Cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế, thực tiễn ở Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế, thực tiễn ở Việt Nam



Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý thuyết chung về Cán cân thanh toán quốc tế và
Tăng trưởng kinh tế .4
1. Cán cân thanh toán quốc tế và các nội dung chính .4
1.1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 4
1.2 Phân tích các nội dung của cán cân thanh toán quốc tế .5
1.3 Khái niệm thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế 14
2. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế .18
2.1 Khái niệm và các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế .18
2.2 Một số lý thuyết tăng trưởng kinh tế .21
2.3 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 25
2.4 Các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế 26
3. Quan hệ giữa cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng
kinh tế 29
3.1 Ảnh hưởng của thặng dư và thâm hụt các cán cân bộ phận đến
tăng trưởng kinh tế .29
3.2 Tác động của chính sách tăng trưởng kinh tế đến cán cân
thanh toán quốc tế 38
Chương II: Thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .44
1. Tình hình kinh tế Việt Nam từ sau năm 1990 44
2. Thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam giai đoạn
1995 – 2001 45
2.1 Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 46
2.2 Cán cân vốn của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .57
2.3 Cán cân thanh toán chính thức của Việt Nam giai đoạn
1995 – 2001 .61
3. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .62
4. Tác động qua lại giữa cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .68
4.1 Tác động của cán cân thanh toán quốc tế đến tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .69
4.2 Những ảnh hưởng của chính sách tăng trưởng kinh tế đến cán
cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .74
Chương III: Biện pháp quản lý cán cân thanh toán quốc tế nhằm
hướng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới .78
1. Quản lý cán cân thương mại .78
1.1 Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu của cán cân
thương mại nước ta 78
1.2 Ảnh hưởng của việc nhập siêu đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam .82
1.3 Biện pháp quản lý cán cân thương mại và tình trạng nhập siêu 83
2. Quản lý cán cân vãng lai .86
2.1 Quản lý cán cân dịch vụ 86
2.2 Quản lý các khoản thu nhập đầu tư và chuyển giao một chiều .87
3. Quản lý cán cân vốn .88
3.1 Quản lý đầu tư nước ngoài 88
3.2 Quản lý nợ nước ngoài .89
Kết luận .90
Danh mục tài liệu tham khảo 92
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

và công nghệ hiện đại, bỏ qua những bước trung gian và rút ngắn thời gian đạt tới trình độ hiện đại. Có thể đi theo trình tự ngược lại là ứng dụng công nghệ tiên tiến nhập khẩu, phát triển khoa học ứng dụng. Sau khi đã đạt tới trình độ phát triển kinh tế xã hội cần thiết thì mới quay lại nghiên cứu cơ bản.
- Sự thay đổi vai trò của các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong của một nước đối với quá trình công nghiệp hoá. Trước kia, quá trình công nghiệp hoá diễn ra ở các nước trong một cơ cấu kinh tế tương đối hoàn chỉnh và khép kín thì ngày nay, do xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các nền kinh tế dù muốn hay không đều bị hút vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành cơ cấu kinh tế và cách thức tiến hành công nghiệp hoá, làm thay đổi lực lượng giữ vai trò đầu tàu và trình tự ưu tiên phát triển các lĩnh vực kinh tế của quá trình công nghiệp hoá.
- Chính sách công nghiệp hoá ngày nay không còn mang tính tự phát như đã từng diễn ra ở các nước đi trước mà vai trò của Nhà nước ngày càng có ý nghĩa quyết định. Nhà nước không chỉ có chức năng hoạch định chiến lược, chính sách phát triển mà còn trực tiếp đầu tư, hình thành cơ sở ban đầu, chia sẻ rủi ro trong các lĩnh vực mới mẻ, cần ưu tiên phát triển…
Do những đặc điểm mới của chính sách công nghiệp hoá, ngày nay mỗi quốc gia có một chiến lược công nghiệp hoá riêng biệt. Những chính sách này gây nên những ảnh hưởng cục bộ đến toàn bộ nền kinh tế và có những tác động đến hoạt động kinh tế đối ngoại và do đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia ảnh hưởng đến tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các chính sách này ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thanh toán quốc tế.
3.2.1 Tác động của chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu:
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Chiến lược này là chiến lược các quốc gia sẽ cố gắng tự sản xuất những hàng hoá thiết yếu thay thế các loại hàng hoá phải nhập khẩu. Lấy thị trường trong nước làm trọng tâm phát triển, tạo ra một sức sản xuất mới, khai thác các nguồn lực có sẵn của quốc gia, mở rộng thị trường liên ngành trong nền kinh tế, tạo công ăn việc làm. Thực hiện chiến lược này không có nghĩa là các quốc gia thực hiện đóng cửa nền kinh tế mà chỉ quản lý chặt nhập khẩu.
