Hoạt động của thị trường lao động tại Việt Nam nhìn từ góc độ cung cầu, quy luật về tiền lương tối thiểu làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và sự không hiệu quả - pdf 18

Download miễn phí Tiểu luận Hoạt động của thị trường lao động tại Việt Nam nhìn từ góc độ cung cầu, quy luật về tiền lương tối thiểu làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và sự không hiệu quả



 
MỤC LỤC
 
Lời nói đầu
 
A THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG .1
1 Khái niệm .1
2. Các nhân tố tác động tới cung lao động .2
2.1 Sự phát triển dân số và cung lao động .2
2.2 Cung thời gian lao động .2
3. Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động 3
3.1 Cầu lao động ngắn hạn .4
3.2 Cầu lao động dài hạn 4
 
B. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .5
1. Thực trạng về cung lao động .5
1.1 Cung lao động xét từ giác độ số lượng .5
1.2 Cung lao động xét từ giác độ chất lượng .7
2. Thực trạng về cầu lao động .9
2.1 Thực trạng về cầu lao động 9
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động 10
3. Các giải pháp, giải quyết cung cầu trên thị trường lao động Việt Nam 12
 
C. LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU LÀM GIA TĂNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ SỰ KHÔNG HIỆU QUẢ .12
1. Luật tiền lương tối thiểu 12
2. Chính sách tiền lương tối thiểu tại Việt Nam .14
2.1 Chính sách tiền lương tối thiểu tại Việt Nam .14
2.2 Ưu nhược điểm của chính sách tiền lương tại Việt Nam .15
2.3 Giải pháp cho chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta .16
 
