Hoàn thiện bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI M Ở Đ ẦU 1
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI 2
I. Thông tin chung về công ty. 2
II. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 2
III. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 4
IV. Cơ cấu sản xuất trong công ty. 5
V. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 7
1. Đặc điểm về sản phẩm. 7
2. Đặc điểm về lao động 9
2.1 Cơ cấu nhân sự, Chất lượng lao động. 9
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu tại Công ty. 12
4. Đặc điểm về công nghệ kỹ thuật tại Công ty. 14
4.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị. 14
4.2. Đặc điểm về công nghệ. 15
5. Đặc điểm về tài chính. 17
6. Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm tại Công ty 18
6.1. Hình thức tiêu thụ sản phẩm. 18
6.2. Thị trường tiêu thụ chính của Công ty 20
PHẦN II: THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI. 22
I. Kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 22
II. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo Công ty 24
1. Tổng giám đốc Công ty: 25
2. Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành sản xuất: 26
3. Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành kỹ thuật, khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm. 26
4. Phó tổng giám đốc phụ trách đời sống, bảo vệ, xây dựng cơ bản. 27
5. Trợ lý giúp việc giám đốc. 27
III. Thực trạng các bộ phận quản lý của công ty 28
1. Chức năng nhiệm vụ và tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ ở các phòng ban trong Công ty 28
1.1. Văn phòng giám đốc Công ty. 28
1.2. Phòng tổ chức nhân sự. 30
1.3. Phòng tài chính kế toán, thống kê. 32
1.4. Bộ phận kinh doanh. 35
1.5. Phòng quản lý chất lượng sản phẩm. 37
1.6. Phòng vật tư. 39
`1.7. Tình hình một số phòng ban khác. 40
2. Phân tích số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại công ty 41
IV. Phân tích mối quan hệ giữa các phòng ban và của ban lãnh đạo với các phòng ban. 43
1. Văn phòng giám đốc trong Công ty. 43
2. Phòng tổ chức với các phòng ban khác. 44
3. Phòng ké toán với các phòng khác 44
4. Phòng kinh doanh với các phòng khác. 45
5. Phòng quản lý chất lượng với các phòng ban khác. 46
6. Phòng kỹ thuật với các phòng ban khác. 46
VI. Đánh giá về công tác tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cơ khí Hà Nội. 47
1. Ưu điểm. 47
2.Nhược điểm và nguyên nhân. 48
2.1. Nhược điểm: 48
2.2. Nguyên nhân. 49
PHẦN III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH NN 1 THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI. 51
I. Mục tiêu định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới. 51
1. Mục tiêu của Công ty. 51
2. Định hướng phát triển của Công ty. 51
II. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty. 52
1. Phân công lại nhiệm vụ trong ban lãnh đạo 52
2. Sắp xếp lại từng bộ phận cho phù hợp với nhiệm vụ và đặc điểm của sản xuất kinh doanh. 53
3. Điều chỉnh lại số lượng của cán bộ quản lý trong các phòng ban. 56
4. Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý. 57
5. Xây dựng và hoàn thiện quy chế về tổ chức và hành động của các bộ phận. 58
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bộ hệ thống trực tuyến. Đặc biệt, cần nhấn mạnh: Các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
Hiện nay kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng là tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Đã tạo được sự ổn định về mặt tổ chức cũng nhu đảm bảo các mối quan hệ trong Công ty. Tuy nhiên để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bộ máy quản trị của Công ty cần được cải tiến ngày càng hoàn thiện hơn. Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo cũng như các phòng ban trong Công ty.
II. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo Công ty
Đối với bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào thì cán bộ lãnh đạo luôn đóng vai trò quan trọng, họ được coi là bộ não của Công ty quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Để Công ty phát triển trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển và thị trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, yêu cầu của khách hàng về kiểu dáng mẫu mã và chất lượng hàng hoá ngày càng cao. Do đó không ngừng đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có trình độ năng lực chuyên môn phẩm chất chính trị vững vàng tạo ra sức mạnh tập thể đoàn kết nội bộ đảm bảo sự ăn khớp thường xuyên và sự phối hợp linh hoạt giữa đối tượng quản lý và đối tượng bị quản lý thực hiện tốt mục tiêu của doanh nghiệp.
Ở Công ty hiện nay ban lãnh đạo bao gồm một chủ tịch Công ty kiêm Tổng Giám đốc và ba Phó tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau.
1. Tổng giám đốc Công ty:
Tổng giám đốc là thay mặt pháp nhân của Công ty là người điều hành mọi hoạt động trong Công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý trực tiếp và pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh hoanh của Công ty.
- Chức năng: Phụ trách chung mọi hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như các hoạt động khác theo điều lệ Công ty đồng thời điều hành giám sát các hoạt động của một số đơn vị trong Công ty như: bộ phận nghiên cứu đầu tư và quản lý dự án, bộ phận kinh doanh, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, trường THCN chế tạo máy, phòng kế toán thống kê tài chính, phòng tổ chức nhân sự.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, xây dựng các phương án hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước cũng như các phương án sản xuất của Công ty.
