Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Nam Việt - pdf 19

Download miễn phí Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Nam Việt



MỤC LỤC
Lời mở đầu . . . .1
Phần I: Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp . . . .2
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty . . .2
1. Giới thiệu chung về Công ty . . 2
2.Quá trình hình thành và phát triển . . .2
II. Chức năng và nhiệm vụ .4
1. Các lĩnh vực kinh doanh . .4
2. Các loại sản phẩm dịch vụ chủ yếu của Công ty . .4
III. Loại hình dịch vụ chủ yếu của công ty .6
1. Một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu và quy trình dịch vụ . .6
a. Dịch vụ chính . . .6
b. Quy trình dịch vụ . .6
2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình dịch vụ .7
3. Quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty . .8
4. Tổ chức bộ máy của Công ty . . .12
a. Chức năng nhiệm vụ cơ bản bộ máy nhân viên của Công ty . . 12
b. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. . .13
Phần II: Thực trạng kinh doanh của công ty. .14
I. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing .14 1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của Công ty . .14
2.Sơ lược về thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh . .16
a. Thị trường tiêu thụ hàng hoá .16
b. Dịch vụ của Công ty .17
3. Phân tích lao động tiền lương . .17
a.Cơ cấu lao động của Công ty . . .17
b. Tổng quỹ lương, phân phối tiền lương ở Công ty .19
4.Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định .21
5. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây .21
II.Những khó khăn của Công ty trong giai đoạn hiện nay .23
1, Khó khăn trong việc phát triển thị trường trong nước .23
2, Khó khăn trong việc tận dụng tối đa các nguồn lực .23
3, Khó khăn từ chính sách, quy định của nhà nước .24
Phần III. Phương hướng và giải pháp phát triển công ty .25
I. Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới .25
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 26
1, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 26
2, Đổi mới hỡnh thức kinh doanh .27
3, Tạo nguồn vốn và quản lý nguồn vốn 28
4, Hoàn thiện hơn nữa các nghiệp vụ nhập khẩu . .28
5, Tăng cường công tác đào tạo cán bộ .29
Kết Luận .30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hoá (Sơ đồ 4)
Quy trình triển khai xuất khẩu sản phẩm (Sơ đồ 3):
Sơ đồ trên hướng dẫn quy trình thực hiện việc triển khai xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Trong bản Quy trình đã phân công rõ ràng các bước công việc thực hiện của từng bộ phận trong Công ty từ khâu nhận các yêu cầu thông tin đặt hàng từ khách hàng, gửi thông tin cho nhà cung cấp, tính giá và gửi báo giá cho khách hàng đến khâu vận chuyển hàng và thời gian khách hàng nhận được lô hàng…
Quy trình này đã giúp cho nhân viên giữa các bộ phận trong Công ty thấy rõ được công việc của mình và cách thức phối hợp thực hiện công việc với nhau khi triển khai xuất khẩu hàng hoá. Ngoài ra, quy trình này cũng giúp cho việc kiểm soát và báo cáo tiến trình thực hiện công việc một cách chính xác. Giảm được các rủi ro bỏ xót và kiểm soát không tốt một đơn hàng hay, tránh được rủi ro sai lệch thời gian phải giao hàng cho khách hàng …
Quy trình triển khai nhập khẩu hàng hoá (Sơ đồ 4)
Sơ đồ trên hướng dẫn quy trình thực hiện triển khai nhập khẩu hàng hoá. Trong bản quy trình phân công các bước để nhập khẩu một lô hàng và cách thức phối hợp công việc giữa bộ phận Kinh doanh và bộ phận xuất nhập khẩu (Bộ phận Logistic).
Quy trình cũng hướng dẫn các bước công việc từ khâu chuẩn bị chứng từ hàng hoá đến khâu thông quan xong, nộp thuế cho Nhà nước và giao hàng cho khách hàng.
Quy trình này giúp cho nhân viên đảm nhiệm việc triển khai việc nhập khẩu hàng hoá hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, chính xác đảm bảo tiến độ thông quan hàng hoá và giảm được rủi ro kê khai hàng hoá không chính xác, nộp chậm tiền thuế cho Nhà nước.
4. Tổ chức bộ máy của Công ty
a. Chức năng nhiệm vụ cơ bản bộ máy nhân viên của Công ty
1. Nhân viên kế toán:
- Nhân viên kế toán 1: phụ trách việc thanh toán, giao dịch và công nợ đối với các khách hàng nước ngoài. Tổng hợp các báo cáo về các giao dịch nước ngoài.
- Nhân viên kế toán 2: phụ trách việc thanh toán, giao dịch và công nợ đối với các khách hàng trong nước. Tổng hợp các báo cáo về các giao dịch trong nước.
2. Nhân viên kinh doanh: được phân phụ trách công việc trong từng bộ phận:
- Kinh doanh S1: phụ trách về các mặt hàng xuất nhập khẩu về chi tiết máy, quản lý giao nhận hàng, khách hàng, nhà cung cấp và phát triển khách hàng mới.
