Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng Công ty chè Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng Công ty chè Việt Nam



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I
XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ
I. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của nó đối với doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh chè .6
1. Khái niệm về xuất khẩu 6
2. Các lý thuyết về xuất khẩu 7
2.1. Lý thuyết của trường phái trọng thương 7
2.2. Lý thuyết của Adam Smith 8
2.3. Lý thuyết của David Ricardo 9
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu chè 11
3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân nói chung 11
3.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè 15
II. Các hình thức xuất khẩu chè 16
1. Xuất khẩu trực tiếp 16
2. Xuất khẩu uỷ thác 17
3. Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai Chính phủ 17
III. Nội dung của hoạt động xuất khẩu chè của doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh chè 18
1. Lựa chọn thị trường 18
2. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu 18
3. Lựa chọn khách hàng 19
4. Lựa chọn cách giao dịch 20
5. Đàm phán, ký kết hợp đồng 20
6. Thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán tiền 21
IV. Đặc điểm cung cầu thị trường chè và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu chè của Việt Nam 21
1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ chè 21
2. Cung cầu thị trường chè 23
2.1. Cung về sản phẩm chè 23
2.2. Cầu về sản phẩm chè 24
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chè 25
3.1. Nhóm nhân tố bên trong 25
3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài 26
4. Khái quát thị trường chè thế giới 29
4.1. Sản lượng chè trên thế giới 29
4.2. Về xuất khẩu chè trên thế giới 31
4.3. Tiêu thụ chè trên thế giới 33
4.4. Giá chè thế giới 34
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA
TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
I. Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè
Việt Nam 35
1. Sản xuất chè 35
1.1. Về giống chè 35
1.2. Về canh tác 35
1.3. Về chế biến 36
2. Tình hình xuất khẩu chè của Tổng Công ty 37
2.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu chè của Tổng Công ty 37
2.1.1. Nghiên cứu thị trường 37
2.1.2. Công tác tạo nguồn hàng 37
2.1.3. Đàm phán trước khi ký kết 38
2.1.4. Ký kết hợp đồng 39
2.1.5. Thực hiện hợp đồng 41
2.2. Tình hình xuất khẩu của Tổng Công ty 41
2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 41
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 43
2.3. Giá cả 44
2.4. Thị trường 46
2.4.1. Thị trường Irăq 46
2.4.2. Thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. 46
2.4.3. Thị trường Đài Loan 47
2.4.4. Thị trường Nhật Bản 48
2.4.5. Thị trường ASEAN 48
2.4.6. Thị trường Anh 48
2.4.7. Thị trường Pakistan 49
2.4.8. Thị trường Mỹ 49
3. Đánh giá chung về sản xuất và xuất khẩu chè của Tổng Công ty trong thời
gian qua 51
3.1. Những mặt đã đạt được 51
3.2. Những tồn tại 52
3.3. Nguyên nhân các tồn tại 53
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 53
3.3.2. Các nguyên nhân khách quan 55
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CHÈ Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Triển vọng thị trường chè thế giới 57
II. Định hướng xuất khẩu của ngành chè Việt Nam trong thời gian tới 58
1. Quan điểm, định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành chè VN 58
2. Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu chè VN từ nay
đến năm 2010 59
2.1. Mục tiêu chung 59
2.2. Một số chỉ tiêu 61
2.3. Các chỉ tiêu trong kế hoạch xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè VN
từ nay đến năm 2005 61
3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xuất khẩu chè 64
3.1. Về phía Tổng Công ty 65
3.1.1. Các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường 65
3.1.2. Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh 70
3.1.3. Biện pháp nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ CNV 74
3.1.4. Giải pháp về hợp tác quốc tế 75
3.2. Về phía Nhà nước 77
3.2.1. Quy hoạch và phát triển vùng chè 77
3.2.2. Chính sách về tổ chức quản lý xuất khẩu chè 78
3.2.2. Một số vấn đề về chế độ chính sách 80
KẾT LUẬN 82
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

có vốn trồng, vườn chè rất ít cây có bóng mát, chưa có hệ thống tưới và tiêu hoàn chỉnh, tình trạng phun thuốc trừ sâu không đúng liều lượng và chủng loại rất tràn lan. Tất cả những yếu tố này đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè.
