Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mĩ - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mĩ



Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I 3
Lý LUậN CHUNG Về XUấT KHẩU 3
và tình hình sản xuất, buôn bán hàng dệt may 3
trên thế giới 3
I . KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 3
Bàn về vai trò của hoạt động xuất khẩu 4
II . CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 8
1. Xuất khẩu trực tiếp 8
2. Xuất khẩu gián tiếp 9
3. Xuất khẩu uỷ thác 9
4. Buôn bán đối lưu 10
5. Gia công quốc tế 10
6. Xuất khẩu tại chỗ 11
7. Xuất khẩu theo nghị định thư 11
8. Tái xuất khẩu 11
III. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU. 12
1. Nghiên cứu thị trường 12
2. Lập phương án kinh doanh 14
3. Đàm phán và ký kết hợp đồng. 15
4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán. 17
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 21
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cho phép các nhà kinh doanh thấy được những gì họ sẽ phải đối mặt và đứng trước tình thế đó thì họ phải xử lý như thế nào? Tuỳ từng phạm vi nghiên cứu sẽ có các yếu tố khác nhau và mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động xuất khẩu, cụ thể như: 21
1.Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp 21
2. Các yếu tố thuộc phạm vi quốc gia 22
3. ảnh hưởng của xu hướng biến động về mối quan hệ kinh tế -xã hội thế giới 25
V. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG DỆT MAY 26
TRÊN THẾ GIỚI 26
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường thế giới 26
2. Tình hình buôn bán hàng dệt, may thế giới 28
3. Quá trình tự do hoá buôn bán toàn cầu hàng dệt may và những tác động tới buôn bán hàng dệt may thế giới 31
Chương II 35
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may việt nam 35
vào thị trường Mĩ, giai đoạn 1997-2002 35
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤTVÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1997-2002 35
1. Thực trạng sản xuất của ngành dệt may, giai đoạn 1997-2002 35
1.1. Năng lực sản xuất của ngành dệt may 35
Biểu đồ 3: Sản lượng vải lụa các loại 42
2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, giai đoạn 1997-2002 44
II. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY TẠI MĨ VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT- MĨ 49
1. Khái quát về thị trường Mĩ * 49
1.1. Thị trường lớn nhất thế giới 50
1.3. Cơ cấu nhập khẩu thiên về hàng tiêu dùng và quan hệ với bạn hàng theo chiều sâu 51
2. Khái quát về quan hệ thương mại Mĩ -Việt Nam 53
3. Những quy định pháp lý liên quan tới việc hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mĩ 54
Thuế phi MFN 55
MFN 55
20,6% 55
4. Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu hàng dệt may của Mĩ 64
III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MĨ, GIAI ĐOẠN 1997-2002 69
1. Về kim ngạch xuất khẩu 69
Đơn vị: Triệu USD 70
2.Về cơ cấu sản phẩm 72
IV . ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MĨ, GIAI ĐOẠN 1997-2002 74
1. Những thuận lợi của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mĩ 74
2. Những khó khăn và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mĩ 76
Chương III 83
định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 83
hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mĩ 83
I. QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ CHO NGÀNH DỆT MAY 83
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 86
HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MĨ 86
1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp 86
2. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ 88
Kết luận 98
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ủa thị trường sản xuất các sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, bởi vậy ngành này có tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng thấp, trung bình đạt 11.27% . Nhưng do có sự ảnh hưởng
Biểu đồ 3: Sản lượng vải lụa các loại
Nguồn: Niên giám thống kê 2001
của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á năm 1997, giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp tăng chậm với tốc độ trung bình đạt 13,97%; nên tổng giá trị sản lượng ngành dệt may đã bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp, nhưng vẫn ở mức thấp hơn, với mức trung bình là 13,35% (xem biểu đồ 4).
Nhìn chung, ngành dệt may Việt Nam ít chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á nên tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng toàn ngành vẫn giữ ở mức ổn định và tăng trưởng dương.
1.3. Cơ cấu sản phẩm.
Đi cùng với sự thay đổi dần máy móc, trang thiết bị thì các sản phẩm dệt may đã dần được đa dạng hoá. Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng Polyeste pha bông với nhiều tỷ lệ khác nhau tăng nhanh. Các loại sợi 100% polyeste, các sản phẩm cotton/visco, cotton/acrylic... đã được sản xuất và đưa ra thị trường cả trong và ngoài nước. Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã
Biểu đồ 4: Tăng trưởng giá trị sản lượng hàng dệt may
( mốc so sánh: năm 1995)
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001.
bắt đầu được sản xuất: đối với mặt hàng 100% sợi bông, các mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ số cao phục vụ cho may xuất khẩu, mặt hàng sợi bông dày được tăng cường công nghệ làm bóng, tăng tính cơ học...
Đối với một số mặt hàng sợi pha, các mặt hàng katê đơn màu sợi 76/76 đều thay sợi dọc 76/2, các loại vải dày như gabadin, kaki, simili,... tuy sản lượng chưa cao nhưng cũng bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp.
