Áp dụng phương pháp chi phí du lịch (TCM) để đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn quốc gia Cúc Phương - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Áp dụng phương pháp chi phí du lịch (TCM) để đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn quốc gia Cúc Phương



Đa dạng sinh học là một đặc trưng nổi bật của VQG Cúc Phương. Các giá trị kinh tế của HST tự nhiên Cúc Phương có thể phân chia thành: giá trị khai thác trực tiếp(chẳng hạn làm thức ăn, lấy sợi, dược liệu ); giá trị không khai thác trực tiếp ( giải trí); giá trị gián tiếp (điều hoà khí hậu, bảo vệ lưu vực, chất lượng đất); các giá trị phi sử dụng( thẩm mỹ, tinh thần, văn hoá).
Từ xưa, con người đã biết khai thác các tài nguyên sẵn có của rừng Cúc Phương để thoả mãn các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn, mặc, ở . Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào việc trao đổi mua bán các sản phẩm thiên nhiên thông qua các hoạt động săn bắt, hái lượm. Giá trị kinh tế của hoạt động này không cao lại làm mất đi tính đa dạng sinh học của rừng Cúc Phương.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ợng giá sẵn lòng trả bởi vì người không sử dụng có thể không sẵn lòng gánh chịu chi phí du hành.
- Lợi ích của người không sử dụng: Không có cách nào tính được lợi ích môi trường của địa điểm mà người sử dụng không được hưởng thụ.Đo lường sự thay đổi chất lượng môi trường là công việc khó khăn.Cái mà người ta muốn đo lường là giá trị thay đổi chất lượng môi trường tại địa điểm.Phương pháp chi phí du hành thay mặt cho giá sẵn lòng trả cho một mức chất lượng môi trường.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VƯỜN QUỐC GIA
CÚC PHƯƠNG
2.1 Giới thiệu chung về vườn quốc gia Cúc Phương
Cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, có một mảnh đất nhỏ đã trở lên vô cùng thân thương, quen thuộc, gợi lên bao tính hiếu kỳ cho du khách trong và ngoài nước, đó là rừng quốc gia Cúc Phương, VQG đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn đầu thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam.
Được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 theo Quyết định số 72 – TTg của Thủ tướng Chính Phủ, vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận của 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa với tổng diện tích là 22.000 ha.Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên và sự đa dạng về hệ sinh thái vỀ các giá trị về văn hóa lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du
Hình 1.3.Bản đồ VQG Cúc Phương
2.1.1. Lịch sử hình thành
Vườn quốc gia Cúc Phương là một nơi mang giá trị lịch sử và là địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại cách đây khoảng 12.000 năm đã được phát hiện tại đây, chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực Cúc Phương từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Người ta đã phát hiện một loạt các hiện vật như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, công cụ xay nghiền v.v. trong một số hang động thuộc vườn quốc gia này. Gần đây, một phần bộ xương của một loài lưỡng cư biển, rất có thể là thằn lằn cá đã được phát hiện trong địa bàn vườn.
Năm 1960 , rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 Cúc Phương được quyết định thành lập như là một khu rừng cấm với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam . Quyết định số 18 QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành Vườn quốc gia Cúc Phương và thành lập một Ban quản lý vườn quốc gia này. Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý .
2.1.2.Đặc điểm về địa lý và tự nhiên.
Vị trí địa lý : Vườn quốc gia Cúc Phương trải dài từ 20°14’ đến 20°24’ vĩ bắc, 105°29’ tới 105°44’ kinh đông , nằm trong một thung lũng lớn dài 25km , giữa hai dãy núi đá vôi trong đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn , ở ranh giới ba tỉnh Hoà Bình , Thanh Hoá và Ninh Bình (nhưng phân nửa nằm trên diện tích Ninh Bình).
