Chiến lược mở rộng thị trường cho Công ty kinh doanh than Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Chiến lược mở rộng thị trường cho Công ty kinh doanh than Hà Nội



MỤC LỤC
BẢN TÓM TẮT LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC 2
1.1. Khái niệm về thị trường 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Vai trò và chức năng của thị trường đối với doanh nghiệp 2
1.2. Tổng quan về công tác mở rộng thị trường 2
1.2.1. Quan niệm về mở rộng thị trường 2
1.2.2. Nội dung của công tác mở rộng thị trường 2
1.2.3. Các tiêu thức đánh giá công tác mở rộng thị trường 4
1.3. Chiến lược mở rộng thị trường 4
1.3.1. Sơ lược về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 4
1.3.2. Chiến lược mở rộng thị trường 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI 6
2.1. Đôi nét về ngành than Việt Nam 6
2.2. Sơ lược về Công ty kinh doanh than Hà Nội 6
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 6
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động 6
2.2.3. Sản phẩm và thị trường 6
2.2.4. Nguồn nhân lực và nguồn vốn 8
2.2.5. Mạng lưới kênh phân phối 9
2.3. Tình hình hoạt động của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến hết năm 2008 10
2.4. Phân tích tình hình 11
2.4.1. Đánh giá chung 11
2.4.2. Phân tích cụ thể 11
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015 15
3.1. Cơ sở hình thành chiến lược 15
3.2. Phương pháp nghiên cứu 15
3.3. Chiến lược mở rộng thị trường Công ty than Hà Nội đến năm 2015 15
3.3.1. Mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu 15
3.3.2. Các chính sách áp dụng 16
3.3.3. Hệ thống các giải pháp 17
3.3.3.1. Tăng cường cải tiến công tác quảng bá tên tuổi trên thị trường 17
3.3.3.2. Tăng cường mở rộng thị trường kết hợp cả hai cách 17
3.3.3.3. Đầu tư cải thiện và mở rộng mạng lưới kênh phân phối sản phẩm 20
3.3.3.4. Các giải pháp khác 21
3.3.4. Tổ chức thực hiện 22
KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g, tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm những khách hàng mới trong chính vùng thị trường hiện tại của mình mà không phải mở rộng không gian địa lý. Tức là doanh nghiệp dần dần tìm cách đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng tiềm năng trong vùng thị trường hiện tại của doanh nghiệp, muốn vậy doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm mới thỏa mãn yêu cầu của nhóm khách hàng này.
Ưu điểm của việc mở rộng thị trường theo chiều sâu là:
- Doanh nghiệp có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường( nhu cầu thị hiếu tiêu dùng) vi liên tục nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới.
- Không tốn kém hay tốn kém ít chi phí phân phối sản phẩm vì tận dụng được mạng lưới phân phối sản phẩm sẵn có của doanh nghiệp.
Nhược điểm của cách này là:
- Rất tốn kém chi phí nghiên cứu cải tiến sản phẩm, cải tiến công nghệ, đôi khi việc nghiên cứu và cho ra sản phẩm mới không thành công sẽ gây cho doanh nghiệp tổn thất to lớn.
- Việc mở rộng thị trường theo chiều sâu đôi khi vấp phải khó khăn bởi sự giới hạn về không gian, khả năng nguồn lực để nghiên cứu và phát triển những loại sản phẩm mới.
1.2.3. Các tiêu thức đánh giá công tác mở rộng thị trường
Có bốn tiêu thức đánh giá kết quả của công tác mở rộng thị trường sau đây:
1.2.3.1. Tổng doanh thu
1.2.3.2. Lợi nhuận
1.2.3.3. Thị phần
1.2.3.4. Mạng lưới kênh phân phối
1.3. Chiến lược mở rộng thị trường
1.3.1. Sơ lược về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
1.3.1.1. Khái niệm
Chiến lược xác định mục tiêu và đưa ra phương án đạt được các mục tiêu đó trong điều kiện các nguồn lực sẵn có nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu các khó khăn thách thức do môi trường ngành và nền kinh tế mang lại.
1.3.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh có hai vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:
Thứ nhất, chiến lược giúp doanh nghiệp ứng phó với môi trường.
Thứ hai, chiến lược giúp doanh nghiệp hướng tới mục tiêu xác định nhằm tiết kiệm và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
1.3.1.3. Nội dung chiến lược
Một quy trình hoạch định chiến lược chuẩn bao gồm 4 bước:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu
+ Bước 2: Phân tích chiến lược
+ Bước 3: Lựa chọn chiến lược
+ Bước 4: Tổ chức thực hiện chiến lược
1.3.2. Chiến lược mở rộng thị trường
1.3.2.1. Khái niệm
Chiến lược mở rộng thị trường là một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu mở rộng quy mô thị trường trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên những thế mạnh nguồn lực sẵn có.
Chiến lược mở rộng thị trường của một doanh nghiệp có thể kết hợp cả hai nội dung: mở rộng theo chiều rộng và mở rộng theo chiều sâu.
