể đánh giá đúng giá trị của luận điểm trong những giai đoạn nhất định.
Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi vận dụng lý luận đó. Phải căn cứ vào đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng thời kỳ, từng không gian mà vận dụng một cách sáng tạo lý luận đó. Quan điểm này đúng đắn khi áp dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào cách mạng từng nước. Lênin có nói “ Bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể”. Nghĩa là khi vận dụng chủ nghĩa Mác vào các nước, đòi hỏi Đảng cộng sản phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Các Mác phân tích lý luận trên quan điểm chung của cách mạng vô sản, nhưng khi áp dụng tại các nước phải dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng nước mà vận dụng sáng tạo, không biến chủ nghĩa Mác thành giáo điều, cứng nhắc.
1.3. Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể.
Xem xét sự vật, hiện tượng trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể có một ý nghĩa to lớn. Nó giúp chúng ta có những bước đi đúng đắn trong hoạch định chính sách, vận dụng sáng tạo những học thuyết, chân lý trong hoàn cảnh cụ thể, đồng thời nắm được những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường để có biện pháp cải thiện nó nhằm đạt kết quả như mong muốn.
Đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể cho ta thấy được hoàn cảnh cụ thể đó, áp dụng những lý luận nào vào thực tiễn cho phù hợp. Thấy được giá trị tích cực của lý luận đó trong hoàn cảnh lịch sử đó.
Thấy được những nguyên nhân bên trong và bên ngoài dẫn đến việc duy trì quá lâu một quan điểm, tư tưởng cũ khi mà hoàn cảnh, điều kiện, môi trường đã thay đổi. Từ đó có thể tìm ra giải pháp đúng đắn, thay đổi trong đường lối chính sách phù hợp, thích nghi với hoàn cảnh lịch sử mới.
Trong những điều kiện, không gian, thời gian khác nhau thì đặc điểm bản chất sự vật, hiện tượng cũng khác nhau. Xem xét theo khía cạnh này, sẽ giúp chúng ta có những biện pháp tác động đến điều kiện môi trường để các nhân tố tích cực có thể phát triển, kiềm chế những ảnh hưởng xấu của các yếu tố tiêu cực.
2. Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dưới góc nhìn quan điểm lịch sử cụ thể.
2.1. Những đặc thù của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang những đặc trưng vốn có của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. Để có những đường lối đúng đắn thì phải xuất phát từ những đặc điểm đó để phân tích, cải tạo, và vận dụng một cách sáng tạo.
Trên thực tế, nền kinh tế thị trường chỉ mới thành công ở các nước tư bản chủ nghĩa, còn dưới chế độ XHCN, xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường như thế nào thì chưa có một hình mẫu hoàn chỉnh. Có thể coi như đây là một bài toán khó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân tộc Việc Nam phải tự tìm tòi cho chính mình. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường bản thân nó luôn có hai mặt, một mặt ảnh hưởng tích cực,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status