Một số biện pháp để nâng cao lợi nhuận ở công ty may xuất khẩu Phương Mai - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp để nâng cao lợi nhuận ở công ty may xuất khẩu Phương Mai



Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 3
I. Lợi nhuận của doanh nghiệp. 3
1.Khái niệm, nguồn gốc lợi nhuận doanh nghiệp. 3
2.Tỷ suất lợi nhuận. 5
2.1.Tỷ suất lợi nhuận vốn. 6
2.2. Tỷ suất lợi nhuận giá thành. 6
2.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. 7
3. Vai trò của lợi nhuận. 7
3.1. Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế quốc dân. 9
3.2. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp. 9
3.3. Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động. 11
II. Phương pháp xác định và các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp. 11
1. Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp. 11
1.1. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận doanh nghiệp. 11
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp. 14
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. 19
2.1. Quan hệ cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. . 19
2.2. Doanh thu 20
 
2.3. Chi phí 22
Chương II: Thực trạng về việc nâng cao lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai trong những năm gần đây. 24
I. Giới thiệu về công ty 24
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty may xuất khẩu Phương Mai. 24
2. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật . 26
2.1. Bộ máy quản lý. 26
2.2. Lĩnh vực kinh doanh. 28
2.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất. 29
2.4. Công tác kế toán. 30
2.5. Đặc điểm về lao động. 32
2.6.Đặc điểm về tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật. 32
2.7.Đặc điểm về vốn. 33
II. Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai. 33
1. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong những năm qua. 33
1.1. Đánh gía chung tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty may xuất khẩu Phương Mai. 33
1.2. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 39
1.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 41
2. Đánh giá chung quá trình nâng cao lợi nhuận ở công ty may xuất khẩu Phương Mai. 51
2.1. Những kết quả đạt được: 51
2.2. Những tồn tại. 54
2.3. Nguyên nhân của những kết quả và tồn tại trên. 57
Chương III. Giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty may xuất khẩu Phương Mai. 60
I. Những thuận lợi và khó khăn của công ty may xuất khẩu Phương Mai hiện nay. 60
I. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty may xuất khẩu Phương Mai. 60
1. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu. 62
1.1.Đẩy mạnh tiêu thụ ở lĩnh vực xuất khẩu. 63
1.2. Đẩy mạnh tiêu thụ ở lĩnh vực nội địa. 65
2. Giảm tối đa chi phí. 69
2.1. Giảm chi phí sản xuất trực tiếp. 69
2.2.Giảm chi phí nghiệp vụ kinh doanh. 71
3. Một số biện pháp khác. 71
III. Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra. 73
1. Kiến nghị với Nhà nước. 73
2. Kiến nghị với Tổng Công ty. 74
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khấu hao áp dụng: phương pháp khấu hao bình quân.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phản ánh theo giá trị thực tế.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: theo phương pháp công khai nhất quán.
2.5.Đặc điểm về lao động
Kể từ khi nền kinh tế có sự chuyển dịch từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, công ty đã có những chính sách nhằm thay đổi, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân lao động nhằm phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Hiện nay đội ngũ CBCNV của công ty như sau:
Tổng số lao động: 290 người (trong đó nữ chiếm 82%).
Tuổi đời bình quân: 22:35 tuổi
Cán bộ quản lý: 45 người (10 người trình độ đại học chiếm 40%, còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp) chiếm 15,52%.
Lực lượng lao động trực tiếp 245 người chiếm 84,48%.
2.6.Đặc điểm về tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Bảng 1: Tình hình tài sản năm 2001.
Chỉ tiêu
Thiết bị
Nhà cửa vật kiến trúc
Tổng công
Nguyên giá
2107039841
706431399
2813453240
Giá trị còn lại
737518657
406215814
1143734471
Tỷ lệ từng loại TSCĐ theo giá trị còn lại
64,48%
35,52%
100%
Nguồn: Bảng cân đối tài sản của công ty may xuất khẩu Phương Mai.
Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ kết cấu giữa nhà cửa và máy móc thiết bị của công ty tương đối hợp lý. Là một doanh nghiệp sản xuất nên tỷ lệ máy móc thiết bị chiếm 64,48% trong tổng số tài sản, điều này làm hạn chế sự tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và làm tăng khoản tiền khấu hao hàng năm. Một cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt sẽ là cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển.
2.7.Đặc điểm về vốn.
Tính đến năm 2001 thì công ty có tổng vốn: 1.308.688.903 đồng.
Trong đó:
Vốn cố định: 991.333.695 đồng.
NSNN cấp: 83.082.037 đồng.
Công ty tự bổ sung: 908.251.658 đồng.
Vốn lưu động: 317.355.208 đồng (NSNN cấp).
