Những giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển nền dân chủ mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Tiểu luận Những giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển nền dân chủ mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay



Trong hoạt động văn hoá - xã hội cũng còn nhiều bức xúc các tệ nạn ma tuý, nghiện hút phản văn hoá. gia tăng cùng với sự lúng túng của giáo dục, y tế, xuất bản,. đang đặt chúng ta trước những thách thức trong việc mở rộng dân chủ với xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Trình độ nhận thức dân chủ của đội ngũ cán bộ công chức và đại đa số nhân dân chưa theo kịp với thực tiễn. Do vậy, việc phát huy vai trò làm chủ còn nhiều hạn chế. Tình trạng thụ động, im lặng, bàng quang, thiếu tính chiến đấu chưa phát huy vai trò làm chủ đất nước của đại đa số dân chúng đang là mảnh đất màu mỡ cho bọn đặc quyền đặc lợi, bọn thoái hoá biến chất đục khoét kiếm lời và thao túng, nhảy múa. Đây chính là nỗi bức xúc, tính cấp bách của việc xây dựng nền dân chủ mới, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động xây dựng đất nước tiếp tục phát triển đi lên.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tưởng và chinh trong thực tiễn ở khắp nơi trên thế giới, là vấn đề phá ranh giới giữa tiến bộ và phản động là nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh chính trị giữa chủ nghĩa xã hội và CNTB, là con bài tấn công chính trị của các thế lực đế quốc chống lại các dân tộc và các quốc gia đi trái với lợi ích của chủ nghĩa đế quốc.
Đảng ta luôn khẳng định dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. Trên tinh thần đó, từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Những thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp cách mạng trước ta từ khi có Đảng đến nay đánh dấu sự sáng suốt của Đảng và Bác Hồ trong đường lối cách mạng trong đó có nội dung cơ bản của việc xây dựng một nền dân chủ mới đã phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động đối với vận mệnh của đất nước.
Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở nước ta, vấn đề dân chủ đã đạt được những thành tựu to lớn. Cùngvới những thắng lợi to lớn của sự nghiệp cách mạng, nên dân chủ XHCN ngày càng có những mầm mống phát triển, người dân từ kiếp nô lệ lầm than đã trở thành người chủ của xã hội mới là nguồn gốc sức mạnh của xã hội mới. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, thành tựu vấn đề dân chủ XHCN và việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động của nước ta hiện nay vẫn cồn không ít những hạn chế, cản trở sự phát triển sáng tạo của nhân dân cản trở sự phát triển của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Tình trạng vi phạm dân chủ, dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ,... đang làm cho nhiều vấn đề xã hội nhức nhối, làm chậm bước tiến của dân tộc làm cho sự nghiệp CNH, HĐH bị thách thức, nguy cơ chệch hướng XHCN trở thành nỗi lo lớn.
Chính vì vậy, xây dựng xã hội dân chủ XHCN phát huy quyền làm chủ của nhân dân là nhiệm vụ, nội dung quá trình của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn đã chỉ ra rằng chỉ có thể thực hiện một nền dân chủ XHCN, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân chúng ta mới phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đấu tranh có hiệu quả chống mọi hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, khơi dậy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhấn dân, mọi thành phần kinh tế để xây dựng nước ta đạt được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" tiến lên CNXH.
Chương 1
dân chủ và quá trình phát triển
của dân chủ trong lịch sử
1.1. Quan niệm cổ đại về dân chủ và mô hình dân chủ cổ đại
Người Hy Lạp cổ đại quan niệm dân chủ là một hình thức cai trị, một hình thức chính phủ trong đó quyền lực tập trung vào tay nhân dân (nghĩa là tầng lớp bình dân cùng kiệt chiếm số đông). Nói cách khác dân chủ là chế độ số đông bình dân cùng kiệt trong xã hội là người bị cai trị. Để thực hiện và thể hiện sự cai trị đó cần có một hình thức thích hợp. Đó là xã hội công dân mà ATen là một ví dụ điển hình nhất, rực rỡ nhất. Đó là kiểu mẫu của nền dân chủ trực tiếp.
