Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỪNG 6
1. Một vài cơ sở lý luận về rừng 6
1.1. Khái niệm về rừng 6
1.2. Phân loại rừng 7
1.3. Vai trò của rừng 11
1.3.1.Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái 12
1.3.2.Vai trò xã hội 12
1.3.3.Vai trò của rừng trong cuộc sống 12
2. Các vấn đề về suy thoái rừng 13
2.1. Suy thoái rừng 13
2.2. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng ở Việt Nam 13
2.3 Kiểm soát suy thoái rừng 15
3. Một số kinh nghiệm bảo vệ rừng trên thế giới 16
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG SUY THOÁI VÀ BẢO VỆ RỪNG 23
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã Chiềng Cơi 23
1.1. Đặc điểm tự nhiên 23
1.2. Đặc điểm kinh tế 26
1.3. Đặc điểm xã hội 29
2. Hiện trạng suy thoái và bảo vệ rừng ở xã Chiềng Cơi 31
2.1. Đặc trưng rừng tại xã Chiềng Cơi 31
2.2 Hiện trạng suy thoái và bảo vệ rừng tại xã Chiềng Cơi 31
2.3 Các tác động của suy thoái rừng tới môi trường 33
2.4 Các tác động của suy thoái rừng tới đời sống người dân 33
3. Tiến hành điều tra 35
3.1. Xây dựng bảng hỏi và tiến hành điều tra 35
3.2. Xử lý phiếu điều tra 35
3.3. Đối tượng điều tra 35
3.4. Nhận thức của người dân về tài nguyên rừng 40
3.5. Về phản ứng của người dân 44
3.6. Về cách phổ biến kiến thức 46
3.7.Thuận lợi và khó khăn 47
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ RỪNG CHO NGƯỜI DÂN 49
1.Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng cho người dân 49
1.1. Đối với các em học sinh 49
1.2.Đối với người dân 50
2. Hỗ trợ nâng cao đời sống cho người dân 51
3.Đối với chính quyền xã 52
KIẾN NGHỊ 56
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rất nghiêm ngặt.
Một ví dụ: Bất cứ hành vi tự tiện chặt cây nào đều bị phạt nặng bằng tiền. Hơn nữa, dù chặt cây với bất kỳ lý do nào, nếu đã chặt bao nhiêu cây ở nơi này thì bắt buộc phải trồng lại từng ấy cây ở nơi khác.
Hiến pháp Thụy Sỹ ngay từ năm 1971 đã quy định rõ ràng: áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của Nhà nước. Trong lần sửa đổi hiến pháp hồi tháng 12-1998 có tăng thêm một chương “Bảo vệ môi trường và sửa sang lãnh thổ” và hàng loạt các luật riêng khác thể hiệ sự quan tâm cao độ của Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Chính nhờ có chế độ luật pháp nghiêm ngặt và hoàn thiện mà Thụy Sỹ vừa thực hiện được mục tiêu phát triển công nghiệp, vừa giữ được môi trường sinh thái tốt hơn.
Ngoài ra, Thụy Sỹ còn chú trọng nghiên cứu và đẩy mạnh áp dụng các kiến trúc bảo vệ môi trường kiểu mới. Toà nhà trụ sở Diễn đàn Kinh tế Thế giới ( World Economic Forum) là một thí dụ kiểu mẫu. Vào mùa nóng , ở trong toà nhà lúc nào cũng mát. Đây không phải là cái mát nhân tạo do hệ thống điều hoà nhân tạo đem lại, vì toà nhà này không hề trang bị hệ thống ấy. Nơi sinh ra luồng khí mát mẻ cho toà nhà là một hầm lớn chứa đầy nước đá ở dưới gầm nhà; không khí ngoài trời trước hết được kéo vào đây rồi mới dẫn lên nhà.
Nước đá mùa đông rất sẵn, chẳng mất tiền điện để làm đá. Cách làm này không sử dụng tới khí fluorine một chất khí độc có mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường thường có trong các hệ thống điều hoà. Cách làm mát thiên nhiên này vừa ưu việt, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ được môi trường.
Chính quyền Thụy Sỹ rất chú trọng tới công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho công dân nước mình và coi đó là một khâu cơ bản trong giáo dục. Các trường trung, tiểu học đều có môn học “Con người và môi trường”, học sinh bắt buộc phải học. Thiếu niên khi đến tuổi trưởng thành đều được tặng một món quà là cuốn sổ hướng dẫn cách gìn giữ môi trường xanh sạch. Trong lớp học ban đêm giáo dục người lớn cũng có giáo trình bảo vệ môi trường, học suốt một năm.
Các giám đốc công ty, xí nghiệp ở Thụy Sỹ đều nhận thức rõ ràng là bất cứ hoạt động nào của họ cũng gây ra tác động, ảnh hưởng tới môi trường. Họ nắm chắc tư tưởng phát triển bền vững, chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế trước mắt với lâu dài, không những xét tới sự phát triển nhanh chóng hiện nay mà phải cân nhắc đến việc làm thế nào để con cháu mình sau này có điều kiện phát triển tốt hơn nữa. Trong đời sống hằng ngày và cách hành động, người Thụy Sỹ từ lâu đã quen với việc chính quyền liên tiếp đưa ra các biện pháp cưỡng chế bảo vệ môi trường, chẳng có ai phàn nàn điều gì mà đều chấp hành nghiêm chỉnh.