 
Lời kết.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ước ta ( khoảng từ 1.4% đến 2% năm), thì có thể thấy rõ hiện có một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động không thể tìm kiếm được việc làm.
b) Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động :
Do mức tăng dân số trong thập kỷ qua cao trong những năm gần đây, tỷ trọng dân số trẻ tuổi đã tăng đáng kể, và trở thành nguồn cung lao động tiềm năng của nhóm những người trong độ tuổi lao động. Theo số liệu của điều tra thực trạng lao động – việc làm năm 2002 của Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội cho thấy tại thời điểm 1-7-2002, cả nước có 40.694.360 người trong độ tuổi lao động có hoạt động kinh tế thường xuyên, so với năm 2001 tăng 467.100 người (bằng 2.49%); trong đó nữ có 20.061.462 ( chiếm 49.30%), nam có 20.632.908 ( chiếm 50.7%).
Bảng 2 : Cơ cấu lực lượng lao động của Việt Nam
Đến ngày 01/07/2001
Đến ngày 01/07/2002
Tỷ lệ tăng (%)
Tổng số (người)
39,488,900
40,694,360
2.96
Trong đó :
I. Theo giới
Nam (người)
19,894,538
20,632,898
3.58
Tỷ lệ (%)
50.38
50.70
Nữ (người)
19,594,362
20,061,462
2.33
Tỷ lệ (%)
4.62
49.30
II. Theo khu vực
Thành thị (người)
9,183,667
9,709,967
5.42
Tỷ lệ (%)
23.26
23.86
Nông thôn (người)
30,329,793
30,984,393
2.11
Tỷ lệ (%)
76.81
76.14
Nguồn : Điều tra thực trạng lao động - việc làm, Bộ LĐTB-XH,01/07/2002
Dựa vào các số liệu hiện có, có thể thấy rằng, trong khi tỷ trọng nhóm người trong độ tuổi lao động ở nước ta tăng với tốc độ nhanh, thì tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của dân số nhìn chung lại giảm. So sánh các số liệu cho thấy, nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 1989 là 90.8% thì đến năm 2002, con số này chỉ còn 83.9% .
c) Tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động :
Trong khi tỷ lệ nam giới trong lực lượng lao động ở nước hầu như tương đương với các nước trong khu vực, thì tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động lại lớn hơn hẳn. Thí dụ : nếu ở Việt Nam năm 1997-1998 tỷ lệ lao động nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội chiếm 79.5% thì theo số liệu của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ở Philippin, Inđônêxia, Hàn Quốc, tỷ lệ này chỉ trên dưới 50%. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, tỷ lệ tham gia của lao động nữ vào lực lượng lao động ở mọi độ tuổi đều hầu như ngang bằng với nam giới. Tại các vùng đô thị, tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động có ít hơn so với ở các vùng ở nông thôn, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực.
Cung lao động xét từ giác độ chất lượng :
Trình độ học vấn của người lao động :
Tỷ lệ người biết chữ trong tổng số lực lượng lao động của Việt Nam nói chung tương đối cao so với nhiều nước có mức thu nhập tương đương trên thế giới và có xu hướng tăng lên. Bảng 3 cho thấy, trình độ phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở trong lực lượng lao động của ta tương đối cao (80.31%). Tỷ lệ người mù chữ rất thấp ( 3.75% trong năm 2002) so với tỷ lệ này của Thái Lan (4%) là nước có trình độ phát triển cao hơn. Trong đó, lao động ở thành thị và lao động trẻ tuổi có tỷ lệ phổ cập giáo dục phổ thông cao hơn lao động nông thôn và lao động ở lứa tuổi lớn hơn.
Bảng 3 : Cơ cấu lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn , 1-7-2002.
Chưa biết chữ
Chưa TN tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT
Số lao động
1,521,969
6,494,820
12,953,015
12,232,725
7,495,901
Tỷ lệ (%)
3.74
15.96
31.83
30.06
18.42
I. Theo giới tính
Nữ (người)
924,833
3,480,664
6,347,447
5,837,885
3,470,633
Tỷ lệ (%)
4.61
17.35
31.64
29.10
17.30
Nam (người)
597,136
3,014,156
6,605,568
6,394,839
4,025,268
Tỷ lệ (%)
2.89
14.61
32.01
30.99
19.51
II. Theo vùng (%)
ĐB Sông Hồng
0.59
5.68
19.95
49.11
24.67
Đông Bắc
7.75
12.89
28.14
32.98
18.23
Tây Bắc
18.34
20.97
29.28
16.63
14.78
Bắc Trung Bộ
2.78
10.83
27.13
40.59
18.67
Duyên hải Nam Trung bộ
2.79
17.48
38.85
24.84
15.99
Tây nguyên
9.72
17.36
32.91
23.81
16.2
Đông Nam bộ
2.06
16.19
36.39
22.37
22.98
ĐBSCL
3.34
29.54
43.12
13.42
10.58
Nguồn : Điều tra thực trạng lao động - việc làm, Bộ LĐTB-XH,01/07/2002
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng :
Theo kết quả điều tra lao động – việc làm của Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội đến 1-7-2002, tính chung cả nước số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hay có chứng chỉ nghề trở lên ) chỉ chiếm có 19.62% tổng lực lượng lao động. Riêng đối với nữ, tỷ lệ này còn thấp hơn chỉ có 15.67% .
Trầm trọng hơn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch rất lớn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 44.6%, nông thôn là 11.89%. Đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, các nông-lâm trường, trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân thấp hơn nhiều so với các nơi khác. Hơn thế nữa, cơ cấu lực lượng lao động được đào tạo cũng còn nhiều bất hợp lý. Điều này có thể thấy rõ nếu đem so sánh cơ cấu đào tạo của ta với cơ cấu đào tạo ( được coi là hợp lý) của một số nước khác. Bảng 5 cho thấy, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với yêu cầu. Hơn nữa, số này chủ yếu chỉ tập trung tại các thành phố và khu đô thị lớn (Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và một số thành phố, trung tâm công nghiệp lớn khác ). Trong khi đó, ngành nông nghiệp chiếm 60.5% tổng số lực lượng lao động của cả nước, nhưng chỉ chiếm 3.85% số người được đào tạo.
Bảng 5 : So sánh cơ cấu đào tạo nghề nghiệp
Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
Cơ cấu đào tạo hợp lý
1
4
10-15
Cơ cấu của Việt Nam hiện nay
1
0.98
2.66
Nguồn : Báo cáo của Bộ LĐTBXH, 31-07-2002
c) Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam :
Theo số liệu điều tra về tình trạng thể lực của lao động Việt nam năm 1996, người lao động Việt Nam có thể lực kém, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền. Cụ thể là, trong khi chiều cao trung bình của người lao động Việt Nam là 1.47m; cân nặng 34.4 kg thì các con số tương ứng của người Philippin là 1.53m, 45.5kg; người Nhật là 1.64m; 53.3kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48.7%. Số lượng người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% ( số liệu điều tra năm 2000 ). Các số liệu điều tra năm 2001 đối với người lao động trong một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp chiếm 54%.
d) Kỷ luật lao động của người lao động :
Đại bộ phận người lao động hiện nay của ta còn chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn trong số họ là lao động có xuất thân từ nông nghiệp hay nông thôn, còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nhiệp tiển nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rất rõ qua hiện tượng c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status