Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 4
1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4
1.1.1. Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6
1.2. Vụ Kinh tế dịch vụ 7
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ Kinh tế dịch vụ 7
1.2.2. Vai trò của vụ Kinh tế dịch vụ trong các vụ kiện chống bán phá giá 9
CHƯƠNG 2: VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG EU: DIỄN BIẾN, NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 10
2.1. Giới thiệu tổng quan pháp luật về chống bán phá giá của EU 10
2.1.1. Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của EU 10
2.1.2. Các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá của EU 10
2.1.2.1. Ủy ban Châu Âu (European Commission) 10
2.1.2.2.Hội đồng Châu Âu (European Council) 11
2.1.2.3. Ủy ban tư vấn (Advisory Committee) 11
2.1.2.4. Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên 11
2.1.2.5. Tòa án 12
2.1.3. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU 12
2.1.4. Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá 12
2.1.4.1. Bắt đầu vụ kiện 12
2.1.4.2. Điều tra sơ bộ 14
2.1.4.3. Kết luận sơ bộ vụ việc 15
2.1.4.4. Áp dụng biện pháp tạm thời 18
2.1.4.5. Đàm phán để đưa ra cam kết giá 19
2.1.4.6. Tiếp tục hay đình chỉ quá trình điều tra 19
2.1.4.7. Kết luận cuối cùng 20
2.1.4.8. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức 20
2.1.4.9. Rà soát hàng năm (rà soát lại) 21
2.1.4.10. Rà soát cuối kỳ (rà soát hoàng hôn) 21
2.2. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU 22
2.2.1. Khái quát về thị trường giày dép EU 22
2.2.1.1. Thị hiếu tiêu dùng giày dép của người dân EU 22
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ giày dép của EU 25
2.2.1.3. Thực trạng ngành sản xuất giày dép EU 26
2.2.1.4. Tình hình nhập khẩu giày dép của EU 28
2.2.2. Bối cảnh xảy ra vụ kiện 29
2.2.2.1. Vị trí của giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép EU 30
2.2.2.2. Vị trí của giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU 33
2.2.3. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU 36
2.2.4. Phản hồi của các bên có liên quan 39
2.2.4.1. Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc 40
2.2.4.2. Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc 44
2.2.4.3. Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam 47
2.3. Tác động nhiều mặt của vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU 51
2.3.1. Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam 51
2.3.1.1. Đơn hàng và sản lượng 51
2.3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 53
2.3.1.3. Cơ cấu mặt hàng 54
2.3.1.4. Biến động lao động 55
2.3.2. Tác động đến đời sống công nhân ngành da giày 56
2.3.3. Tác động đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU 59
2.3.4. Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà nhập khẩu, bán lẻ giày dép và người tiêu dùng EU 64
2.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU 67
2.4.1. Bài học đối với các cơ quan Nhà nước 68
2.4.1.1. Bài học 1: Thiếu định hướng đúng đắn cho hoạt động xuất khẩu là một nguyên nhân dẫn đến bị kiện bán phá giá 68
2.4.1.2. Bài học 2: Doanh nghiệp Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan Nhà nước trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá 69
2.4.1.3. Bài học 3: Ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá cần có sự đồng lòng phối hợp của nhiều bên 69
2.4.1.4. Bài học 4: Hệ thống luật pháp với nhiều điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá 70
2.4.1.5. Bài học 5: Một khi chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường, việc lựa chọn một nước thứ ba thay thế có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tính toán biên độ phá giá là điều không dễ dàng 71
2.4.2. Bài học đối với các doanh nghiệp 73
2.4.2.1. Bài học 1: Thiếu một chiến lược xuất khẩu phù hợp, doanh nghiệp có nguy cơ cao bị kiện bán phá giá 73
2.4.2.2. Bài học 2: Gia công xuất khẩu vẫn có thể bị kiện bán phá giá 73
2.4.2.3. Bài học 3: Doanh nghiệp Việt Nam có rất ít kinh nghiệm trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá và thường mang tư tưởng bi quan khi bị kiện 73
2.4.2.4. Bài học 4: Hệ thống sổ sách hạch toán kế toán không rõ ràng minh bạch, các doanh nghiệp không được công nhận là hoạt động theo cơ chế thị trường 74
 
 
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA EU 75
3.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước 75
3.1.1. Xây dựng chiến lược tăng trưởng xuất khẩu phù hợp cho các ngành hàng 75
3.1.2. Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá 76