Mục đích của việc thực hiện chiến lược này là nhằm bảo hộ các ngành sản xuất công nghiệp còn non trẻ trong nước, giảm việc phụ thuộc vào vốn và công nghệ nước ngoài. Công cụ để thực hiện chiến lược này là việc áp dụng hàng rào thuế quan cao và các hàng rào phi thuế quan cùng với hàng loạt các chính sách khuyến khích sản xuất trong nước.
Chiến lược này thường được các quốc gia tiến hành trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế. Ưu điểm của nó là trong giai đoạn này, nền sản xuất trong nước còn kém phát triển nên có thể xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp trong nước. Đồng thời chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu giúp các quốc gia không bị phụ thuộc vào môi trường quốc tế, tự chủ trong việc cung cấp hàng hoá trong nội địa, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường thế giới đến nền kinh tế trong nước.
Như vậy khi thực hiện chiến lược này, hoạt động nhập khẩu của quốc gia này bị hạn chế một cách đáng kể, tuy nhiên do tập trung vào sản xuất nhằm thay thế nhập khẩu nên các quốc gia này cũng không đẩy mạnh được xuất khẩu. Như vậy tuy quốc gia có thể làm cho cán cân thương mại thặng dư bằng cách hạn chế nhập khẩu nhưng cũng không đẩy nhanh được kim ngạch xuất khẩu do đó cán cân thương mại cũng không mấy khả quan.
Bên cạnh đó, chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu lại có thể vẫn cần một lượng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, mà máy móc thiết bị thường có giá trị lớn nên có thể vẫn làm cho cán cân thương mại bị thâm hụt. Đồng thời để thực hiện chiến lược này quốc gia đó cũng cần một lượng vốn tương đối để đầu tư cho sản xuất trong nước do vậy làm tăng sự thiếu hụt trong cán cân tài khoản vốn. Ngoài ra việc bảo hộ nền sản xuất trong nước sẽ làm cho nền sản xuất bị suy yếu, mất khả năng cạnh tranh, do đó hoạt động đầu tư tài chính vào trong nước cũng mất đi sức hấp dẫn của nó. Kết quả của chiến lược này có thể làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai.
Như vậy, chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu có thể đem lại sự bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước, có thể làm giảm lượng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ vào trong nước nhưng cũng không cải thiện được cán cân thanh toán cũng như cán cân vãng lai thậm chí còn có thể gây thiếu hụt cán cân vốn. Để giải quyết vấn đề này quốc gia đó sẽ phải giảm lượng dự trữ ngoại hối hay đi vay từ IMF.
3.2.2 Tác động của chính sách công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu:
Ngược với chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu lấy trọng tâm là phát triển sản xuất hàng hoá dành cho xuất khẩu, phục vụ thị trường quốc tế trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của quốc gia. Trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu, các quốc gia lại có chính sách phát triển công nghiệp tổng thể hay các ngành công nghiệp mũi nhọn. Thông qua đó thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá.
Để thực hiện chiến lược này, các quốc gia đã áp dụng các chính sách nhằm thu hút tư bản, kỹ thuật, công nghệ và kiến thức quản lý tiên tiến của các nước phát triển bằng cách ban hành các đạo luật ưu đãi đầu tư nước ngoài cho tăng cường xuất khẩu, xoá bỏ hàng rào bảo hộ, lập các khu chế xuất, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng… ở trong nước, các chính sách nhằm làm tăng sản lượng nông nghiệp, mở rộng thị trường trong nước, giảm giá sức lao động ở mức thấp đồng thời giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ chuyển đổi nhằm làm cho hàng xuất khẩu cạnh tranh được về giá trên thị trường thế giới và xuất khẩu được các sản phẩm tiêu hao nhiều lao động.
Chính sách tăng trưởng kinh tế dựa vào chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu có tác động không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế. Với những chính sách của mình các quốc gia áp dụng chiến lược này có được một lượng lớn hàng hoá xuất khẩu do đó làm cho cán cân thương mại trở nên khả quan. Đồng thời lại tạo ra một môi trường tương đối thuận lợi thu hút được nhiều nhà đầu tư, kêu gọi được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp vào trong nước tạo cho cán cân vãng lai một mức thặng dư lớn cũng như tạo ra dư thừa trong cán cân tài khoản vốn.
Tuy chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu có những tác động tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế nhưng chiến lược này không phải không có những điều bất lợi, như việc xuất khẩu hàng nông sản và nguyên vật liệu cô...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status