1.3.2.2. Nội dung chiến lược
Quy trình hoạch định chiến lược cũng gồm bốn bước như một chiến lược kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, cụ thể hơn, khi hoạch định một chiến lược mở rộng thị trường cần trả lời các câu hỏi sau:
* Mục tiêu thị trường của doanh nghiệp trong tương lai?( quy mô thị trường mong muốn). Cơ sở lý luận cho vùng thị trường đó?
* Các đối thủ cạnh tranh và năng lực của các đối thủ?
* Năng lực của doanh nghiệp?
* Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp( môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội…)?
* Gỉai pháp và chính sách nào doanh nghiệp có thể đưa ra để đạt được mục tiêu đó?
* Tổ chức thực hiện và giám sát như thế nào để đảm bảo cho chiến lược đạt hiệu quả tốt nhất?
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI
2.1. Đôi nét về ngành than Việt Nam
Ngành than có đặc điểm quan trọng mà tui đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành như sau:
Thứ nhất, than là một tài nguyên quý và nhu cầu về than ngày một gia tăng ở nước ta.
Thứ hai, ngành than đến nay vẫn chịu sự điều tiết về giá cả của Nhà nước, chịu trách nhiệm cung cấp than với giá bao cấp cho 4 ngành công nghiệp mũi nhọn của nhà nước: điện, xi măng, hóa chất và giấy với giá thấp hơn giá thị trường.
Thứ ba, tất cả các doanh nghiệp trong ngành than đều hoạt động dưới sự quản lý, điều tiết của TKV, chấp hành mọi quy định, điều lệ về cơ chế, chính sách và phân vùng thị trường của TKV.
Hiện tại, ngành than vẫn phải bao cấp giá than cho bốn ngành kể trên theo yêu cầu của chính phủ, nhưng từ nay đến năm 2020, ngành than đã có lộ trình thay đổi giá than dẫn đến thả nổi theo thị trường.
2.2. Sơ lược về Công ty kinh doanh than Hà Nội
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty kinh doanh than Hà Nội là một trong mười đơn vị trực thuộc của Công ty kinh doanh than Miền Bắc- TKV, được thành lập ngày 09/12/1974 theo quyết định số 1878/ ĐT- QLKT của Bộ trưởng Bộ điện than.
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty kinh doanh than Hà Nội là chế biến và kinh doanh than.
2.2.3. Sản phẩm và thị trường
2.2.3.1. Sản phẩm
Công ty kinh doanh than Hà Nội kinh doanh 3 chủng loại than chính: than cục, than cám, than bùn. Trong đó lại bao gồm nhiều loại than có chỉ số kỹ thuật khác nhau, ví dụ, nhóm than cục bao gồm các loại than cục số 2, số 3, số 4, số 5; nhóm than cám bao gồm than cám số 3, số 4, số 5, số 6, số 7. Than chế biến của Công ty sản xuất bao gồm 2 loại: than tổ ong và than bánh.
Cơ cấu các chủng loại than theo doanh thu như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu các chủng loại than kinh doanh của Công ty kinh doanh than Hà Nội theo doanh thu
Chủng loại than
Tỷ trọng trong doanh thu
Than cục
10%
Than cám
70%
Than bùn
20%
Nguồn: Phòng kế hoạch và thị trường
2.2.3.2. Thị trường
a) Thị trường đầu ra
Thị trường đầu ra của Công ty kinh doanh than Hà Nội trước đây tuân theo sự phân vùng địa lý của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc, vùng thị trường của doanh nghiệp bao gồm khu vực Hà Nội và các vùng lân cận như Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Tây, Sơn La, Lai Châu…
Khách hàng của Công ty được chia thành ba nhóm chính như sau:
- Khách hàng là các tổ chức sản xuất: là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiêu thụ 70% sản lượng tiêu thụ của Công ty.
- Khách hàng là các tổ chức thương mại: là các doanh nghiệp mua than của Công ty về để bán buôn và bán lẻ cho các nhà buôn nhỏ hơn và người tiêu dùng lẻ.
- Khách hàng là người sản xuất nhỏ và các hộ gia đình: là các khách hàng tiêu dùng than cho mục đích sinh hoạt và sản xuất hộ gia đình.
Vì việc xuất khẩu than ra nước ngoài do TKV quản lý nên Công ty kinh doanh than Hà Nội không có danh mục than xuất khẩu.
Công ty có một lượng khách hàng truyền thống đông đảo, hấu hết là các daonh nghiệp sản xuất công nghiệp, như Tổng công ty gốm sứ Việt Nam( Viglacera)( bao gồm các nhà máy gạch), Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy xi măng Tiên Sơn, Nhà máy xi măng Sài Sơn, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Công ty bia Hà Nội, Công ty cao su Sao Vàng... Đối với các khách hàng trong các ngành thuộc chế độ bao cấp giá, Công ty chỉ đóng vai trò trung gian vận chuyển từ mỏ than đến khách hàng, thực ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status