3.1.3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bán phá giá 77
3.1.4. Thành lập cơ quan chuyên trách về chống bán phá giá 78
3.1.5. Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về luật pháp chống bán phá giá và các cách thức ứng phó đối với các vụ kiện cho các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng và các cán bộ quản lý Nhà nước 78
3.1.6. Tăng cường công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng 79
3.1.7. Tích cực hoàn thiện hệ thống luật pháp Việt Nam theo hướng hài hòa hóa với các quy định quốc tế 80
3.1.8. Tích cực triển khai các cuộc đàm phán song phương và đa phương để tranh thủ được nhiều nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường 81
3.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp 81
3.2.1. Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu 81
3.2.2. Tăng dần tỷ trọng cách tự doanh, giảm gia công xuất khẩu 82
3.2.3. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá 82
3.2.4. Đẩy mạnh khai thác thị trường nội dịa để giảm áp lực xuất khẩu 83
3.2.5. Chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề kiện bán phá giá 83
3.2.6. Chủ động tham gia vụ kiện 84
3.2.7. Hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với cơ quan điều tra 85
3.2.8. Sử dụng tư vấn pháp lý trong mọi giai đoạn của quá trình điều tra 85
3.2.9. Tích cực phối hợp với các đối tác nhập khẩu để đối phó với vụ kiện 86
3.2.10. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp 86
3.2.11. Tích cực tham gia xây dựng và củng cố hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng 87
3.2.12. Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp cam kết giá 87
PHẦN KẾT LUẬN 89
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp nghiêm trọng của Nhà nước Việt Nam dẫn đến việc bán phá giá. Theo ông Peter Manderson, những yếu tố đó là: tài chính rẻ, giảm hay miễn thuế, thuê đất không theo giá thị trường, định giá tài sản không thích hợp... Và những sự can thiệp này là không thể chấp nhận được theo luật lệ WTO.
Còn về vấn đề tổn thất của ngành công nghiệp da giày nội khối, những dẫn chứng được EC đưa ra là: trong năm 2005, mức tăng xuất khẩu về giày da của Việt Nam sang thị trường EU so với năm 2001 tăng  95% và giá bán giày da của Việt Nam trong thời gian này đã giảm 20%. Điều này là nguyên nhân khiến sản xuất giày da trong khối bị giảm 30% và khoảng 40.000 việc làm trong ngành đã bị mất., Chính thức bị áp thuế phá giá - giày da Việt Nam khó khăn
Ngay sau khi đưa ra các bằng chứng về bán phá giá và thiệt hại kể trên, UBCA đã quyết định mức thuế sơ bộ đối với sản phẩm giày có mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lũy tiến từ 4,2% đến 16,8% trong vòng 6 tháng. Bình luận về phán quyết này của EC, ông Christoph Wiesner - Tham tán EC tại Việt Nam cho biết: mức thuế và lộ trình áp thuế được EC đưa ra là dựa trên sự cân nhắc những thực tế tại Việt Nam cũng như quyền lợi của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng EU. Theo đó, mức thuế khởi điểm khá thấp sẽ không làm các nhà sản xuất Việt Nam và nhập khẩu EU bị đứt gãy về thị trường. Hơn nữa với mức thuế được áp dụng thì giá bán tới người tiêu dùng EU vẫn ổn định và chỉ tăng nhẹ. Mức thuế này sẽ chỉ làm tăng thêm 1,5 euro so với giá trung bình hiện ở mức 8,5 euro/đôi giày da bán buôn và như vậy là rất thấp so với giá bán lẻ ở mức 30-100 euro/đôi. Bên cạnh đó, EC đã loại bỏ loại giày thể thao sản xuất theo công nghệ cao cấp và giày trẻ em ra khỏi danh sách áp thuế bán phá giá nên lượng giày Việt Nam bị ảnh hưởng trong vụ kiện này chỉ còn khoảng 30%. EC luôn áp dụng một nguyên tắc là sản phẩm dù đã áp thuế chống bán phá giá thì vẫn chỉ có giá thấp hơn hay ngang bằng giá sản xuất tại EU, hơn nữa mức thuế áp dụng cho Trung Quốc sẽ cao hơn và Việt Nam vẫn còn cơ hội, sau khi có mức thuế, các nhà nhập khẩu có thể sẽ bắt đầu đặt hàng với Việt Nam. như trên
Đó là những suy đoán của ngài Tham tán EC tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế lại có vẻ không đúng như vậy. Vì khi áp thuế chống bán phá giá sơ bộ thì EC loại giày thể thao và giày trẻ em ra khỏi diện phải chịu thuế, tuy nhiên đến khi áp thuế chính thức vào ngày 6/10/2006 thì giày có mũ da dành cho trẻ em lại vẫn bị liệt kê vào danh sách chịu thuế chống bán phá giá. Hơn nữa, việc Trung Quốc bị áp mức thuế cao hơn không có nghĩa là các nhà nhập khẩu sẽ đặt hàng với các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, các sản phẩm giày mũ da của Trung Quốc có giá rẻ hơn rất nhiều so với giày của Việt Nam và sự chênh lệch về thuế chống bán phá giá không thể lấp đầy được khoảng chênh lệch giá này.
Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc tại thị trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006
Đơn vị: EUR/đôi
Mã hàng
Trung Quốc (1)
Việt Nam (2)
So sánh giá (2/1)
640192
3,24
9,33
2,88
640219
3,29
8,40
2,55
640291
4,92
7,92
1,61
640299
1,93
5,45
2,82
640399
7,98
9,56
1,20
640411
6,88
8,47
1,23
640419
2,29
5,23
2,28
640420
2,40
6,76
2,82
640590
1,54
2,18
1,42
64041910
0,97
1,29
1,33
Nguồn: Thống kê của Hải quan EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 (Theo Thuế chống bán phá giá của EU và một số giải pháp đối với da giày Việt Nam - TS Nguyễn Anh Tuấn – Tạp chí Công nghiệp kỳ 1 tháng 10/2005)
Với mức chênh lệch giá lên đến 2,55 EUR/đôi ở nhóm hàng 640219 hay thậm chí là 2,88 EUR/đôi ở nhóm hàng 640192 thì dù có bị áp mức thuế cao hơn, giày da Trung Quốc vẫn rẻ hơn các sản phẩm cùng loại đến từ Việt Nam. Và Việt Nam khó có thể có cơ hội như ngài Christoph Wiesner nhận định.
Không chỉ khiến các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam gặp khó khăn lớn mà việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc còn gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà phân phối và người tiêu dùng EU. Nói về vấn đề này, người phát ngôn của Ủy viên Thương mại EU - Peter Power cũng phải thừa nhận rằng việc áp thuế chống bán phá giá này có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới người tiêu dùng và phần lớn các doanh nghiệp giày dép Châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát kinh tế, mặt bằng sinh hoạt đang tăng cao.
2.2.4.2. Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc
a. Phản hồi từ phía các quốc gia thành viên Liên minh
Không giống như Italia, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha ra sức bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất giày dép truyền thống, hầu hết các nước Bắc Âu, trong đó có Anh, Đan Mạch, Hà Lan… muốn một nền thương mại tự do. Họ không có một ngành công nghiệp giày dép phát triển, không coi đó là ngành công nghiệp chủ lực, thay vào đó họ có các tập đoàn bán lẻ lớn, và vì thế họ muốn nhập khẩu giày với giá rẻ. Chính điều này đã tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ Liên minh mỗi khi có một quyết định về vụ kiện được EC đưa ra.
Ngay khi EC vừa có quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc thì Ủy ban này đã vấp phải các ý kiến phản đối từ các quốc gia thành viên. Đại diện cho Đan Mạch - một trong những thành viên phản đối việc áp thuế, Phó thủ tướng Đan Mạch Bendt Bendtsen cho rằng việc UBCA quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam là sai lầm. Theo giải thích của Phó thủ tướng Bendt Bendtsen, việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như những nhà sản xuất giày dép cao cấp tại EU. Trong đó, người cuối cùng phải trả giá chính là người tiêu dùng của các nước thành viên EU.
Đối với các quốc gia thành viên EU ủng hộ thương mại tự do thì hai năm áp thuế như vậy đã là quá đủ và họ không muốn có bất kỳ sự kéo dài nào nữa. Vì thế ngay khi có quyết định gia hạn thời gian áp thuế đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc thêm 15 tháng, các nước này đã đồng loạt lên tiếng phản đối. Nhóm các nước này - đứng đầu là Anh - mô tả việc áp thuế trên là một biện pháp bảo hộ mậu dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại dài hạn giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam.
Đại sứ Anh Mark Kent cho biết: “Anh đã rất cố gắng đạt đủ số phiếu để chống lại quyết định trên nhưng không thành công và Anh rất thất vọng trước quyết định này.” Ông cũng cho rằng hiện nay lợi thế tương đối của Việt Nam là lao động giá rẻ và sản xuất chi phí thấp nên nếu Việt Nam có thể sản xuất giày rẻ hơn và hiệu quả hơn Châu Âu thì Châu Âu nên mua giày Việt Nam. Ông nói: “Trên thực tế, các công ty giày dép Châu Âu, kể cả của Anh, đã xây dựng cơ sở sản xuất của họ ở Việt Nam chính vì lý do ấy và giờ họ sẽ bị tác động tiêu cực. Châu Âu không nên bảo vệ các ngành công nghiệp thiếu hiệu quả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status