Thụy Sỹ được xanh sạch như ngày nay là kết quả của nhiều năm kiên trì thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ với sự hợp tác của người dân.
*) Brazil
Chính phủ Brazil đã cung cấp khả năng truy cập Internet miễn phí cho các bộ tộc thổ dân gốc Ấn ở khu vực rừng Amazon nhằm bảo vệ khu rừng rậm lớn nhất thế giới này. Nhờ đó mà những cộng đồng sống trong khu rừng có thể thông báo về những vụ đột nhập hay săn bắn động vật bất hợp pháp, đưa ra yêu cầu giúp đỡ và phối hợp những hoạt động nhằm bảo vệ khu rừng này.
Tại các nước phương Tây thì việc dùng máy bay chữa cháy đã được sử dụng khá sớm. Càng ngày những chiếc máy bay lại càng được cải tiến để việc sử dụng có hiệu quả hơn. Từ mùa hè năm 2007,lực lượng chữa cháy bang California – Mỹ đã đưa vào sử dụng máy bay chữa cháy lớn và hiện đại có tên gọi Evergreen. Được cải tiến từ chiếc Boeing 747 Jumbo chiếc Evergreen có thể chứa đến 75.000lít nước, gấp 7 lần lượng nước của một chiếc máy bay thông thường, có thể phun chính xác vào một đám cháy ở độ cao 150m đến 250 m.
Hiện nay hầu hết các nước như Mỹ, Nhật Bản, Nga,.. đều có sử dụng vệ tinh quan sát để bảo vệ rừng.Chính phủ Malaysia cho biết đang thực hiện chương trình có tên gọi Eye in the sky ( tạm dịch là Nhìn từ không trung), sử dụng các hình ảnh từ vệ tinh để chống lại những kẻ phá rừng.
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG SUY THOÁI VÀ BẢO VỆ RỪNG
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã Chiềng Cơi
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.Vị trí địa lý
Chiềng Cơi nằm ở phía Đông Nam của thị xã Sơn La với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.121,3 ha bao gồm 8 bản, 4 tiểu khu, có vị trí giáp ranh như sau:
Phía Đông giáp phường Quyết Tâm, phường Quyết Thắng, phường Tô Hiệu thị xã Sơn La.
Phía Tây giáp xã Hua La, xã Chiềng Cọ, xã Chiềng An - thị xã Sơn La.
Phía Bắc giáp xã Chiềng An, phường Chiềng Lề - thị xã Sơn La.
Phía Nam giáp xã Chiềng Sinh, xã Hua La – thị xã Sơn La.
1.1.2.Địa hình
Xã Chiềng Cơi có địa hình tương đối phức tạp, mang nét đặc trưng của vùng núi Tây Bắc với những dãy núi trùng điệp, xen giữa là những phiêng bãi có thể sản xuất và xây dựng nhà cửa. Địa hình của xã có độ cao trung bình 720m so với mực nước biển được chia thành 2 dạng chính như sau:
Địa hình đồi núi: độ cao từ 600 – 925,9 m so với mực nước biển. Đây là dạng địa hình chính phân bố ở hầu hết các nơi trên lãnh thổ, trong đó những khu vực núi cao điển hình là khu vực dọc ranh giới với xã Hua La, xã Chiềng Cọ và khu cấm K4.
Địa hình nghiêng bãi: độ cao trên dưới 600 m so với mực nước biển. Đây là một số nghiêng, bãi được hình thành dọc suối Nậm La và nhánh suối của nó phân bố ở các bản Bó Ẩn , bản Buổn, bản Pột Luông.
1.1.3.Khí hậu, thời tiết
Chiềng Cơi mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng miền núi phía Bắc với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều ( vào mùa mưa) kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm tập trung vào các tháng 6,7,8. Mùa đông lạnh và khô, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 20% cả năm.
Nhiệt độ không khí trung bình năm: 21,5o C.
Độ ẩm không khí trung bình: 81%.
Lượng mưa trung bình: 1.444 mm/năm.
Hai hướng gió thịnh hành bao gồm: gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10; gió mùa Đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
1.1.4.Thuỷ văn
Trên địa bàn xã Chiềng Cơi không có con sông nào chảy qua, chỉ có một suối duy nhất là suối Nậm La cùng hệ thống khe nhỏ dẫn nước từ các khe núi chảy ra Nậm La và chảy qua những cánh đồng lúa. Thêm vào đó, do địa hình dốc, khả năng giữ nước thấp nên lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa. Mùa mưa lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy lớn, mùa khô lượng nước giảm gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
1.1.5.Tài nguyên thiên nhiên
*) Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh Sơn La đối với tỷ lệ 1: 100.000, trên địa bàn xã Chiềng Cơi có các loại đất sau:
Đất dốc tụ: diện tích khoảng 618,78 ha, chiếm 55,18% tổng diện tích tự nhiên.
Đất thung lũng: diện tích khoảng 412,52 ha, chiếm 36,79% tổng diện tích tự nhiên.
Đất Fera...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status