Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA



Mục lục
 
Lời mở đầu 1
I. Tổng quan về ASEAN, AFTA: 2
1. Liên kết KTQT: 2
2. ASEAN và AFTA 3
II. Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA 6
1. Việt Nam và AFTA 6
2. Những cơ hội và thách thức của các danh nghiệp Việt Nam khi tham gia AFTA 9
III. Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng caokhả năng cạnh tranh của các DNVN khi hội nhập AFTA. 15
1. Khả năng phát triển của DNVN trong những năm tới. 15
2. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVN trong tiế trình hội nhập AFTA. 16
Kết luận 23
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mang tính phổ biến của ASEAN khi tham gia hiệp định CEPT thành lập AFTA và các hoạt động kinh tế quốc tế và khác.Đặc thù dễ nhận thấy nhất là ở thể chế và cơ chế quản lý kinh tế ; ở khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam với các nước trong ASEAN đã có nền kinh tế thị trường phát triển ở năng lực các doanh nghiệp doanh nghiệp bao gồm các nhà nước và tư nhân trong điều kiện cạnh tranh trong điều kiện của nền kinh tế thị trường mở của hội nhập kinh tế toàn cầu theo hướng tự do hoá ; đến các yếu tố cơ bản khác của nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và các kết cấu hạ tầng phần cứng (giao thông, chính sách....) và các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ và công nghệ hiện đại chưa đảm bảo sự tham gia vào quá trình hội nhập chủ động có hiệu quả.
Khó khăn to lớn đang trở thành thách thức làm thế nào để chủ động và tích cực tham gia vào dòng chảy hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà vẫn bảo vệ và phát huy lợi ích quốc gia bản sắc dân tộc, gắn liền với lợi ích khu vực theo mục tiêu đoàn kết, hòa bình ổn định và thịnh vượng. Đây có thể là thách thức lớn nhất trước mắt và trực tiếp trong công cuộc hội nhập. Tuy nhiên Việt Nam với hướng thuận lợi căn bản là trong khi vẫn nỗ lực phát triển theo con đường riêng của mình đã tranh thủ tận dụng những hình thức, xu thế hợp tác tích cực ở nhiều cấp độ với khu vực và thế giới. Những thuận lợi đó trước hết là ở chính con người Việt Nam thông minh, hiếu học cần cù vượt khó, ở một lực lượng lãnh đạo thống nhất kiên trung, đường lối đổi mới toàn diện phát huy tối đa nội lực và sức mạnh dân tộc tích cực tranh thủ ngoại lực và gắn kết với thế mạnh của đoàn kết khu vực ngày nay và với chính sách đối ngoại đúng đắn nâng cao vị thế của Việt Nam trong trường quốc tế, do đó Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực chủ động trong hiệp hội và càng thu hút được nhiều thành công trong tiến trình hội nhập AFTA
Với chủ trương tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế (Việt Nam đã có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA.Trong năm qua Việt Nam đã công bố các danh mục hàng hoá hàng năm thực hiện hiệp định CEPT ngay từ những năm 1996 Việt Nam đã công bố danh mục hàng hoá và mức thuế suất của 857 mặt hàng vào thực hiện CEPT, thuộc danh mục IL, năm 1997, Việt Nam tiếp tục công bố đưa thêm vào thực hiện CEPT 621 mặt hàng ; Năm 1998 công bố đưa thêm 137 mặt hàng; Năm 1999 là 1949 mặt hàng và năm 2000 có thêm 640 dòng thuế nữa vào mục thực hiện CEFT. Cho đến nay, tổng các mặt hàng được đưa vào danh mục cắt giảm gồm 4 230 dòng thuế, trong đó có 2 960dòng thuế có thuế suất 0-5%. Dự kiến có khỏng 1940 dòng thuế thuộc danh mục tạm thời được chuyển vào cắt giảm trong những năm 2001 –2003 để đến năm 2006 thuế suất nhập khẩu toàn bộ các dòng thuế thực hiện AFTA đúng theo cam kết 0 –5%. Trong giai đoạn 2001 – 2006 Việt Nam phải thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan 6210 dòng thuế nhập khẩu trong tổng số 6400 dòng thuế hiện hành bao gồm 4200 đã được đưa vào thực hiện CEPT trước năm 2001; 720 dòng thuế cắt giảm trong năm 2001 khoảng 510 dòng thuế ở năm 2002 và 710 dòng thuế ở 2003.Theo lịch trình tổng thể đã được thông qua về nguyên tắc nên đến 2006, khoảng 95% mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN có mức thuế suất 5% và không bị áp dụng biện pháp phi thuế quan.
