Hoạt động xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long – Thực trạng và giải pháp - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Hoạt động xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long – Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
 
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU 3
I- Xuất khẩu và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường 3
1.Khái niệm trung về xuất khẩu 3
2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thi trường 3
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 5
II- Các hình thức xuất khẩu và phương tiện, cách thanh toán 7
1.Các hình thức xuất khẩu 7
2.Các cách và phương tiện thanh toán 9
III- Nội dung của hoạt động xuất khẩu 10
1.Nghiên cứu tiếp cận thi trường và lập phương án kinh doanh 10
2.Nội dung chủ yếu trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 13
 
CHƯƠNG II- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG 17
I- Quá trình hình thành và phát triển cảu công ty 17
1. Sự ra đời của công ty 18
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 18
II. Cơ cấu tổ chức của công ty 18
III- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long 19
1. Kim nghạch xuất khẩu của công ty từ năm 1998 – 2001 19
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty 20
3. Thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty 22
4- Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty 23
CHƯƠNG III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẤY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG 27
I- Phương hướng và mục tiêu của công ty trong thời gian tới 27
II- Giải pháp về phía doanh nghiệp 27
1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và công tác tiếp thị 27
2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 28
Kết luận 30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ội và các biến động của thiên nhiên.
Vấn đề biến động giá cả thị trường: Người xuất khẩu phải nắm vững và có đầy đủ thông tin về sự biến động giá cả trên thị trường thế giới cũng như giá cả của nguồn hàng cung cấp trong nước để có những biện pháp thích hợp tăng hiệu quả sản xuất. Việc theo dõi nắm bắt được những biến động này sẽ giúp người xuất khẩu có được mức giá tối ưu. Việc nghiên cứu giá cả trên thị trường là cách quan trong trong việc thành hay bại của một phương án kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp cần có các thông tin đầy đủ về nó và phân tích chính xác tỉ mỉ để xem xét thời điểm nào là giá đó đem lại lợi nhuận cao nhất cho mình, hạn chế rủi ro.
1.3. Lựa chọn đối tác buôn bán.
Khi tiến hành xuất khẩu người kinh doanh có thể có được nhiều bạn hàng để buôn bán, các nhà kinh doanh cần lựa chọn khách hàng tốt nhất để đảm bảo uy tín và tính an toàn về hiệu quả kinh doanh. Căn cứ vào đó mà ta có thể lựa chọn đối tác buôn bán tốt nhất đó là:
Quan điểm kinh doanh cảu đối tác.
Lĩnh vực kinh doanh của họ.
Khả năng về tài chính (vốn liếng và cơ sở vật chất).
Uy tín và các mối quan hệ của đối tác kinh doanh.
Những người thay mặt của công ty kinh doanh và phạm vi trách nhiệm của họ đối với công ty nếu người giao dịch trực tiếp là thay mặt công ty.
Khi lựa chọn đối tác giao dịch phương án tối ưu là những người trực tiếp có trức năng xuất nhập khẩu trực tiếp hạn chế những hoạt động trung gian. các bạn hàng có hợp đồng làm ăn lâu dài, quen thuộc cũng là những ưu tiên khi chọn đối tác. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các trung gian nếu xét thấy cần thiết và có hiệu quả đó là khi thâm nhập vào thị trường mới, cần nắm bắt những thông tin về thị trường mới.
Việc lựa chọn đối tác buôn bán sáng suốt và chính xác là cơ sở vững chắc để có sự thành công cao nhất trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
1.4. Nghiên cứu giá cả hàng hoá xuất khẩu.
Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện một cách tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân như mối quan hệ giữa cung cầu về hàng hoá, tích lũy-tiêu thụ, công nghiệp-nông nghiệp. Giá cả luôn gắn liền với thị trường và là một yếu tố cấu thành thị trường, giá cả luôn biến động và chịu tác đông của nhiều nhân tố. Để đạt được hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu đòi hỏi mỗi nhà kinh doanh luôn phải theo dõi chặt chẽ, nghiên cứu sự biến động của giá cả, đồng thời phải có những biện pháp để tính toán, xác định giá cả một cách chính xác, khoa học để có mức giá tối ưu.
Trong buôn bán quốc tế, giá cả hàng hoá được coi là giá gộp, trong đó gồm giá nguyên thuỷ và cả chi phí, giá cả thay đổi tuỳ theo điêu kiện cơ sở tính giá. Giá cả hàng xuất khẩu bao gồm các yếu tố:
Giá trị hàng hoá đơn thuần.