1.2. Quan niệm tư sản và các nhà nước dân chủ tư sản
Bắt đầu từ thế kỷ 17, đặc biệt là thế kỷ 18, các nhà tư tưởng trên lập trường tư sản đã xuất rất nhiều lý thuyết về dân chủ. Nhưng dù họ khác nhau thì nhìn chung họ đều thống nhất ở tư tưởng và quyền tự nhiên của con người (trong đó đặc biệt nhất là quyền tự do, quyền tư hữu). Với những quyền tự nhiên bất khả xâm phạm đó, tất cả các cá nhân hợp thành xã hội công dân, thành nền tảng của một quốc gia.
Dân chủ tư sản được thể hiện ở hai mô hình cơ bản
- Tư tưởng vì nền dân chủ bảo hộ. Đây là mô hình vì nhà nước của J.Lôc Cơ và tiêu biểu là Môngtetxkiơ. Theo mô hình này, để bảo vệ tốt nhất có tự do của con người thời nhà nước phải phân quyền, phải cân bằng và kiểm tra quyền lực lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước. Đó là nguyên tắc của tổ chức nhà nước, tổ chức nền cai trị. Lý luận này được sử dụng làm cơ sở cho mô hình nhà nước tư sản ở khắp nơi dưới các hình thức chính thể khác nhau (cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị, quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị), cũng trên nền tảng cơ bản này nhiều thứ lý luận khác về dân chủ tư sản phát sinh. Đó là các lý thuyết về dân chủ đa nguyên, nền dân chủ lưỡng viện, nền dân chủ hạn chế về dân chủ liên bang, chủ nghĩa hiến pháp, nền dân chủ đồng thuận, dân chủ đa số...
- Tư tưởng vì nền dân chủ phát triển
Đây là một lý luận dựa trên mô hình của nền dân chủ cổ đại A Ten được Rút xô đề cao với lý luận vì chủ quyền tối cao của nhân dân, trên lập trường của chủ nghĩa tự do, với quyền tự nhiên của con người và khế ước của xã hội. Mô hình nhà nước của ông là nhằm mục tiêu phát triển tự do của con người, phát triển mọi năng lực của con người thành quả cơ chế dân chủ trực tiếp của tất cả các công dân.
1.3 Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền dân chủ XHCN
Xuất phát từ tính nhân đạo nhân văn cao cả, đấu tranh để xây dựng một xã hội tốt đẹp vì con người các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân tích sâu sắc các loại hình dân chủ nhận thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vì nhân dân lao động trong việc xây dựng xã hội mới, nền dân chủ mới, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng dân chủ luôn mang tính giai cấp, vì thế thời cổ đại là dân chủ chủ nô thì thời kỳ TBCN dẫu đến hình thức nào cũng là dân chủ tư sản thực hiện chuyên chính với nhân dân lao động. Bản chất của nền dân chủ tư sản xét đến cùng là vì lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Do vậy những người cộng sản phải xây dựng nền dân chủ vô sản là nền dân chủ phục vụ cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong xã hội, chuyên chính với giai cấp bóc lột (tư sản và phong kiến) về mặt thể chế nhà nước nó phải là một nền dân chủ cộng hoà.
Một đặc điểm chung trong lý luận mô hình dân chủ XHCN là vấn đề liên minh công nông và sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong duy nhất của nó là Đảng Cộng sản, liên minh công nông tạo nền tảng chính trị của nhà nước, của quyền lực chính trị.
Thứ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin dân chủ XHCN là nền dân chủ nhân dân, đại bộ phận quần chúng nhân dân có được quyền tham gia vào đời sống chính trị, quản lý quốc gia cũng như hướng theo những lợi ích từ đó đem lại. Lênin chỉ rõ: dưới chế độ XHCN nhiều mặt của chế độ dân chủ nguyên thuỷ tất nhiên sẽ sống lại, vì lần đầu tiên trong lịch sử xã hội văn minh, quần chúng nhân dân vươn lên tham gia một cách độc lập không những vào việc bầu cử, tuyển cử mà còn vào việc quản lý hàng ngày nữa. Với ý nghĩa đó thì nền dân chủ đó sẽ cao gấp triệu lần dân chủ tư sản.
Theo Lênin "dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Cho nên cũng n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status