Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ an - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương 1:Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 3
1.1. Vị trí và vai trò của DNNVV trong nền kinh tế thị trờng 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của DNNVV 3
1.1.2 Vai trò và tác động kinh tế - xã hội của DNNVV 7
1.2. Tín dụng Ngân hàng đối với DNNVV 11
1.2.1 Tầm quan trọng của vốn vay ngân hàng đối với DNNVV 11
1.2.2 Các hình thức tín dụng Ngân hàng chủ yếu 11
1.2.3 Các rủi ro và một số biện pháp phòng ngừa 14
1.3. Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với DNNVV 18
1.3.1 Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng với DNNVV ở Ngân hàng 18
1.3.2 Các nhân tố ảnh hởng đến việc mở rộng đến việc cho vay 21
1.4. Một số kinh nghiệm trong việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV 24
1.4.1 Kinh nghiệm ở một số nớc trong vấn đề mở rộng tín dụng 25
1.4.2 Những bài học rút ra ở các nớc đối với Việt Nam 27
Chương 2:Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNNVV tại NHNo&PTNT Thành phố Vinh - Tỉnh nghệ an 30
2.1. Tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn 30
2.2. Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thành phố Vinh 31
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 31
2.2.2 Bộ máy tổ chức 34
2.2.3 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng 34
2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thành phố Vinh đối với DNNVV .39
2.3.1 Tình hình cho vay đối với các DNNVV từ năm 2000 đến
năm 2002 39
2.3.2 Tình hình thu nợ đối với DNNVV 45
2.4. Đánh giá thực trạng cho vay đối với DNNVV 48
Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với DNNVV 57
3.1. Định hướng của Tỉnh Nghệ an về phát triển phát triển DNNVV 57
3.2. Định hớng kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT Tp Vinh 58
3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNNVV 59
3.3.1 Giải pháp về nguồn vốn 59
3.3.2 Có thể thành lập quỹ riêng để cho vay đối với DNNVV và có biện pháp xử lý rủi ro thích hợp 60
3.3.3 Mở rộng hình thức cho vay 60
3.3.4 Nâng cao chất lợng công tác phân tích-thẩm định khách hàng 61
3.3.5 Đẩy mạnh chiến lợc thu hút khách hàng 62
3.3.6 Tham gia tích cực vào quỹ bảo lãnh tín dụng 62
3.3.7 Tăng cờng t vấn đầu t cho các DNNVV 62
3.4. Kiến nghị 63
3.4.1 Đối với Nhà nớc 63
3.4.2 Đối với nghành ngân hàng 65
3.4.3 Đối với doanh nghiệp 66
Kết luận 68
Danh mục tài liệu tham khảo

Lời nói đầu
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay các quốc gia đang phát triển, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vị trí vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Bởi các doanh nghiệp này là một trong những nguồn động lực mạnh mẽ tạo nên sự năng động, tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, đóng góp rất lớn vào thu nhập quốc nội (GDP) và đặc biệt tạo ra khối lượng việc làm cho người lao động trong mọi nghành nghề.
Nước ta-là một quốc gia đang phát triển với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, diện tích đất đai bình quân đầu người quá thấp, lao động nhàn rỗi và dư thừa nhiều thì việc xúc tiến phát triển mạnh các DNNVV là một điều rất quan trọng. Nhưng để thúc đẩy phát triển DNNVV ở nước ta đòi hỏi giải quyết hàng loạt các khó khăn mà những doanh nghiệp này đang gặp phải trong đó, thiếu vốn để sản xuất, để đổi mới công nghệ là vấn đề rất bức xúc cần được giải quyết.
Trong giai đoạn hiện nay phần lớn các DNNVV phải huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng vì những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này chi phối. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn tại các Ngân hàng Thương mại (NHTM) của các DNNVV đang gặp rất nhiều khúc mắc bởi một phần do cơ chế cho vay một phần do quan niệm của ngân hàng cho vay đối với loại doanh nghiệp này chứa đựng rủi ro cao hơn các khách hàng khác. Thêm vào đó, nhà nước lại chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ DNNVV vay vốn tại các NHTM. Và trên thực tế các DNNVV phải huy động vốn không chính thức, không ổn định, lãi suất cao...Để phát huy tốt vai trò là “bà đỡ” trong nền kinh tế các NHTM hiện nay nên tìm ra giải pháp mềm dẻo để hỗ trợ và thu hút đối tượng khách hàng này.

Nhằm góp phần hạn chế được điều này chính là lý do em chọn đề tài:
“ Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thành phố Vinh-Tỉnh Nghệ an
Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bao gồm 3 chương
Chương I: Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.
Chương II: Thực trạng về hoạt động cho vay đối với các DNNVV tại NHNo&PTNT Thành phố Vinh-Tỉnh Nghệ an.
Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay đối với các DNNVV ở NHNo&PTNT Thành phố Vinh.




Chương 1
tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
1.1 Vị trí và vai trò của DNNVV trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của DNNVV
1.1.1.1 Khái niệm và tiêu chí phân loại
Trong thực tế hiện nay, câu trả lời thế nào là một DNNVV là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn để xác định DNNVV có sự khác biệt khá lớn giữa các nước tuỳ theo từng nghành nghề, từng thời kỳ, từng địa bàn….Nhưng có thể dựa vào hai nhóm tiêu chí phổ biến dùng để phân loại DNNVV, đó là: Tiêu chí định tính và Tiêu chí định lượng
Tiêu chí định tính, Tiêu chí này dựa trên những đặc trưng cơ bản của các DNNVV như trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mỗi quản lý ít…sử dụng các tiêu chí này có ưu thế phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, các tiêu chí này để tham khảo, kiểm chứng mà ít sử dụng để phân loại.
Tiêu chí định lượng, Đó là tiêu thức như số lao động, giá trị tài sản, vốn, doanh thu, lợi nhuận…
Bảng1 : Tiêu chí xác định DNNVV ở một số quốc gia
Tên nước Số lao động Tổng số vốn hay giá trị tài sản Doanh thu
Canada < 500 người < 20 triệu CAD
Hồng Kông < 100 trong công nghiệp
< 50 trong dịch vụ
Inđônêxia < 100 < 0,6 tỷ ru-pi < 2 tỷ ru - pi
Nhật < 50 trong bán lẻ
< 100 trong bán buôn
< 300 trong ngành khác < 10 triệu yên
< 30 triệu yên
< 100 triệu yên
Mêxicô < 250 < 7 triệu USD
Philippin < 200 < 100 triệu pê - sô
Xingapo < 100 < 499 triệu SD
Myanma < 100
Thái lan < 100 < 20 triệu Bạt
Mỹ < 500
Hàn quốc < 300 trong chế biến
< 200 trong xây dựng
< 20 trong dịch vụ
Ở nước ta, tiêu chí phân loại DNNVV đã được quy định tạm thời tại công văn số 681/ CP - KTN ngày 20/6/1998 của Thủ tướng chính phủ. Theo quy định tại công văn này, tiêu chí xác định DNNVV là vốn và số lao động. Cụ thể DNNVV là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Nhưng theo quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 Định nghĩa DNNVV như sau:
DNNVV là cơ sỡ sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kí kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hay số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người.
Theo định nghĩa này các DNNVV chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp Nhà nước (thành lập và hoạt động theo luật DNNN). Trong khu vực kinh tế tư nhân, hiện có khoảng 50.000 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân (thành lập và hoạt động theo luật DN) và hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể ( không kể hộ sản xuất nông nghiệp ).


5Y8rV0xy8xBFn16
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status