1.3. Về chế biến chè :
Cả nước có khoảng 75 cơ sở chế biến công nghiệp, với tổng công suất 1.191 tấn tươi/ ngày (Chế biến trên 60% sản lượng búp tươi hiện có) và chủ yếu là chế biến chè xuất khẩu (858 tấn/ ngày). Trong số các cơ sở chế biến trên thì Tổng Công ty chè quản lý 28 cơ sở với tổng công suất 598 tấn tươi/ ngày. Hiện nay Tổng Công ty tập trung chỉ đạo tu sửa hoàn chỉnh thiết bị do đó sản lượng sản phẩm tăng đáng kể. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm vẫn chưa cao do chất lượng nguyên liệu xấu, mặt khác do thiết bị công nghệ. Đây là mặt yếu cần có chiến lược, giải pháp và biện pháp cấp bách kiên quyết nhằm nâng cao chất lượng để giữ vững thị trường tiêu thụ.
* Chế biến chè đen xuất khẩu:
Chế biến theo công nghệ Orthodox và CTC, thiết bị Orthodox nhập từ Liên Xô cũ vào những năm 1957- 1977 đến nay đều đã cũ, sửa chữa và thay thế bằng các phụ tùng trong nước nhiều lần, tuy vẫn đang hoạt động song đã bộc lộ những nhược điểm ở các khâu; lên men, sấy, hút bụi phòng sàng... nên đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong năm 1998 đã nhập được 4 dây chuyền thiết bị đồng bộ hiện đại của ấn Độ chế biến chè đen Orthodox.
Những năm 1980 nhập của ấn Độ gồm 6 dây chuyền thiết bị chế biến chè đen theo công nghệ CTC nhưng nhìn chung sản xuất vẫn không đạt hiệu quả cao thiết bị nhập thiếu đồng bộ nên tiêu hao nguyên liệu và năng lượng. Năm 1996 nhập 2 dây chuyền công nghệ song đôi của ấn Độ khá hiện đại nhưng mới chỉ có dây chuyền ở Long Phú là hoạt động. Năm 1997 liên doanh chè Phú Bền nhập 3 dây chuyền CTC của ấn Độ ở Phú Thọ với tổng công suất 60 tấn/ngày và năm 1998 nhập thêm dây chuyền ở Hạ Hoà với tổng công suất 30 tấn/ngày, những dây chuyền này đồng bộ đều hoạt động tốt.
* Chế biến chè xanh:
Chè xanh nội tiêu chủ yếu được chế biến theo phương pháp cổ truyền và một phần theo công nghệ Đài Loan, Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất chè xanh nội tiêu chủ yếu được trang bị thiết bị Trung Quốc quy mô 8 tấn tươi/ngày trở xuống và nhiều nhỏ nhất là các cơ sở chế biến thủ công của các hộ gia đình đã đáp ứng được về mặt số lượng tiêu dùng của nhân dân, nhưng nhìn chung là chất lượng không cao.
Mấy năm gần đây bằng các liên doanh hợp tác với nước ngoài Tổng Công ty chè Việt Nam đã có được các dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến chè xanh của Nhật Bản (Tại Công ty chè Sông Cầu, Mộc Châu), của Đài Loan (Công ty chè Mộc Châu) chủ yếu xuất sang các thị trường này. Qua thời gian sử dụng cho thấy loại thiết bị này có công suất loại vừa, công nghệ hiện đại, sản lượng đạt chất lượng khá tốt, giá bán khá cao, sản phẩm vừa để xuất khẩu vừa để tiêu thụ nội địa, đặc biệt là công nghệ chế biến chè xanh Đài Loan đã cho sản phẩm bán với giá 80.000đ/kg được người tiêu dùng trong nước chấp nhận.
2. Tình hình xuất khẩu chè của Tổng Công ty
2.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu chè của Tổng Công ty
2.1.1. Nghiên cứu thị trường
Đối với Tổng Công ty chè Việt Nam, từ năm 1990 trở về trước, Công ty là một doanh nghiệp nhà nước bằng hình thức xuất khẩu theo nghị định thư tín, hàng đổi hàng ... do vậy mà công tác tìm kiếm thị trường cho xuất khẩu không phải yêu cầu bức thiết đặt ra cho Tổng Công ty.
