Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư Ngọc Lâm - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư Ngọc Lâm



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: 1
CHƯƠNGI: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I- Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1. Khái niệm và nguồn gốc của lợi nhuận: 3
1.1.Các khái niệm về lợi nhuận. 3
1.2. Tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. 5
2. Vai trò và kết cấu của lợi nhuận trong doanh nghiệp 7
II- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN 13
1. Xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 14
2. Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính 17
3. Xác định lợi nhuận từ hoạt động bất thường (thu nhập đặc biệt) 18
4.Tỷ suất lợi nhuận 20
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 23
1. Nhân tố khách quan 24
1.1. Quan hệ cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường 24
1.2. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước 24
1.3. Sự biến động của giá trị tiền tệ 25
2. Nhân tố chủ quan 25
2.L. Nhân tố con người 25
2.2. Khả năng về vốn 26
2.3. Việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ 26
2.4. Việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường 27
2.5. Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ LƠI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NGỌC LÂM 31
I . Khái quát về công ty cổ phần đầu tư Ngọc Lâm 31
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư Ngọc Lâm 31
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần đầu tư Ngọc Lâm 33
2.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh .33 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty 35
II.Thực trạng lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư Ngọc Lâm 38
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư ngọc lâm 38
2. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty. 39
III. Đánh giá tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư Ngọc Lâm đã đạt được .46
1. Những hạn chế 47
2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế: 48
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NGỌC LÂM. 51
I. Phương hướng phát triễn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư Ngọc Lâm 51
II. Các giải pháp chủ yếu nâng cao lợi nhuận cho công ty cổ phần đầu tư ngọc lâm 52
1. Đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ sản phẩm 54
2. Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 55
3. Quảng cáo xúc tiến bán hàng 56
4. Chính sách giá cả 56
5. Về dịch vụ 57
6. Giảm tối đa chi phí nghiệp vụ sản xuất kinh doanh 57
7. Nhạy bén linh hoạt trước những quy định của chính sách nhà nước 57
8. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn. 58
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 58
1. Một số kiến nghị với Nhà nước 58
2. Kiến nghị với các cơ quan ban nghành có liên quan 58
KẾT LUẬN 59
Danh mục tài liệu tham khảo 60
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thấp, điều đó nói chung sẽ không làm thoả mãn các chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Tỷ suất doanh lợi tài sản.
Là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để so sánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư viết tắt là roa, được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế (hay thu nhập trước thuế cho tổng tài sản).
TNST x 100% TNTT
ROA = = x 100%
TS TS
Doanh lợi tài sản của doanh nghiệp chịu sự chi phối của 2 chỉ tiêu là
+ Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
X 100%
+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh thu
Tổng tài sản
X 100%
(chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản, nó cho biết 1 đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu)
+ Nếu 2 chỉ tiêu này thấp thì chỉ tiêu doanh lợi tài sản của doanh nghiệp cũng thấp. Nếu so với mức trung bình của ngành mà thấp hơn thì chứng tỏ đầu tư không hiệu quả đem lại quá ít lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận giá thành
Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, được xác định bằng cách chia thu nhập trước thuế hay sau thuế cho giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
TNST x 100% TNTT x 100%
= hay
Tổng giá thành Tổng giá thành
Hàng hoá đã tiêu thụ hàng hoá đã tiêu thụ
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu, là động lực, là đòn bẩy kinh tế mà các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh đơanh đều muốn hướng tới. Bởi vậy để đạt được cái đích đó thì các nhà đoanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó tiến hành phân tích, đưa ra các biện pháp khắc phục hạn chế các nhân tố tiêu cực, hay những nhân tố chủ quan để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận 1à một khái niệm rất phức tạp, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, các khâu, các mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh ngay từ khâu các nhân tố, các khâu tìm hiểu nhu cầu thị trường đến khi quyết định sản xuất hàng hoá, và tung sản phẩm ra thị trường, cũng như chiến lược hay mục tiêu lợi nhuận trong từng giai đoạn cụ thể mà bị các nhân tố khác nhau tác động. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và xã hội, thị trường trong và ngoài nước, tình hình kinh tế chính trị của đất nước. ..