Diện tích : Theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật của vườn quốc gia đã được Viện điều tra quy hoạch rừng xây dựng vào tháng 10 năm 1985 và được chủ tịch hội đồng Bộ trưởng phê duyệt theo quyết định số 139/CT xác định tổng diện tích đưa ra là 22.200 ha bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình , 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa. VQG Cúc Phương được phân làm 3 khu chức năng :Thứ nhất là khu bảo vệ nguyên vẹn có diện tích là 20.745 ha có chức năng duy trì, bảo vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thủy nhất, bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan di tích lịch sử. Thứ hai là khu chuyên dùng với diện tích 743 ha có chức năng hoạt động dịch vụ, quản lý hành chính, nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch và dân cư xen kẽ. Thứ ba là vùng đệm nhằm tạo vành đai bảo vệ tránh những tác động xấu của con người cho hai khu trên.
Độ cao :150-637m.
Địa hình, thuỷ văn: Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía nam dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc.Dải núi đá vôi này với ưu thế là địa hình kiểu karst tự nhiên , hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 Ma. Dãy núi đá vôi nhô lên đến độ cao 637m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa thung lũng chạy dọc hết gần chiều dài của dãy núi.Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kì thú và ẩn chứa những chứng tích văn hóa lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong…
Phần lớn nước ở trong vuờn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm chằng chịt hút rất nhanh chóng, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ hai bên sườn của vườn quốc gia. Do vậy không có ao hồ tự nhiên hay các thuỷ vực tĩnh nằm trong vườn quốc gia mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông này nằm ở phía tây vườn, chảy theo hướng bắc-nam đổ vào sông Mã.
Khí hậu : Khí hậu Cúc Phương thuộc loại nhiệt đới gió mùa , nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7°C. Mùa khô ở Cúc Phương từ tháng 12 đến tháng 4 , mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mưa khá to, dâng rất nhanh và rút cũng rất nhanh. Lượng mưa trung bình hàng năm lên tới 2.157mm với lượng mưa cao nhất là 3300mm vào năm1963.Số ngày mưa trung bình năm là 224 ngày.
Đến Cúc Phương đẹp nhất là vào mùa khô từ tháng 12-tháng 4,khi những cơn mưa dữ dội đi qua. VQG Cúc Phương là một khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú được bảo vệ nghiêm ngặt lại nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như Bích Động, cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn…Vì vậy Cúc Phương chính là một điểm đến lí tưởng cho những ai yêu thích du lịch sinh thái.
2.1.3.Hệ sinh thái.
2.1.3.1.Thực vật
Nơi đây rất giầu có về đa dạng sinh học, với rất nhiều loại đặc hữu, rất nhiều trong số đó được ghi trong sách đỏ của Việt Nam, cũng như trên thế giới.Rừng ở đây là những khu rừng nhiệt đới.Có 5 lớp được phân chia ra: ba lớp gỗ, 1 lớp bụi và 1 lớp cỏ.Thực vật ở đây được chia làm 5 loại: A1, A2, A3, B, C.Nằm ở đỉnh cao nhất( A1) bao gồm các cây có chiều cao từ 40m – 50m.Loại cây tìm thấy ở đây như chò chỉ( Parasorea assamica) chò xanh( Terminalia myriocarpa) A2 là những lớp cây với tính đa dạng hơn, gồm những cây có chiều cao từ 20m – 35m.A3 là những loại khác với chiều cao từ 10m – 20m.Lớp bụi thì gồm những cây có chiều cao không quá 8h và lớp cỏ( C) là lớp nằm sát mặt đất.Lớp này khó có điều kiện phát triển vì bị một số giới hạn, tuy nhiên khi mà tán cây rừng mở ra thì nó phát triển rất mạnh.Ở trên núi đá vôi, lớp đất ở đây thì mỏng hơn so với lớp đá.Rừng ở đây chỉ có 3 lớp.Lớp trên cùng với chiều cao từ 15-30m bao gồm những cây gỗ lim lớn Lớp tiếp theo là những lớp có sự phát triển đều hơn với tán cây cao từ 10-15m.Lớp thứ ba là những lớp cây bụi và cỏ.
Cúc Phương có sự phát triển hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, là nơi tập trung của 4 luồng thực vật khác nhau. Một là luồng á nhiệt đới (long não, mộc lan, máu chó.....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status