Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho Việt Nam



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương 1: Sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc của Việt Nam trong quá trình phát triển 3
I. Lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế 3
1. Khái niệm chung 3
2. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. 3
3. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế. 3
4. Tác động hai mặt của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến các nước đang phát triển. 3
5. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. 3
II. Sự cần thiết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (-WTO-) của Việt Nam. 3
1. Tính tất yếu phải hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 3
2. Tổng quan về tổ chức thương mại thế giới - WTO. 3
3. Những lợi ích mà WTO đem lại cho Việt Nam. 3
Chương II. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 3
I. Thực trạng về hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam. 3
1. Những kết quả đạt được trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua. 3
2. Một số vấn đề đặt ra. 3
II. Định hướng của Đảng cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế. 3
III. Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam 3
1. Quá trình đàm phán đa phương 3
2. Quá trình đàm phán song phương 3
IV. Cơ hội và thức thức của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO 3
1. Cơ hội 3
2. Thách thức 3
ChươngIII. Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập WTO cho Việt Nam 3
I. Phương hướng của Chính phủ về tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 3
1. Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn đổi mới và mở cửa 3
2. Phương hướng của Chính phủ về tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 3
II. Những giải pháp từ phía Chính phủ (giải pháp vĩ mô) 3
1. Giải pháp hành chính 3
2. Các giải pháp về hệ thống tài chính- tiền tệ. 3
3. Các giải pháp về cải cách hệ thống tài chính- ngân hàng. 3
4. Cải cách doanh nghiệp nhà nước 3
5. Các giải pháp về cải cách nông nghiêp nông thôn. 3
6. Các giải pháp về mở cửa thị trường 3
II. Những giải pháp từ phía doanh nghiệp (giải pháp vi mô) 3
1. Giải pháp hội nhập đối với các doanh nghiệp Việt Nam 3
2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam 3
Kết luận 3
Tài liệu tham khảo 3
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g mạ đa phương và nhiều bên.
(4) Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, đảm bảo thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, hiệp định thành lập WTO đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với các nước thành viên.
(5) Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
b.3. Các nguyên tắc hoạt động của WTO
Tổ chức thương mại thế giới được xây dựng trên 4 nguyên tắc pháp lý nền tảng là: tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia; mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.
(1) Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most Favoured Nation)
Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đòng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đãi nhất".
(2) Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (Notional Treatment - NT), quy định tại Điều III hiệp định GATT, Điều 17 GAIS và Điều 3 TRIPS. Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hay được đằng ký bảo vệ hợp pháp phải được đối xử bình đẳng như hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy định về mua bán, phân phối, vận chuyển. Đối với dịch vụ nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào trong danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.
Các nước về nguyên tắc không được áp dụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ quy định rõ ràng trong các hiệp định của WTO, cụ thể đó là các trường hợp mất cân đối cán cân thanh toán nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước, bảo vệ ngành sản xuất trong nước trống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hay để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường hợp mất cân đối cán cân thanh toán nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước; bảo vệ ngành sản xuất trong nước trống lại sự gia tăng đột ngột về xuất khẩu hay đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều, vì lý do sức khỏe vệ sinh và vì lý do an ninh quốc gia.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nguyên tắc MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thống thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là đảm bảo việc tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.
(3) Nguyên tắc mở cửa thị trường.
Nguyên tắc mở cửa thị trường thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.
Về mặt chính trị "tiếp cận thị trường" thể hiện nguyên tắc tự hóa thương mại của WTO. Về mặt pháp lý, "tiếp cận thị trường" thể hiện nghĩa cụ có tính chất ràng buộc thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường mà nước này chấp nhận khi đàm phán gia nhập WTO.
(4) Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
Cạnh tranh công bằng (fair conpetion) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau" và được công nhận trong án lệ của Urugoay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một lượng hàng nhập khẩu.
Tóm lại, theo quy định trong hiệp định thành lập, WTO đã khắc phục được những hạn chế của GATT trước đây:
Thứ nhất, WTO là một tổ chức pháp nhân có tư cách chủ thể luật quốc tế tổ chức này có điều lệ hẳn hoi chứ không phải chỉ mang tính chất cộng đồng như GATT, các thành viên của nó có khả năng pháp định tất yếu khi WTO thực hiện chức năng của mình.
Thứ hai, WTO có phạm vi hoạt động rộng lớn GATT, sự ra đời của WTO đã tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh vực mới là dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôn khổ thương mại đa phương hai lĩnh vực là dệt may và hàng nông sản. Thứ ba, WTO có chức năng giải quyết tranh chấp hiệu lực hơn GATT, bởi thỏa ước khó có thể thực thi nếu không đạt được sự nhất trí. WTO đã khắc phục được những hạn chế nội tại của GATT đồng thời cũng mang lại cho các nước phát triển những quyền lực lớn hơn, có thể xóa bỏ được hiện tượng các nước phát triển áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp lỏng lẻo của GATT để chèn ép các nước đang phát triển ở một mức độ tương đối.
Nói chung, so với GATT, WTO lớn mạnh hơn cả về lượng và chất phạm vi hoạt động của WTO bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ chế quyết định cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp đã được bổ sung cho phù hợp tình hình mới. Cho dù có sự khác biệt như thế, WTO vẫn theo đường lối của GATT để nhằm hạn chế những thiệt hại trong thương mại, cũng tương tự như IMF nhằm hạn chế những thiệt hại trong giao dịch về tài chính, làm giảm sút tính cạnh tranh.
Sự ra đời của WTO vào ngày 01/01/1995 là bước vào dạo đầu cho triển vọng nhất thế hóa về ngoại thương ở tầm toàn thế giới trong tương lai. Có lẽ còn xa hơn để tiến hành khả năng hợp nhất về đơn vị thanh toán nhưng với bước phát triển như của WTO, thế giới sẽ tiến hành dần đến tầm vóc quy mô về hợp tác - liên kết và thống kê về kinh tế cho nhân loại trong thiên niên kỷ tới.
3. Những lợi ích mà WTO đem lại cho Việt Nam.
a. Những lợi ích cho lĩnh vực nông nghiệp.
Thương mại là hàng nông sản từ trước đến nay vẫn là lĩnh vực được bảo hộ cao trong chính sách thương mại của các nước phát triển thông qua trợ cấp cao cho nông dân trong nước, trợ giá cao cho xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nông sản thông qua thuế quan cao và các hàng rào phi thương mại…
Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ước tính m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status