Những vấn đề chính của chính sách tiền tệ - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Những vấn đề chính của chính sách tiền tệ



MỤC LỤC
 
I. KHÁI QUÁT CHUNG 1
II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH 3
1. Tìm hiểu khái quát về tiền tệ 3
2. Các hình thái tiền tệ 7
3. Các chức năng của tiền tệ 11
4. Cầu tiền tệ 15
5. Mức cung tiền tệ 17
6. Tác động của tiền tệ đối với hoạt động kinh tế 19
7. Cân bằng trên thị trường tiền tệ 22
8. Tìm hiểu khái quát về ngân hàng 24
9. Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương 29
10. Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 36
11. Chính sách tiền tệ 2010 minh bạch và ổn định 37
 Bài học 2009 38
 Hướng tới 2010 và những năm tiếp theo 40
III. KẾT LUẬN 42
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

y thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hóa mà nó có thể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vì vậy, để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định.
Phương tiện thanh toán
Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực đo giá trị chung (thí dụ như là tiền) thì một giao dịch thành công giữa 2 vật trong kinh tế đòi hỏi các nhu cầu trao đổi phải phù hợp với nhau. Một thí dụ: Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công muốn đổi công cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua bán trao đổi vì ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của người thợ thủ công. Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được một người có ý định giao dịch phù hợp. Cùng với tiền quá trình này được đơn giản hóa đi rất nhiều: Người nông dân có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng tiền thu được dể đổi lấy công cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu được mua thịt tại một người thứ tư.
Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội. CTóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Cầu tiền tệ
Việc nghiên cứa cầu tiền tệ luôn được nhà kinh tế quan tâm, và nó có thể cho những gợi ý về hoạch định chính sách của những người chịu trách nhiệm điều hành nền kinh tế.
Các loại tài sản tài chính
Tài sản giao dịch (thanh khoản) không tạo ra thu nhập, nhưng được dùng để thanh toán khi mua hàng hóa và dịch vụ…
Các tài sản tài chính khác tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm…) nhưng không thể dùng trực tiếp để mua hàng hóa.
Hầu hết các hộ gia đình và doanh nghiệp giữ của cải của họ dưới dạng kết hợp cà 2 loại tài sản này. Trong phần này, mọi tài sản giao dịch được gọi là tiền và mọi tài sản khác có thu nhập được gọi chung là trái phiếu.
Mức cầu về tiền
Khối lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và kinh doanh sản xuất…gọi là mức cầu về tiền (giao dịch).
Khi giá cả tăng lên, mức cầu về tiền danh nghĩa cũng tăng theo để đảm bảo thu mua đủ khối lượng hàng hóa cần thiết đã dự định, như vậy, thực chất của mức cầu tiền tệ là cầu về cán cân tiền tệ thực tế.
Mứa cầu tềin thực tế phụ thuộc vào hai nhân tố:
Thu nhập thực tế: con người giữ một phần tài sản ở dạng tiền để có thể mua được hàng hóa, dịch vụ. Khi thu nhập tăng, tiêu dùng cũng sẽ tăng và theo đó cầu tiền củng tăng lên.
Lãi suất: chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền và thu nhập từ lãi suất mà các tài sản có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng trái phiếu. Lãi suất chính là chi phí cơ hội củ việc giữ tiền.
Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu về tiền được gọi là hàm cầu về tiền (hàm ưa thích tiền thanh khoản).
Hàm này có dạng:
LP = kY – hi
Trong đó:
LP: mức cầu về tiền thực tế
Y: thu nhập
i : lãi suất
k,h : các hệ số phản ánh dộ nhạy cảm của mưc cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất.
Mức cầu tài sản
Mức cầu về tài sản là mức cầu các loại tài sản chính có sinh lợi dưới dạng trái phiếu. Các loại trái phiếu tuy sinh lợi nhưng chịu nhiều rủi ro, vì giá cả của chúng được quyết định trên thị trường, khó dự báo trước. Giữ tiền không tạo ra lãi, nhưng không bị rủi ro trừ trường hợp gặp lạm phát. Nhiều người chỉ định giảm mức rủi ro của họ bằng cách đa dạng hóa các dạng tài sản vừa để tài sản ở dạng tiền, vừa để ở dạng trái phiếu. Vì vậy, trong thực tế có thể có sự chuyển hóa mức cầu từ trái phiếu sang tiền hay ngược lại.
Mức cung tiền tệ
Để cung ứng cho nhu cầu sử dụng tiền tệ trong nền kinh tế, một số tổ chức như NHTƯ, các ngân hàng thương mại cung ứng tiền ra lưa thông.
Cung ứng tiền của Ngân hàng Trung ương
NHTƯ phát hành tiền mặt chủ yếu dưới hình thức giấy bạc ngân hàng. Quá trình này được thực hiện khi NHTƯ cho vay đối với các tổ chức tín dụng, cho vay đối với kho bạc Nhà nước, mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối hay mua chính khoáng trong nghiệp vụ thị trường mở khối lượng tiền phát hành của NHTƯ được gọi là tiền mặt hay cơ số tiền (MB) bao gồm hai bộ phận: tiền mặt trong lưa hành (C) và tiền dự trữ của các ngân hàng kinh doanh (R) trong đó chỉ có bộ phận tiền mặt ngoài ngân hàng mới được sữ dụng, đáp ứng cho nhu cầu về tiền.
Cung ứng tiền của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác tạo tiền chuyển khoản (D) theo cơ chế tiền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khối lượng tiền do các tổ chức này cung ứng được tạo ra trên cơ sở lượng tiền dự trữ nhận từ NHTƯ và các hoạt động nhận tiền gửi cho vay và thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống ngân hàng. Khi NHTƯ phát hành tiền đưa vào hệ thống ngân hàng, các ngân hàng thương mại sử dụng số tiền dự trữ này để cho vay. Khi các doanh nghiệp hay dân cư vay khoản tiền đó nó được sử dụng để thanh toán chi trả và có thể một phần hay toàn bộ được kí gửi trở vào một ngân hàng với hinh thức tiền gửi không kì hạn,ngân hàng lại tiếp tục có vốn để cho vay. Như vậy, từ lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống ngân hàng thông qua các hoạt động của mình có thể làm hình thành lượng tiền gửi không kì hạn rất lớn. số tiền này được các doanh nghiệp, dân cư sữ dụng để thanh toán qua ngân hàng, vì vậy nó được tính là một bộ phận của khối tiền giao dịch trong nền kinh tế, được sữ dụng để đáp ứng nhu cầu về tiền.
Mức cung tiền tệ
Khối lượng tiền giao dịch do NHTƯ và các tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đáp ứng cho nhu cầu sữ dụng tiền bao gồm hai bộ phận chính là tiền mặt trong lưa hành (C) và tiền gửi không kì hạn (D) . Tiền dự trữ của các ngân hàng kinh doanh (R).
NHTƯ với chứa năng là ngân hàng phát hành thực hiện viện kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định thị trường, nó trực tiếp điều chỉnh khối lượng tiền mặt đang tồn tại và kiểm soát gián tiếp việc tạo ra các khoản tiền gửi không kì hạn của các ngân hàng thương mại. Toàn bộ khối lượng tiền cung ứng được xác định theo hệ số tạo tiền so với lượng tiền cơ bản do NHTƯ phát hành theo công thức :
MS = MB.m
Trong đó:
MS : mức cung tiền giao dịch
MB: cơ s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status