Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Giải pháp để ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU.
1.1. KHÁI NIỆM KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ NỘI DUNG CỦA KINH DOANH XUẤT KHẨU.
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm kinh doanh xuất khẩu.
1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên và cơ bản của các công ty tham gia kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu hàng hoá dịch vụ là hoạt động của các doanh nghiệp nhằm đưa hàng hoá dịch vụ ra khỏi biên giới quốc gia để tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.
1.1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh xuất khẩu
Việc kinh doanh xuất khẩu hàng hoá dịch vụ về cơ bản có những đặc điểm giống kinh doanh hàng hoá nội địa, tuy nhiên có những đặc điểm riêng biệt đó là:
Giao dịch với người có quốc tịch khác: Trong kinh doanh quốc tế, những người có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp là những người có quốc tich khác nhau, cho nên thường dẫn đến sự bất đồng về ngôn ngữ, tập quán văn hoá, chính trị luật pháp. Điều này là sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh xuất khẩu và kinh doanh nội địa.
Thị trường rộng lớn khó kiểm soát: Thị trường tiêu thủan phẩm trên pham vị quốc tế với số lượng người tiêu dùng và sức mua lớn hơn rất nhiều so với thị trường tiêu thụ nội địa có nghĩa là mức độ phức tạp của thị trường cũng tăng lên tương ứng. Những biến động của thị trường tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy nhiệm vụ của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phức tạp hơn nhiệm vụ của các nhà kinh doanh trong nước đơn thuần bởi các doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu phải đương đầu với sự biến động của thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Do vậy, doanh nghiệp càng tham gia vào nhiều thị trường nước ngoài thì mức độ phức tạp của thị trường càng tăng.
Việc phân phối, vận chuyển và bảo quản hàng hoá: Trong kinh doanh xuất khẩu, hàng hoá thường được vận chuyển ra nước ngoài và ngược lại. cách vận tải gồm: vận tải đường biển, đường sắt, đường không, đường bộ. Do khoảng cách vận chuyển xa, thời gian vận chuyển dài, hàng hoá khối lượng lớn, cồng kềnh, giá trị cao cho nên cần được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm của hàng hoá tránh hư hao mất mát hư hỏng về chất lượng số lượng.
Về thanh toán: Thanh toán là khâu quan trọng và kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu một phần lớn nhờ vào chất lượng của việc thanh toán. Do đặc điểm buôn bán với nước ngoài, nên thanh toán trong kinh doanh xuất nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế có liên quan đến việc trao đổi đồng tiền quốc gia này lấy đồng tiền quốc gia khác. Hơn nữa việc thanh toán quốc tế thường được tiến hành thông qua ngân hàng vì thế khi ký hợp đồng buôn bán quốc tế doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải hết sức lưu ý những vấn đề về đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, cách thanh toán để tránh những rủi ro trong thanh toán
Về giải quyết tranh chấp (nếu có): Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thường xảy ra tranh chấp do sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp và việc áp dụng nguồn luật nào để giải quyết tranh chấp là vấn đề khó xác định. Chính vì vậy để đảm bảo quyền lợicủa minh doanh nghiệp cần có cách giải quyết khéo léo đúng đắn để tránh thiệt thòi về phiá mình.
1.1.2. Nội dung của kinh doanh xuất khẩu
Lập phương án kinh doanh xuất khẩu: là việc xây dựng một chương
trình kế hoạch cho hoạt động xuất khẩu để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Phương án kinh doanh được xác lập dựa trên mục tiêu kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, nó chỉ đạo các bộ phận trong doanh nghiệp đồng bộ thực hiện các chương trình đã được hoạch định hướng tới đạt được mục tiêu đó. Căn cứ để xác định phương án kinh doanh xuất khẩu:
ỉ Căn cứ vào tình hình thị trường
ỉ Căn cứ vào chiến lược kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp
ỉ Căn cứ vào tình hình đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Như vậy quá trình xây dựng phương án kinh doanh gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh xuất khẩu. Trong bước này, doanh nghiệp phải phân tích đánh giá tổng quát tình hình hiện tại của môi trường và thị trường trong tương lai để nhận dạng các cơ hội và khó khăn, kết hợp với việc phân tích đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để từ đó lựa chọn được thị trường và mặt hàng xuất khẩu phù hợp cho doanh nghiệp. Bước này bao gồm các công việc cụ thể sau:
- Nghiên cứu chính sách ngoại thương của quốc gia (chính sách mặt hàng, chính sách hỗ trợ, điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định xem chính sách ngoại thương của quốc gia có ổn định không)
- Xác định dự báo biến động của quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới
- Tìm hiểu hệ thống thông tin giá cả, phân tích cơ cấu các loại giá quốc tế và dự báo được sự biến động của giá cả quốc tế, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, điều kiện vận tải
Bước 2: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp như: doanh số, lợi nhuận, tỷ suất lãi trên vốn đầu tư và các mục tiêu khác (an toàn, phát triển, vị thế)
Bước 3: Phác thảo các phương án kinh doanh, căn cứ việc phân tích môi trường trong doanh nghiệp, căn cứ vào các mục tiêu đề ra doanh nghiệp cần lập các phương án kinh doanh.
Bước 4: Lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu nhất
Lựa chọn bạn hàng: Việc lựa chọn bạn hàng phải tuân thủ nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Thông thường khi lựa chọn bạn hàng kinh doanh một mặt nên duy trì các bạn hàng truyền thống, mặt khác phải mở rộng quan hệ với các đối tác mới. Đối với các đối tác mới, cách tốt nhất là đặt quan hệ và thực hiện buôn bán với các công ty, những doanh nghiệp lớn đã có uy tín nhiều năm trên thị trường quốc tế. Đây là một trong những phương sách quan trọng để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.


LInk download cho anh em Ket-noi
UlbGtF7h24u505a
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status