nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 3
1.1 Tổng quan về tín dụng 3
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 3
1.1.2 Vai trò của hoạt động tín dụng 4
1.1.3 Phân loại tín dụng 6
1.2 Quản lý tín dụng trong ngân hàng thương mại 9
1.2.1 Khái niệm về quản lý và quản lý tín dụng ngân hàng thương mại 9
1.2.2 Đặc điểm của quản lý tín dụng 9
1.2.3 Vai trò của quản lý tín dụng ngân hàng 10
1.2.4 Nội dung công tác quản lý tín dụng ngân hàng 10
1.2.5 Hiệu quả công tác quản lý tín dụng 11
1.2.5.1 Các chỉ tiêu định tính 11
1.2.5.2 Các chỉ tiêu định lượng 12
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tín dụng ngân hàng 14
1.3.1 Nhân tố thuộc về phía khách hàng 15
1.3.2 Nhân tố thuộc phía ngân hàng 16
1.3.3 Nhân tố khách quan 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH 21
2.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 21
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động 23
2.1.3 Những hoạt động chính của Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 29
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 30
2.2 Kết quả công tác quản lý tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành 37
2.2.1 Về mặt định tính 37
2.2.2 Các yếu tố định lượng 39
2.3 Đánh giá những kết quả đạt được tại chi nhánh Hà Thành 42
2.3.1 Những kết quả đạt được 42
2.3.2 Hạn chế còn tồn tại 44
2.3.3 Nguyên nhân 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT HÀ THÀNH 48
3.1 Định hướng, mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010 48
3.1.1 Định hướng – Mục tiêu chung 48
3.1.2 Chỉ tiêu cụ thể 48
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành 50
3.2.1 Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng. 50
3.2.2 Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả 51
3.3.3 Thực hiện đầy đủ và đổi mới quy trình tín dụng 52
3.2.4 Thực hiện đầy đủ các quy trình về bảo đảm tiền vay 52
3.2.5 Đổi mới thiết bị, công nghệ ngân hàng 53
3.2.6 Thu thập, xử lý thông tin tín dụng 54
3.2.7 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng của BIDV Hà Thành 55
3.2.8 Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát 56
3.2.9 Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng 56
3.2.10 Thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ 57
3.3 Một số kiến nghị 59
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 59
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 60
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, kéo dài sang năm 2009 đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thấp, sức cầu giảm dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do thị trường quốc tế bị thu hẹp dẫn tới nguồn cung USD sụt giảm, gây tình trạng thiếu hụt USD trầm trọng của nền kinh tế.
Để đối phó với tình hình khủng hoảng kinh tế quốc tế, Chính phủ đã chủ động thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách kích cầu tiêu dùng, chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng. Thông qua ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đã góp phần vào việc cung ứng vốn cho nền kinh tế quốc gia, là cầu nối giữa các cá nhân, doanh nghiệp với thị trường và giúp điều tiết nền kinh tế vĩ mô một các hiệu quả. Không chỉ thế, hoạt động tín dụng còn có vai trò quan trọng đối với chính ngân hàng vì đây là hoạt động kinh doanh sinh lời chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro gây tổn thất rất lớn, thậm chí dẫn tới phá sản ngân hàng. Chính vì vậy mà chất lượng tín dụng luôn là vấn đề bất cứ ngân hàng nào cũng luôn quan tâm trong quá trình phát triển của mình để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, tổn thất đó. Nhận thức được điều này, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành”.
Để hoàn thành chuyên đề này, em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, thu thập và phân tích số liệu dựa trên sách, báo, tài liệu và các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành với mục đích:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tín dụng và công tác quản lý tín dụng trong các ngân hàng thương mại.
- Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành, phân tích đánh giá hiệu quả công tác quản lý tín dụng thông qua chất lượng tín dụng tại chi nhánh.
- Qua những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Hà Thành.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương I: Những lý luận chung về tín dụng và quản lý tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Chương II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành








CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG

1.1 Tổng quan về tín dụng
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Danh từ “Tín dụng” (credit) xuất phát từ gốc La Tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng.
Theo quan điểm của C.Mac: “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn ban đầu”. Như vậy theo quan điểm này, tín dụng có ba nội dung chủ yếu là tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả.
Do vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay thông qua sự vận động của giá trị được biểu hiện dưới hình thái giá trị hay hàng hóa.
Trên thực tế, người có nhu cầu vay và người có khả năng cho vay không phải lúc nào cũng trùng khớp về thời gian, về số lượng, về khoảng cách địa lý,… Chính vì thế, ngân hàng xuất hiện đóng vai trò cầu nối cho hai chủ thể trên, việc tập trung nguồn vốn và cho vay lại đó chính là tín dụng ngân hàng. Tóm lại, tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Tín dụng ngân hàng có các đặc trưng sau:
Thứ nhất, tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn
Thứ ba, tín dụng là sự hoàn trả cả lãi và gốc, sự chuyển nhượng một lượng giá trị chỉ mang tính chất tạm thời. Đây là thuộc tính riêng của tín dụng vì ngân hàng còn phải trả lãi cho người gửi tiền, trả lương cho nhân viên và các chi phí hoạt động khác, bên cạnh đó còn phải đảm bảo cho ngân hàng có một khoản lợi nhuận nhất định.
1.1.2 Vai trò của hoạt động tín dụng
a) Đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế, thường xuyên có một số các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được tách ra khỏi quá trình tái sản xuất như: tiền khấu hao tài sản cố định nhưng chưa sử dụng, tiền mua nguyên vật liệu tiếp tục cho quá trình sản xuất nhưng chưa mua do sự chênh lệch về thời gian bán sản phẩm và mua nguyên vật liệu, tiền lương của người lao động nhưng chưa đến hạn trả; khoản tiền tích lũy để tái sản xuất mở rộng nhưng chưa đủ điều kiện để đầu tư. Các khoản tiền trên luôn được doanh nghiệp đầu tư kiếm lời. Ngoài ra, các khoản tiền của dân cư, khi chưa có nhu cầu sử dụng, họ cũng muốn đầu tư để kiếm lời. Tất cả tạo thành nguồn vốn tiềm tàng cho nền kinh tế.
Trong khi đó, có một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, để cải thiện sinh hoạt hay đối phó với những rủi ro trong cuộc sống. Như vậy, trong xã hội luôn có người thừa vốn cần đầu tư và người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau để cho vay. Vì vậy tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa những người có vốn và người thiếu vốn.
- Tín dụng ngân hàng góp phần cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại các ngành kinh tế đối lập nhau. Một số ngành có điều kiện thuận lợi, lịch sử hình thành lâu đời nên có thế mạnh để phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngược lại, có những ngành vì nguyên nhân khác nhau mà kém phát triển hơn. Do đó, chính phủ phải có chiến lược cơ cấu lại để cân đối nền kinh tế. Để thực hiện điều đó thì cần có vốn và tín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng điều đó. Tín dụng ngân hàng kết nối người thiếu vốn và người có vốn nhàn rỗi tạm thời. Theo đó, vốn tiền tệ được luân chuyển một cách liên tục, làm tăng thêm phần tích lũy tư bản cho ngân hàng và góp phần tăng trưởng kinh tế thông qua nguồn thu từ việc cấp tín dụng.
- Là một trung gian tài chính, ngân hàng thương mại là nơi tập trung, tích tụ vốn và phân bổ đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế.
Ngân hàng thực hiện hoạt động đầu tư cho nền kinh tế một cách gián tiếp qua hình thức cho vay. Trong khi thị trường chứng khoán, các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các quỹ đầu tư… là chủ đạo trong việc đưa vốn trung và dài hạn vào nền kinh tế, thì kênh dẫn vốn ngắn hạn lại phần lớn thuộc về vai trò của ngân hàng thương mại. Thị trường tiền tệ với trung gian tài chính ngân hàng thương mại luôn luôn là nơi cung cấp nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế.
- Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy quá trình mở rộng và giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế.
Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa nền kinh tế toàn cầu ngày càng đa dạng và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Giao lưu kinh tế quốc tế là một nhân tố bên ngoài đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế các nước, nhất là các nước đang phát triển. Xuất nhập khẩu vốn và hàng hóa, dịch vụ là những lĩnh vực hợp tác quốc tế quan trọng và thông dụng. Tín dụng ngân hàng là công cụ đắc lực cho các nhà đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu thâm nhập vào thị trường quốc tế.
b) Đối với các doanh nghiệp
- Tín dụng là công cụ tích tụ và tập trung vốn (bao gồm vốn lưu động và vốn cố định) hỗ trợ tạm thời cho các doanh nghiệp tiếp tục trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Cho vay là nguồn bổ sung tạm thời cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm thời, tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nhiều tình huống thì đi vay ngân hàng là giải pháp hiệu quả nhất, ít chi phí nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp vẫn chủ động nắm bắt các thời cơ kinh tế và tận dụng nó cho phát triển sản xuất kinh doanh.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn có nhu cầu về vốn để trả lương cho công nhân viên, thu mua nguyên vật liệu,… Ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh với điều kiện phải hoàn trả đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, thực hiện đúng các cam kết ghi trong hợp đồng. Điều này tạo áp lực buộc các doanh nghiệp khi vay vốn buộc phải kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu được lợi nhuận để có khả năng thanh toán cho ngân hàng cũng như có thể cạnh tranh trên thị trường.
c) Đối với ngân hàng
Tín dụng là hoạt động đặc trưng, mang lại lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Doanh thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.

0SS711dl64RW3Nf
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status