+ Xây dựng và tổ chức bộ máy đủ về số lượng mạnh về chất lượng có thể đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh mà Công ty đã đề ra.
+ Đề ra các chính sách chất lượng của Công ty.
+ Quyết định xây dựng và xem xét theo định kỳ các hoạt động của hệ thống bảo đảm có chất lượng.
+ Quyết định giá mua, giá bán các sản phẩm dịch vụ của Công ty phù hợp với cơ chế thị trường.
+ Có quyền ra quyết định xử lý, kỷ luật các cá nhân đơn vị vi phạm nghiêm trọng các nội quy quy chế của Công ty cũng như khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc, có sáng kiến làm lợi cho Công ty.
2. Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành sản xuất:
- Chức năng: Giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện kế hoạch đồng thời trực tiếp điều hành giám sát việc thực hiện công việc của một số phòng và một số xưởng như: Xí nghiệp Đúc, xưởng kết cấu thép, xưởng cơ khí lớn, xưởng cơ khí chính xác, xưởng cơ khí chế tạo, xưởng lắp ráp, xưởng bánh răng, xưởng cán thép, trung tâm kĩ thuật điều hành sản xuất, bộ phận chế tạo chuẩn bị công cụ gá lắp, xí nghiệp sửa chữa thiết bị, phòng vật tư, kho vật tư.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Xây dựng các phương án sản xuất, sắp xếp các lao động quản lý.
+ Ký các lệnh sản xuất các văn bản, quy chế quy định có liên quan đến điều hành sản xuất, vật tư cơ điện của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc đối với các quyết định và việc điều hành sản xuất của mình.
+ Đề ra các giải pháp kỹ thuật và xử lý các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong quá trình sản xuất cũng như vật tư phục vụ sản xuất.
+ Có quyền thay mặt Tổng giám đốc ký các hợp đồng gia công bên ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty.
+ Đề nghị thưởng phạt đối với các cá nhân và tập thể trong lĩnh vực mình phụ trách theo quy định của Công ty.
3. Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành kỹ thuật, khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm.
- Chức năng: Giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành các phòng ban như: trung tâm thiết kế tự động hóa, phòng quản lý chất lượng sản phẩm.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Hướng dẫn các quy trình công nghệ, quy trình quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quản lý bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị đảm bảo các biện pháp kỹ thuật tối ưu cho sản xuất.
+ Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới.
+ Có quyền khen thưởng những đơn vị cá nhân có thành tích xuất sắc cũng như kỷ luật những người vi phạm kỷ luật sản xuất.
+ Tổng kết bổ sung hoàn thiện quy trình công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, nhằm chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
4. Phó tổng giám đốc phụ trách đời sống, bảo vệ, xây dựng cơ bản.
- Chức năng: giúp Tổng giám đốc đề ra các kế hoạch xậy dựng cơ bản phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tinh thần làm việc thông qua các hoạt động văn hoá xã hội, đồng thời điều hành quản lỹ, giám sát các hoạt động của phòng quản trị đời sống, phòng bảo vệ, phòng y tế, trung tâm xây dựng cơ bản, trường mầm non Hoa Sen.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Đề cao các kế hoạch xây dựng mở rộng cơ sở hạ tầng, các phương án nâng cao tinh thần, chất lượng cuộc sống cho người lao động và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các quyết định và tình hình thực hiện do mình quản lý.
+ Thay mặt Tổng giám đốc ký kết các hợp đồng xây dựng cơ bản có giá trị đến 200 triệu đồng.
+ Có quyền khen thưởng các đơn vị cá nhân thuộc đơn vị mình phụ trách khi có thành tích hay vi phạm kỷ luật, nội quy, quy chế Công ty.
5. Trợ lý giúp việc giám đốc.
Có trách nhiệm tập hợp thông tin, các văn bản pháp lý trong và ngoài công ty, phân loại, báo cáo giám đốc và các phó giám đốc được ủy quyền giải quyết, truyền đạt những ký kết của ban giám đốc về việc xử lý các thông tin và các văn bản hành chính đến các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, thiết lập kế hoạch làm việc của giám đốc trong tuần, chuẩn bị cho giám đốc các cuộc họp, hội nghị, lễ tân và tiếp khách.
Nhìn vào bảng dưới ta thấy : Công ty với tổng số nhân viên là 997 người cũng như ngành nghề sản xuất kinh doanh là ngành cơ khí thì việc bố trí một TGĐ và ba Phó tổng giám đốc là tương đối hợp lý.
Trình độ của Tổng giám đốc và các Phó giám đốc đều là trình độ đại học. Đây là một điều kiện vô cùng quan trọng giúp cho việc quản lý và ra quyết định của các giám đốc.
Bảng 8: Chất lượng lao động trong ban lãnh đạo Công ty.
TT
Chức danh
Tổng số
Trình độ
Ngành
Tuổi <40
Tuổi 40-50
Tuổi >50
1
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status