Sau năm 1991 đến năm 1995, Tổng Công ty cũng hầu như thực hiện các hợp đồng xuất khẩu để trả nợ. Từ năm 1996 đến nay, khi đã thực sự tự làm chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề mở rộng và phát triển thị trường luôn đặt lên hàng đầu đối với Tổng Công ty. Một mặt, Tổng Công ty vẫn tiếp tục giữ quan hệ buôn bán với các khách hàng cũ ngoài ra thông qua các thay mặt thương mại của Việt Nam thông qua các nước bạn, các văn phòng thay mặt của Tổng Công ty tại các nước, như : Nga, Anh … Tổng Công ty còn tìm hiểu thêm các đầu mối và các khách hàng mới có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Sau đó gửi mẫu hàng đến những địa chỉ mới kèm theo những lời giới thiệu về Tổng Công ty với những ưu thế của mình để khách hàng biết đến Tổng Công ty và đặt quan hệ buôn bán .
Ngoài ra để giới thiệu về hoạt động của mình Tổng Công ty còn tiến hành việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc triển lãm quốc tế tổ chức tại Việt Nam thực hiện chào hàng đến các bạn hàng khi có nguồn hàng hay mặt hàng mới …
2.1.2. Công tác tạo nguồn hàng
Trên thực tế hoạt động tạo nguồn cho Tổng Công ty không phức tạp, đối với Tổng Công ty chè Việt Nam, có trụ sở đặt tại Hà Nội trong khi đó hầu hết các nguồn chè phân bố rải rác ở khắp các tỉnh trong cả nước (chủ yếu phía Bắc, miền Trung, Lâm Đồng). Do vậy, để có nguồn hàng xuất khẩu, cán bộ của phòng ban kinh doanh - xuất nhập khẩu có thể xuống trực tiếp các khu vực trồng chè để nắm bắt về tình hình khả năng cung ứng và đánh giá chất lượng của từng mặt hàng chè, sau đó có thể trực tiếp thu mua ngay của các chân hàng ở đó. Tuy nhiên, việc tạo nguồn theo cách này không thường xuyên vì số cán bộ trong các phòng ít, hơn nữa phòng cũng chưa có điều kiện để thu mua tại chỗ .
Để khắc phục điều này Tổng Công ty thực hiện việc chuyển mua cho các chân hàng - thường là các xí nghiệp trực thuộc, xí nghiệp hạch toán độc lập của Tổng Công ty ở các tỉnh. Sau đó ký hợp đồng đứt đoạn với các chân hàng để mua lại mặt hàng. Giá cả sẽ phụ thuộc vào mùa vụ và giá trị sản lượng của từng loại chè, ngoài ra còn tuỳ từng trường hợp vào nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất trong nước và nhu cầu của khách nước ngoài .
Nói chung giá cả không được xác định một cách lâu dài. Thông thường giá cả thu mua được xác định dựa trên cơ sở giá cả hợp đồng ngoại (xuất khẩu). Do mặt hàng chè là mặt hàng nông sản, mặt khác thị phần xuất khẩu của nước ta lại quá bé so với các nước xuất khẩu chè khác trên thế giới nên giá cả này lại phụ thuộc vào giá cả trên thị trường thế giới. Căn cứ vào giá cả năm trước được các bạn hàng có thị phần lớn (như : Irắc) chấp nhận Tổng Công ty tính toán trừ đi các khoản chi phí phát sinh và lợi nhuận dự kiến sẽ xác định giá cả thu mua .
Việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu đựơc Tổng Công ty lập kế hoạch vào đầu năm. Sau đó đó thực hiện việc ký kết hợp đồng thu mua (hợp đồng nội) với các đơn vị trực thuộc, các chân hàng khác… để thu mua và sẽ được chuyển về các kho dự trữ của Tổng Công ty (như kho Cổ Loa …). Khi Tổng Công ty có đơn đặt hàng của nước ngoài thì tiến hành bốc hàng từ kho này. Trước khi bốc hàng, cán bộ của Tổng Công ty xuống tận kho để kiểm tra và hướng dẫn cách đóng gói .
2.1.3. Đàm phán trước khi ký kết
Đối với Tổng Công ty Chè Việt Nam, việc đàm phán được diễn ra một cách linh hoạt tuỳ vào t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status