Đối với mặt hàng 100% sợi tổng hợp, nhờ được trang bị thêm hệ thống xe săn sợi với độ săn cao, thiết bị comfit, thiết bị giảm trọng lượng đã tạo ra nhiều mặt hàng giả tơ tằm, giả len... thích hợp với khí hậu nhiệt đới, bước đầu giành được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với mặt hàng dệt kim, 75 - 80% sản lượng hàng dệt kim từ sợi Pe/Co được xuất khẩu, tuy nhiên chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm giá thấp và trung bình, tỷ trọng các mặt hàng chất lượng cao còn rất thấp.
Điều này không có nghĩa là cơ cấu sản phẩm may không có sự thay đổi mà nó đã có sự thay đổi đáng kể, từ chỗ chỉ may được quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà, đồng phục học sinh... đến nay ngành may đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của những nhà nhập khẩu khó tính, quần áo thể thao, quần jean... Sản phẩm phụ liệu may cũng đã có những tiến bộ nhất định cả về chủng loại và chất lượng. Những sản phẩm khác như chỉ khâu Total Phong Phú, khoá kéo Nha Trang, Mex Việt Pháp,... đủ tiêu chuẩn chất lượng cho khâu may xuất khẩu tuy sản lượng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển.
2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, giai đoạn 1997-2002
2.1. về kim ngạcn xuất khẩu
Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Tuy nhiên trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu nói riêng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á; nên xuất khẩu dệt may có phần tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đó, đặc biệt là năm 1997-1998. Năm 1995, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 750 triệu USD gấp 5,01 lần so với năm 1991 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 49,81%. Năm 2001, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 2000 triệu USD gấp 2,67 lần so với năm 1995 chiếm tỷ trọng 13,25% cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, với mức tăng trưởng hàng năm là 24,8% /năm, riêng năm 1998 so với năm 1997 chỉ tăng 0,15% (xem số liệu bảng 2). Năm 2002 được coi là năm thành công của ngành dệt may Việt Nam, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 2,75 tỷ USD tăng 37,5% so với năm 2001, điều này xuất phát từ thực tế là các nước trong khu vực đã cơ bản khắc phục được tình trạng nền kinh tế trì trệ, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm nhiều đến xuất khẩu hàng dệt may, thêm vào đó là thị trường hàng dệt may Việt Nam được mở rộng đặc biệt là thị trường Mĩ. Có thể nói lợi ích đem lại từ hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã phần nào thể hiện trong năm vừa qua đặc biệt là ngành dệt may bởi chỉ trong 3 tháng đầu năm 2003 giá trị kim ngạch toàn ngành đã tăng lên 500 triệu USD (xem bảng 12), đây mức cao nhất kể từ năm 1997 và ngành dệt may đã vươn lên vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu (tính từ tháng 7/2002) trước cả ngành xuất khẩu dầu thô.
Bảng 2 : Giá trị xuất khẩu hàng dệt may và xuất khẩu Việt Nam
Đơn vị : Triệu USD
Năm
Chỉ tiêu \
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
KNXKDM
750
1.150
1.349
1.351
1.682
1.892
2.000
2.750
TĐTT (%)
-
53,33
17,30
0,15
24,50
12,48
5,71
37,5
TKNXKCN
5.200
7.255
8.759
9.361
11.523
14.455
15.100
16.530
TT/TS (%)
14,4
15,2
15,4
14,4
14,6
13,08
13,25
16,64
KNXKDM- kim ngạch xuất khẩu dệt may
TĐTT- tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu dệt may
TKNXKCN- tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
TT/TS- tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may / tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Nguồn: Bộ thương mại và TCTy VINATEX
Tuy nhiên, phía trước còn rất nhiều khó khăn đòi hỏi ngành dệt may phải có sự phân tích và điều chỉnh hợp lý để hàng dệt may trụ được trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mặc dù hàng dệt may của Việt Nam là một mặt hàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được khiêm tốn. Năm 1994, riêng Trung Quốc cũng đã xuất khẩu được 15 tỷ USD, hàng dệt may ấn Độ là 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD (số liệu trích lại từ tạp chí Kinh tế và phát triển (TC KT-PT) số 33 năm 2000).
2.2. Về cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu
So với ngành may thì công nghiệp dệt của Việt Nam còn rất hạn chế. Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ và rất tốn kém. Do vậy, ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước. Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn phải nhập ngoại. Đặc biệt là ở Việt Nam hình thức nhận gia công hàng may mặc là chủ yếu, các hợp đồng gia công thường không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên liệu đã khiến không ít doanh nghiệp may mặc Việt Nam lúng túng, bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng khó xuất khẩu khó làm như veston chiếm tỷ lệ nhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo jacket, áo váy, sơ mi đơn giản. Đến nay, những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện. Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp không t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status