Nhưng có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận thành hai nhóm chính- Nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
1. Nhân tố khách quan
1.1. Quan hệ cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
Mục đích kinh doanh là cái mà nhà kinh doanh cần đạt tới. Lãi là cái cuối cùng xuyên suốt quá trình kinh doanh. Nhưng để có lãi nhà kinh doanh đụng chạm tới nhiều đối tượng. Người quyết định sự phát triển hay phá sản của nhà kinh doanh chính là người tiêu dùng hay là thị trường, do quy luật cung cầu của thị trường quyết định. Bởi vì doanh nghiệp thương mại cung cấp hàng hoá ra thị trường là nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lợi. Sự biến động của cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng kinh doanh đã được đáp ứng tương đối đầy đủ, người tiêu dùng không còn ham tiêu thụ mặt hàng đó cho dù doanh nghiệp có dùng những biện pháp khuyến khích khách hàng.... Lúc này việc tăng khối lượng hàng bán ra rất khó khăn và cuối cùng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu chứng tỏ mặt hàng đang kinh doanh của doanh nghiệp được người tiêu dùng quan tâm và ưa thích, nói cách khác doanh nghiệp chưa đáp ứng hết nhu cầu trên thị trường, lúc này doanh nghiệp dễ dàng đẩy mạnh hoạt động bán ra, tăng doanh thu và lợi nhuận. Khi nhắc đến thị trường, ta không thề bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một yếu tố xảy ra giữa các nhà kinh doanh cùng bán một loại hàng hoá, những loại hàng hoá có thể thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó không chl chịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường (bàn tay vô hình) mà còn chịu sự chi phối của nhà nước thông qua chính sách vĩ mô. Nền kinh tế thị trường của việt nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước, do đó vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước khuyến khích định hướng, hay hạn chế hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng, bằng các chính sách, luật lệ và công cụ tài chính. Trong đó thuế là công cụ giúp cho nhà nước thực hiện tốt công việc điều tiết vĩ mô của mình. Thuế và các chính sách kinh tế khác của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đầu tư, tiêu dùng xã hội, giá cả hàng hoá dịch vụ trên thị trường. .. Vì vậy nó tác động rất lớn đến các mặt hoạt động của đoanh nghiệp và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3. Sự biến động của giá trị tiền tệ
Là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi giá trị đồng tiền trong nước thay đổi thì tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ với đồng đó sẽ biến động tăng hay giảm; và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là đoanh nghiệp thương mại có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái tăng thì lợi nhuận của nhà nhập khẩu lại giảm và ngược lại. Mặt khác, khi giá trị đồng tiền thay đổi dẫn đến khả năng phục vụ sản xuất kinh doanh của đồng vốn cũng thay đổi và nếu các nhà quản lý không chú ý tới việc bảo toàn phát triển vốn thì rất có thể đây là hiện tượng lãi giả lỗ thật.
2. Nhân tố chủ quan
Bên cạnh các nhân tố khách quan kể trên, các nhân tố chủ quan ảnh hưởng rất 1ớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp đó là:
2.L. Nhân tố con người
Có thể nói con người luôn đóng vai trò trọng tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh hiện nay. Khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng định được mình là yếu tố quyết định tạo ra lợi nhuận. Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhạy của người lãnh đạo. Tính linh hoạt, sáng tạo, mạo hiểm trước sự biến động của thị trường cũng như môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh đa đạng phong phú, đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải biết lựa chọn, nắm bắt được cơ hội, đứng trước nguồn vốn có hạn, sao cho có hiệu quả nhất. Bởi vậy yếu tố con người ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với một phương án kinh doanh khả thi và trình độ tổ chức thực hiện phương án một cách linh hoạt,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status