Công ty có đặc điểm là sản xuất hàng may mặc và bảo hộ lao động (ít), nguyên vật liệu chủ yếu là do các chủ hàng cung cấp bảo đảm thường xuyên. Vì vậy nguyên vật liệu dự trữ rất ít, do đó công ty thường gặp khó khăn về vốn lưu động. Bởi công ty thường ký hợp đồng là sau hai tháng xuất hàng mới nhận được tiền của người mua nên công ty phải vay ngắn hạn của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là yếu tố làm giảm lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên có sự cải tiến về khoa học kỹ thuật, có sự nâng cấp cả về chiều rộng và chiều sâu trong sản xuất kinh doanh nên công ty đã chiếm được sự tín nhiệm của bạn hàng, có chỗ đứng ở thị trường trong nước và quốc tế.
Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai
Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty
1.1.Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của công ty
Để đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty, chúng ta đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn công ty, của từng bộ phận cấu thành lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
Để đánh giá có hiệu quả thì khi phân tích ta cần tính và so sánh tỷ lệ biến động của kỳ cần đánh giá so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu. Đồng thời so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với tổng doanh thu thuần (lấy doanh thu thuần làm gốc). Căn cứ vào các bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta lập bảng đánh giá .
Bảng 2: Đánh giá chung tình hình lợi nhuận công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tổng doanh thu
15428
17695
19223
18907
20009,03
Các khoản giảm trừ
100,52
135,43
140,47
190,57
-397,1
Doanh thu thuần
15327,48
17558,57
19082,53
18716,43
20406,13
Giá vốn hàng bán
14328,5
16530,17
17952,23
17646,27
19086
Lợi tức gộp
998,98
1028,4
1130,3
1070,16
1320,13
Chi phí KD
800,7
823,1
886,83
860,02
1020,15
Lợi nhuận từ HĐKD
198,28
205,3
243,47
210,14
299,98
Lợi nhuận từ HĐTC
15,6
17,2
21,43
21,98
25,56
Lợi nhuận từ HĐBT
14,5
15,4
18,53
19,97
43,42
Lợi nhuận trước thuế
228,38
237,9
283,43
252,09
368,96
Thuế thu nhập
0
0
90,7
80,67
118,07
Lợi nhuận sau thuế
228,38
237,9
192,73
171,42
250,89
Nguồn: Phụ biểu báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán các năm – công ty may xuất khẩu Phương Mai.
Như đã trình bày ở chương 1, lợi nhuận doanh nghiệp được cấu thành từ ba bộ phận: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Lợi nhuận sau thuế được xác định bằng tổng lợi nhuận trước thuế trừ thuế thu nhập.
Nhìn vào bảng 2: Mặc dù lợi nhuận trước thuế có tăng dần theo từng năm nhưng lợi nhuận sau thuế thì năm 1997 và năm 1998 lại tăng hơn so với 2 năm sau do từ năm 1999 nhà nước áp dụng luật thuế thu nhập doanh nghiệp .Vì thế doanh nghiệp phải chịu thêm một khoản chi phí nữa dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.
Năm 2000 lợi nhuận của doanh nghiệp lại giảm so với năm 1999 một lượng là: - 21,31 triệu đồng (dù năm 1999 doanh nghiệp còn chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á). Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã bị hạn chế là do đâu và doanh nghiệp phải xem xét lại tất cả các khâu có ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình.
Năm 2001 doanh nghiệp đã có sự thay đổi lợi nhuận sau thuế so với năm 2000 đã tăng một lượng là: + 79,47 triệu đồng và vượt qua că năm 1999. Có thể nói rằng, năm 2001 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có bước phát triển tốt.
Biểu đồ 1: Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty :
Nhìn vào biểu đồ 1 ta thấy: Mặc dù năm 2000 lợi nhuận giảm so với năm 1999 nhưng năm 2001 lợi nhuận công ty đã tăng mạnh vượt qua cả mức năm 1999. Còn năm 1997 và năm 1998 thì lợi nhuận cao hơn 2 năm tiếp theo là do 2 năm này doanh nghiệp phải chi một khoản nộp cho nhà nước đó là thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, trong 5 năm qua công ty đã có những bước tiến tốt đạt mức kế hoạch 5 năm đề ra.
Nhìn vào bảng 2: Ta có mặc dù năm 2000 lợi nhuận giảm so với năm 1999 nhưng năm 2001 thì lợi nhuận của doanh nghiệp đã có bước tiến nhanh vượt qu cả năm 1999.
Lợi nhuận sau thuế năm 2001 tăng so với năm 2000 là do :
- Lợi nhuận trước thuế tăng : +116,87 (triệu đồng)
Lợi nhuận trước thuế tăng do:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng: + 89,84 (triệu đồng) hay (142,75%).
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng: + 3,58(triệu đồng) hay (116,29%).
- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường tăng: + 23,45 (triệu đồng) hay (217,43%).
+ 117,87(triệu đồng)
Như vậy, lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của công ty đều tăng. Vấn đề đặt ra là tìm nguyên nhân để giải thích tại sao tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ lớn hơn của lợi nhuận từ hoạt động tài chính một ít mà thôi và bản thân lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mặc dù tăng nhiều nhất nhưng thực chất vẫn quá bé trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh lại là lĩnh vực chính của công ty. Còn lợi nhuận từ hoạt động ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status