Như vậy Việt Nam muốn phát triển kinh tế trong bối cảnh tổng hợp CEPT / AFTA đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết ở các cấp nghành từ trung ương đến địa phương
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
là động lực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ thích ứng với quá trình hội nhập trực tiếp là CEPT và AFTA. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia AFTA cũng có nghĩa là chấp nhận một cuộc chơi cạnh tranh trong sân chơi bình đẳng ngay trong khu vực và tại nước mình. Thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh. Khi đã nâng cao được khả năng cạnh tranh, sản xuất được thúc đẩy và doanh nghiệp phát triển. Một sự chuẩn bị tích cực để tham gia hợp tác, hội nhập trên nhiều phương diện ở nhiều cấp độ không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện cần thuộc phạm vi chính sách vĩ mômà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, đặc biệt là khả năng nội lực chủ động thích ứng của các doanh nghiệp. Nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam đối với AFTA đang là yêu cầu cấp thiết, liên quan trực tiếp đến các lợi ích của các chủ thể tham gia công cuộc hội nhập khu vực và quốc tế, trong đó có doanh nghiệp và người tiêu dùng
2. Những cơ hội và thách thức của các danh nghiệp Việt Nam khi tham gia AFTA
2. 1) Cơ hội:
Quan điểm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cho rằng, tham gia vào AFTA doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức hơn là cơ hội. Lý giải cho quan điểm này bắt nguồn từ thực trạng yếu kém của các DNVN cũng như khả năng cạnh tranh của các DNVN trước các đối tác ASEAN, đặc biệt là ASEAN 5. Tuy nhiên nếu xem xét nội dung AFTA đối chiếu vào hoạt động của DNVN, có thể thấy nếu các DNVN có chiến lược, giải pháp đúng đắn sẽ tận dụng được những cơ hội thuận lợi.
Thứ nhất: Quá trình hội nhập sẽ ép buộc DNVN phải tự đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và cung cách làm ăn mới. Hội nhập bắt buộc và khuyến khích các DNVN tập trung vào những nghành được ưu đãi lớn và ngừng sản xuất những mặt hàng không có tính cạnh tranh. Sức ép to lớn đó đòi hỏi các DNVN phải đuổi kịp và vượt các nước khác về mẫu mã, chất lượng và gia cả hàng hoá, nếu không sẽ phá sản và trao thị trường Việt Nam cho các đối thủ khu vực và thế giới
Thứ hai: DNVN có thể hạ giá thành sản phẩm do mua được nguyên vật liệu đầu vào rẻ hơn. Đây là cơ hội không dễ có được với bất cứ một doanh nghiệp nào. Những khó khăn khan hiếm nguyên liệu cho sản xuất sẽ được giải quyết. Nếu DNVN tận dụng tốt cơ hội này họ sẽ đủ sức vươn lên cạnh tranh với các đối thủ khác.
Thứ ba: DNVN sẽ tự trải qua quá trình sàng lọc tự nhiên thông qua cạnh tranh quốc tế. Những doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xưa nay làm ăn thua lỗ nhưng vẫn được trợ cấp sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi các doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng. Do đó sản xuất trong nước sẽ hiệu quả hơn và thích ứng nhanh chóng với các điều kiện thay đổi
Thứ tư: AFTA tạo điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường hàng hoá dịch vụ xuất khẩu cho các DNVN hội nhập vào thương mại khu vực
Nội dung của AFTA đã đưa ra các nguyên tắc về xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại, các tranh chấp thương mại được gíải quết công bằng, thực hiện bình đẳng trong đàm phán. Thông...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status