- Kinh doanh S2: phụ trách về các mặt hàng nguyên vật liệu, quản lý giao nhận hàng, khách hàng, nhà cung cấp và phát triển khách hàng mới.
- Kinh doanh S3: phụ trách về các mặt hàng thiết bị công nghiệp, quản lý giao nhận hàng, khách hàng, nhà cung cấp và phát triển khách hàng mới.
3. Phòng hành chính: phụ trách chung về các hoạt động trong văn phòng
4. Phòng xuất nhập khẩu (Logistic): thực hiện các thủ tục làm thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu, liên hệ với các hãng dịch vụ vận tải. Tổng hợp các chi phí xuất nhập khẩu hàng hoá và công nợ của các hãng dịch vụ vận tải.
b. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
PHầN II: thực trạng kinh doanh của công ty
I. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing
1. Tình hình tiếu thụ sản phẩm, dịch vụ của Công ty
Hiện nay, Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc ngành cơ khí chế tạo (chủ yếu thuộc ngành sản xuất phụ tùng xe máy ôtô) các sản phẩm chính như: các loại thép (dạng ống, dạng tấm, dạng thanh, dạng cuộn …), lưỡi cưa đĩa, máy hút bụi công nghiệp, Bi thép ….
Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu một số hàng hoá sang các nước thuộc khu vực Châu Á như Philippines, Malaysia. Các sản phẩm xuất khẩu như: Trục bơm dầu, Bulông xuyên trục càng sau, Bạc ….
Trong những năm gần đây công tác tiêu thụ hàng hoá của Công ty cũng đạt được các bước tiến mới, chuyển biến tốt đẹp và đạt được kết quả nhất định
Sản phẩm Thép
Đây là mặt hàng kinh doanh thế mạnh và chủ lực của Công ty được nhập khẩu trực tiếp từ một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
Mặt hàng này có các chỉ tiêu chất lượng: độ dày, độ nhẵn, các tiêu chuẩn về hàm lượng hoá học (cacbon, Silic, lưu huỳnh, chì…). Đây là một mặt hàng rất đa dạng về chủng loại và kích thước như: thép cacbon, thép cán nguội dạng cuộn, thép không gỉ …
Lưỡi cưa đĩa:
Đây cũng là một trong những mặt hàng kinh doanh chính của Công ty. Mặt hàng này Công ty nhập khẩu về từ một số nước có uy tín như: Nhật Bản, Đức và hiện Công ty đang cung cấp mặt hàng này cho một số nhà sản xuất chính cho hãng Honda.
Bi thép
Mặt hàng này chủ yếu được Công ty nhập khẩu từ Trung Quốc và gia công thêm rồi mới giao cho khách hàng.
Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng Công ty vẫn vấp phảI những trở ngại, tồn tại một số những hạn chế.
- Mặt hàng chủ lực của Công ty là các mặt hàng về sắt thép. Các mặt hàng này có trị giá hàng lớn mà giá cả trên thị trường lại biến động rất đột ngột. Điều này, làm gây khó khăn trong việc chào giá đối với các khách hàng truyền thống và gây rủi ro về thua lỗ cho Công ty.
- Hàng hoá của Công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu nên biến động về tỷ giá ngoại tệ cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và chính sách giá của Công ty.
- Công ty chưa có một chiến lược cụ thể nhằm giới thiệu, quảng cáo, tạo được hình ảnh, uy tín trên thị trường.
2. Sơ lược về thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh của Công ty
a.Thị trường tiêu thụ hàng hoá
Công ty hiện tại chủ yếu cung cấp các mặt hàng nhập khẩu cho các Công ty sản xuất về phụ tùng xe máy ôtô trong nước. Ngoài việc củng cố phát triển thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu truyền thống, Công ty còn đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới và tiềm năng.
- Tiếp tục triển khai mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như các mặt hàng có tính cạnh tranh cao của Công ty (Trục bơm dầu, bạc, Bulông xuyên trục càng sau…)
- Tiếp tục triển khai tiếp thị tìm kiếm các khách hàng mới trong nước và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cơ khí chế tạo.
- Tiếp tục tìm kiếm nhà cung cấp mới có uy tín đặc biệt là có lợi về các chi phí vận chuyển thấp như: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan ….
b. Dịch vụ của Công ty
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển luôn phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để cạnh tranh trên thị trường. Có thể nói một nhược điểm và cũng là trở ngại khá lớn khi phải cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam đó là vấn đề về chất lượng dịch vụ. Hiện tại, Công ty rất chú trọng đến chất lượng về dịch vụ trong quá trình hoạt động và kinh doanh của Công ty.
Các năm gần đây Công ty luôn chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao để có thể tư vẫn miễn phí cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với các thông số kỹ thuật sản xuất và có chất lượng cao.
3. Phân tích lao động, tiền lương
a. Cơ cấu lao động của Công ty
Công ty với chức năng là kinh doanh thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu cho các Công ty sản xuất trong và ngoài nước, đòi hỏi Công ty phải có m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status