Thực trạng FDI của ASEAN vào Việt Nam - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương I
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN nói riêng đối với Việt Nam

I. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
1. Khái niệm.
1.1. Khái niệm và bản chất của FDI.
Theo quan niệm có tính tổng quan, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức di chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế, trong đó các công ty (thường là công ty đa quốc gia) tạo ra hay mở rộng chi nhánh sang nước khác, đầu tư để mở rộng thị trường, thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý các quyết định kinh doanh cùng với các đối tác nước sở tại cùng chia sẻ rủi ro và hưởng lợi nhuận.
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hay bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với Việt Nam hay tự mình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam”.

1.2. Đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
FDI mặc dù vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ, nhưng nó ít bị lệ thuộc hơn vào quan hệ chính trị giữa các bên nếu so sánh với các hình thức vốn nước ngoài khác như ODA, tín dụng quan hệ thương mại.
FDI thiết lập quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước khác.
FDI kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được đầu tư.Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về kinh tế, chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý... là những mục tiêu mà những hình thức đầu tư khác không có được.
FDI liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia và sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế, thương mại quốc tế.
Tựu chung lại, mục đích cuối cùng của FDI là lợi nhuận, là khả năng sinh lời cao hơn khi sử dụng đồng vốn ở nước bản địa. Bản chất của FDI là mục đích kinh tế được đặt lên hàng đầu. Thông qua FDI, các chủ đầu tư tránh được thuế và những bất lợi các nước áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu. Với ưu thế về kỹ năng quản lí đặc biệt, khả năng tài chính cũng như lợi thế về quy mô, các nhà đầu tư hoàn toàn có khả năng thu lợi nhuận, duy trì kiểm soát, cũng như dành các lợi ích phục vụ cho mục đích của họ. Việc thâm nhập vào các thị trường đa dạng cũng giúp họ phát triển nhanh lợi nhuận hay san sẻ rủi ro giữa các thị trường.

2. Các hình thức FDI.
2.1. Doanh nghiệp liên doanh
2.1.1.Khái niệm: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đưa ra định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hay hiệp định ký giữa Chính phủ nước ngoài hay do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hay do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng kinh doanh.



9e8uMU9PqDp2WfX
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status