Bao bì.
Chi phí vận chuyển.
Thuế xuất khẩu.
Chi phí bảo hiểm.
Các chi phí khác của hàng hoá xuất khẩu.
Nghiên cứu giá cả của hàng hoá xuất khẩu bao gồm việc nghiên cứu mức giá của hàng hoá xuất khẩu tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động của giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả mà nhà kinh doanh phải nghiên cứu đó là: Nhân tố chu kỳ, nhân tố cung cầu, nhân tố lạm phát, nhân tố thời vụ. Ngoài ra, giá cả còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác như chính sách của nhà nước tư bản, xung đột xã hội, đình công…
Chính những nhân tố đó làm cho giá cả hàng hoá xuất khẩu luôn biến động gây nên việc nghiên cứu rất kho khăn và đòi hỏi chi phí lớn về vật chất. Nhưng điều này hết sức quan trọng trong công tác sản xuất và làm hạn chế rủi ro, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.5. Lập phương án kinh doanh.
Trên cơ sở đã nghiên cứu vững chắc và các kết quả đã thu được qua các khâu trên doanh nghiệp xuất khẩu đưa ra phương án kinh doanh cụ thể. Đây là bước chuẩn bị trên giấy tờ đoán về diễn biến khi thực hiện quá trình xuất khẩu hàng hoá, cũng như các mục tiêu sẽ đạt được khi thực hiện quá trình này. Phương án kinh doanh này là kế hoạch hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu xác định của doanh nghiệp.
Để xây dựng được phương án kinh doanh tốt cần tiến hành theo trình tự sau:
Đánh giá tổng quát về thị trường và đối tác buôn bán. Dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích về thị trường và đối tác nước ngoài rút ra được những kết luận cơ bản về tình hình thị trường mà doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó phân tích để thấy được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công tác xuất khẩu.
Chọn mặt hàng và thời gian, địa điểm, điều kiện và cách kinh doanh. Bước này đòi hỏi phải được chuẩn bị thật đầy đủ, kỹ lưỡng dựa trên cơ sở phân tích thông tin có liên quan.
Đề ra các mục tiêu cụ thể sẽ đạt được khi tiến hành kinh doanh, có thể là các mục tiêu về lợi nhuận, doanh số, mục tiêu về uy tín. Đây là một công việc cần thiết bởi vì phải xác định rõ ràng các mục tiêu thì từ đó mới có các cơ sở để xây dựng các biện pháp cụ thể với các chỉ tiêu phù hợp với các mục tiêu đã đặt ra.
Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình kinh doanh.
Đây là việc làm tất yếu và quan trọng bởi vì nếu không đánh giá được hiệu quả kinh tế hay đánh giá sai, nâng cao hiệu quả kinh tế so với hiệu quả thực thì dễ dàng dẫn đến rủi ro, thua lỗ khi tiến hành thực hiện. Hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh doanh có thể đánh giá qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Chỉ tiêu tỉ xuất ngoại tệ.
+ Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn.
+ Chỉ tiêu tỉ xuất doanh lợi.
+ Chỉ tiêu điểm hoà vốn.
Cùng với các mặt khác như uy tín của công ty mối quan hệ cũng được củng cố và mở rộng với nhiều bạn hàng. Do vậy, mà công tác lập phương án kinh doanh là một công tác quan trọng và cần thiết, một phương án kinh tế mà được lập một cách khoa học, khéo léo dựa trên cơ sở các phân tích chuẩn xác và đúng đắn về thị trường, bạn hàng cũng như về chúng tui có ý nghĩa quyết định hêt sức quan trọng đến sự thành hay bại trong kinh doanh.
2. Nội dung chủ yếu trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá.
2.1. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
Trong thương mại quốc tế có rất nhiều cách giao dịch, mỗi cách đều có đặc điểm riêng, cách thức tiến hành khác nhau cho nên đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá chúng ta cũng có thể tuỳ ý lựa chọn các cách giao dịch làm sao để đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể đưa ra một số cách mà thông thường hay được sử dụng trong hoạt động xuất khẩu, đó là:
Giao dịch thông thường: Hai bên mua bán thoả thuận đàm phán trực tiếp hay thông qua thư từ điện tử… đây là hình thức giao dịch được tiến hành phổ biến hiện nay trong hoạt động thương mại, hình thức này tránh được hiểu lầm, giảm được chi phí trung gian, bám sát được thị trường nhiều biến động...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status