Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG 3
DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 3
1.1.Phân tích tín dụng doanh nghiệp của NHTM: 3
1.1.1.Hoạt động tín dụng của NHTM 3
1.1.2.Phân tích tín dụng của NHTM 4
1.1.2.1.Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu và căn cứ đê phân tích tín dụng: 4
1.1.2.2.Phương pháp phân tích tín dụng 6
1.1.2.3.Qui trình phân tích tín dụng 8
1.1.2.4.Nội dung phân tích tín dụng 10
1.2.Chất lượng phân tích tín dụng của NHTM: 20
1.2.1.Khái niệm chất lượng phân tích tín dụng 20
1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá chất lượng phân tích tín dụng 21
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng: 21
1.2.2.2.Các chỉ tiêu định tính 23
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tín dụng 25
1.2.3.1.Nhóm nhân tố chủ quan 25
1.2.3.2.Nhóm nhân tố khách quan 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THANH XUÂN 30
2.1 Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 30
2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 30
2.1.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam 30
2.1.1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 31
2.1.2. Các hoạt động chính của chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 34
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn của NH 34
2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 36
2.1.2.3 Những kết quả kinh doanh đạt được. 38
2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 40
2.2.1 Thực trạng hoạt động phân tích tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 40
2.3 Đánh giá chất lượng phân tích tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 53
2.3.1 Kết quả đạt được 53
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THANH XUÂN 60
3.1 Định hướng nâng cao chất lượng phân tích tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng công thương Việt Nam- chi nhánh Thanh Xuân 60
3.1.1 Định hướng chung 60
3.1.2 Định hướng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 60
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng doanh nghiệp của các NHTM. 61
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện phân tích tín dụng, tách bạch bộ phận phân tích tín dụng với bộ phận quan hệ khách hàng. 61
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin sử dụng để phân tích tín dụng. 62
3.2.3 Nhanh chóng đưa phần mềm chấm điểm tín dụng vào sử dụng 63
3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phân tích tín dụng 63
3.3 Kiến nghị. 64
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước: 65
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 65
3.3.3 Kiến nghị với Hội sở Ngân hàng Công thương Việt Nam: 66
KẾT LUẬN 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iều ngân hàng đã tách bạch bộ phận phân tích tín dụng ra khỏi bộ phân tín dụng (hay còn gọi là quan hệ khách hàng). Mô hình này hạn chế được sự đánh giá chủ quan và hạn chế rủi ro đạo đức nghề nghiệp, đồng thời có thể thực hiện việc chuyên môn hóa tín dụng. Do vậy mà chất lượng phân tích tín dụng dược nâng cao hơn. Vây, cách thức tổ chức thực hiện phân tích tín dụng cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích tín dụng của ngân hàng.
Chất lượng nguồn thông tin xử dụng để phân tích tín dụng
Mức độ chính xác của thông tin thu thập được trong quá trình phân tích ảnh hưởng tới mức độ chính xác của quá trình phân tích tín dụng, ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng. Ngân hàng luôn cần quan tâm đến: nguồn thông tin và chất lượng của nguồn thông tin. Thông tin có thể thu thập được ở rất nhiều nguồn, nhưng thông tin ở mỗi nguồn có chất lượng khác nhau và luôn cần được đánh giá thẩm định.
Thông tin từ chính các khách hàng vay vôn: Thông thường khi khách hàng đề nghị vay vồn, ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các hồ sơ: hồ sơ pháp lý, hồ sơ về tình hình tài chính, hồ sơ về phương án vay vồn, hồ sơ đảm bảo tín dụng…đây là nguồn thông tin quan trong song khó xác định độ tin cậy của nguồn thông tin này, bởi các doanh nghiệp muốn vay vốn nên luôn đưa ra các mặt tốt của mình và thường mang tính chủ quan. Vì vây, các cán bộ tín dụng cần sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng để đánh giá đúng đắn chất lượng thông tin.
Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: nguồn thông tin này rất đáng tin cậy vì nó là những sự việc đã được thực hiện và ngân hàng trực tiếp là người ghi chép và lưu trữ, tuy nhiên nguồn thông tin này không phải luôn được cập nhật và có tính đa dạng cao.
Ngoài ra còn có thể thu thập thông tin từ các nguồn khác như: phương tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan chức năng, từ bạn hàng, đối thủ kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn…
Ngân hàng càng thu thập được nhiều thông tin về khách hàng thì kết quả đánh giá, phân tích tín dụng càng chính xác. Tuy nhiên điều quan trọng là thông tin mà ngân hàng sử dụng phải là các thông tin có chấy lượng nếu không sẽ gây nhiễu thông tin. Thông tin có chất lượng là thông tin phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và có tính pháp lý.
Công nghệ hiện đại mà ngân hàng áp dụng
Trong quá trình phân tích tín dụng, nội dung phân tích phải đảm bảo phản ánh đầy đủ về khách hàng thì mới có thể có những đánh giá, nhận xét đúng đắn về khách hàng. Các chỉ tiêu được đưa ra để phân tích phải là những chỉ tiêu cần thiết nhất, phản ánh trung thực nhất tình hình khách hàng, đồng thời các tiêu chí dùng để so sánh cũng phải hợp lý, phản ánh được thực tế biến động của ngành kinh doanh. Tuy nhiên, cùng nội dung phân tích đó nhưng nếu để cán bộ tín dụng thực hiện thủ công thì chất lượng phân tích sẽ mang tính chủ quan và thiếu thống nhất, chính xác hơn việc sử dụng thống nhất việc phân tích chấm điểm thông qua một phần mền công nghệ hiện đại. Phương pháp phân tích tiên tiến với những công cụ hỗ trợ hiện đại sẽ giúp xác định được đầy đủ, chính xác và nhanh chóng các chỉ tiêu phân tích, đặc biệt là trong phân tích dự án phức tạp, các khoản vay có thới hạn dài chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ phân tích tín dụng
Trình độ của cán bộ phân tích tín dụng là vấn đề mấu chốt quyết định đến chất lượng phân tích tín dụng. Cán bộ phân tích tín dụng là người thu thập, sang lọc thông tin đầu vào, lựa chọn phương pháp phân tích, đánh giá doanh nghiệp. Phân tích đánh giá doanh nghiệp luôn có yếu tố chủ quan của người phân tích. Nếu cán bộ không có trình độ thì ngay từ khâu đầu tiên thu thập thông tin, sẽ không thể chọn lọc được những thông tin quan trọng, dẫn đến đánh giá không đầy đủ thậm chí sai lệch về doanh nghiệp. Kinh nghiêm, trình độ và sự hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp giúp cán bộ có phân tích, đánh giá đúng về khách hàng và có đề xuất hợp lý. Ngoài ra, do việc áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại có sử dụng nhiều mô hình tính toán phức tạp, nên yêu cầu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn tốt để có thể hiểu và đánh giá được các thông số thu được.
Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiêp của cán bộ phân tích tin dụng cúng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân tích tín dụng. Nếu không đảm bảo yếu tố này thì rủi ro cho ngân hàng sẽ rất lớn vì những cán bộ này có thể đưa ra một nhận định mang tính cá nhân, đánh giá tốt về khách hàng, bỏ qua dấu hiệu về rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp vì động cơ lợi ích cá nhân. Vì vậy, đội ngũ cán bộ phân tích tín dụng có trình độ, kinh nghiệm và có đạo đức nghề nghiệp tốt là một điều kiện để có chất lượng phân tích tín dụng tốt
1.2.3.2.Nhóm nhân tố khách quan
Nhân tố thuộc về khách hàng
Với những doanh nghiệp mới có quan hệ tín dụng lần đầu thì sự am hiểu của doanh nghiệp về các thủ tục, hồ sơ còn ít nên có thể làm chậm tiến độ phân tích của ngân hang; Và ngân hàng cũng chưa am hiểu doanh nghiệp do vậy phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp này sẽ không sâu sắc và đạt tiến độ như khách hàng truyền thống. Tuy nhiên với doanh nghiệp đã rất am hiểu ngân hàng và các hoạt động phân tích của ngân hàng có thể cố tình lợi dụng khe hở trong quy trình phân tích tín dụng của ngân hàng; hay mua chuộc cán bộ tín dụng để được vay vốn điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng của ngân hàng.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tín dụng. Nếu lĩnh vực hoạt động hay phương án đầu tư của doanh nghiệp trong một lĩnh vực hoàn toàn mới hay ngân hàng chưa hiểu biết rõ thì việc thu thập thông tin sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn và việc đánh giá, nhận xét, dự báo của ngân hàng cũng không thể sâu sắc như đối với lĩnh vực mà ngân hàng đã có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc.
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
Mỗi doanh nghiệp là một chủ thế tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế, mỗi biến động dù nhỏ của nền kinh tế cũng tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghĩa là làm thay đổi đối tượng của công tác phân tích tín dụng của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng.
Cơ chế chính sách của Nhà nước ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực xã hội như kinh tế, chính trị, môi trường, văn hóa, tôn giáo… một sự thay đổi dù nhỏ hay lớn trong chính sach của Nhà nước ngay lập tức sẽ tác động đến toàn xã hội. Và công tác phân tích tín dụng của ngân hàng luôn bị chi phối bới các chính sách vĩ mô ở những mức độ khác nhau.
Hệ thống thông tin quốc gia
Nếu Nhà nước xây dựng được hệ thống thông tin kinh tế, xã hội đầy đủ, cập nhật và công khai thì ngân hàng sẽ có nguồn thông tin đáng tin cậy , dễ dàng khai thác để sử dụng phân tích,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status