Quan hệ thương mại Việt Nam - EU - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Quan hệ thương mại Việt Nam - EU



Đối với hàng hoá từ các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan. Việt Nam nhập khẩu rất ít vì trình độ phát triển của họ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu của Việt Nam nên quan hệ buôn bán với họ chua được mở rộng. Trong tương lai đây là những thị trường có tiềm năng phát triển mạnh.
Tuy nhập khẩu từ EU vào Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng vẫn chậm hơn so với xuất khẩu từ Việt Nam sang EU. Nét nổi bật trong hoạt động ngoại thương thời gian qua là không ngừng giảm nhập siêu từ phía Việt Nam. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với nhập khẩu được tăng lên theo từng năm và theo từng giai đoạn. Năm 1993 tỷ lệ này là 0,51%; năm 1994 là 0,81%; năm 1995 và 1996 lên tới 1%, đặc biệt năm 1997 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ các nước EU là: ô tô, phụ tùng và linh kiện ô tô, xe máy nguyên chiếc, phân bón, thiết bị điện, hoá chất, công cụ y tế, nguyên liệu cho công nghiệp và một số mặt hàng cao cấp khác (xem bảng 8)
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chính của Việt Nam trong khối EU phải kể đến Bỉ (29,9%), Italia (17,2%), Hà Lan (15,9%), Đức (15,4%), Anh (9,9%), Pháp (5,1%), Tây Ban Nha (4,1%), Thuỵ Điển (0,8%, Đan Mạch (0,8%), Hy lạp 90,6%), Bồ Đào Nha (0,2%), áo (0,1%). Cho đến nay, mặt hàng này vẫn chưa xâm nhập được vào thị trường Ailen, Phần lan và Luxemburg.
Hiện nay, Việt Nam có trên 200 nhà máy chế biến thuỷ sản, có khả năng chế biến khoảng 200.000 tấn sản phẩm xuất khẩu/năm. Trong số này, có 70% cơ sở đã hoạt động trên dưới 10 năm, máy móc thiết bị phần lớn đã lạc hậu, Công nghệ chế biến đơn giản, chủ yếu là công nghệ đông lạnh. Tỷ trọng lao động thủ công rất lớn. Các yêu cầu vệ sinh thực phẩm cũng chưa được đảm bảo. Cho tới nay, mới chỉ có 40 nhà máy đủ điều kiện chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào từng nước thuộc EU và 20 nhà máy được phép xuất khẩu hàng sang Mỹ. Đây là điểm yếu nhất của ngành thuỷ sản vì sau vòng đàm phán Urugoay và sự ra đời của WTO, các biện pháp phi thuế quan truyền thống như hạn ngạch và giấy phép trở nên khó áp dụng. Các nước phát triển đang chuyển sang sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước. Vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường và bảo vệ sinh thái là những lý do mà EU thường xuyên đưa ra để hạn chế nhập khẩu thuỷ sản vào lãnh thổ của mình. Trong điều kiện đó, nếu các nhà máy của Việt Nam không cải tiến công nghệ và không áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ (theo tiêu chuẩn HACCP – tiêu chuẩn của EU) thì khó có thể đẩy mạnh được hơn nữa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Hơn nữa, gần như toàn bộ các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam đếu đang dựa vào nguồn nguyên liệu khai thác tự nhiên, do nuôi trồng chưa phát triển và chưa trở thành nguồn cung cấp ổn định. Mặc dù vậy, thuỷ sản Việt Nam vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam đang ngày càng có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh, do EU có cơ chế loại dần số mặt hàng được hưởng GSP.
b/ Hàng dệt may
Từ những năm 80, Việt nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước lớn thuộc EU như: Anh, Đức, Pháp... với số lượng còn khiêm tốn. Nhưng kể từ khi chính phủ Việt Nam ký Hiệp định dệt may với EU (ngày 15/12/1992), xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này thực sự tăng nhanh đến bất ngờ. Dệt may đã trở thành một trong mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước với mức tăng trưởng bình quân hơn 40%/năm. Hiện nay dệt may là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ hai và đang chiếm một vị trí quan trọng trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 950 triệu USD, tăng gấp 4 lần so với năm 1991.
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU
Giai đoạn 1995- 2002
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Bùi Huy Khoát: Thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Trung tâm nghiên cứu Châu Âu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội tháng 12/2002.
Biểu đồ 2 cho thấy khi Hiệp định về hàng dệt may giữa Việt Nam và EU có hiệu lực. Theo hiệp định, EU đề ra một danh mục gồm 151 mặt hàng, trong đó có 106 nhóm hàng phải quản lý bằng hạn ngạch (từ 1996 giảm xuống còn 54 nhóm, các mặt hàng thủ công dân gian được đưa ra khỏi danh mục chịu hạn ngạch). Ngoài ra, hiệp định còn cho Việt Nam thêm hạn ngạch là 1270 tấn nguyên liệu làm gia công từ EU. Trong bản hiệp định dệt may hai bên mới ký kết năm 1997 (cho giai đoạn 1998 – 2000), Việt Nam được phép xuất khẩu vào EU với khối lượng từ 21.938 tấn đến 13.000 tấn hàng, số “cat” chịu quản lý giảm từ 106 xuống còn 29 và tăng hạn ngạch ở một số “cat” nóng, đồng thời nâng mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các “cat” lên 27%. Hiệp định cũng quy định 16 nhóm hàng được áp dụng hệ thống giấy phép tự động và 6 nhóm hàng sẽ không bị kiểm tra hai lần. Nhờ có sự liên tục sửa đổi về nội dung hiệp định theo hướng EU ngày càng dành nhiều ưu đãi cho Việt Nam hơn, nên kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU tăng lên nhanh chóng
Hiện nay, EU là thị trường xuất khẩu dệt may theo hạn ngạch lớn nhất, chiếm tỷ trọng 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 1993 đến nay. Thị trường EU không chỉ dành cho nước ta một kim ngạch xuất khẩu lớn mà còn làm tăng uy tín, chất lượng sản phẩm của Việt Nam vì được người tiêu dùng Châu Âu đánh giá rất cao. Điều này có thể coi là chiếc “chìa khoá” để mở cửa các thị trường khác trên thế giới.
Tính đến nay, cả nước có hơn 500 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu dệt may sang EU. Trong EU, bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Đức chiếm 46,9% tổng kim ngạch, bỏ xa các nước khác: Pháp 10,8%, Hà Lan 10,3%,Anh 9,4%, Bỉ 6,1%, Tây Ban Nha 5,1%, ý 4,4%, Đan Mạch 2%, Thuỵ Điển 1,9%, áo 1,5%, Phần Lan 0,6%, Ailen 0,4%, Luxemburrg 0,3%, Hy Lạp 0,2%...
Trong các chủng hàng xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng truyền thống như áo jăcket, sơmi, quần Âu..., còn các mặt hàng có giá trị cao như complet, măngtô... vẫn chưa đạt được do yêu cầu cao về kỹ thuật của thị trường này. Dù thị trường EU đã tương đối mở rộng, nhưng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang EU đang có xu hướng chậm lại do có sự hạn chế về mẫu mã, chất lượng hàng hoá, trình độ lao động... Đồng thời, sự bất lợi về tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam (VND), đồng EURO với đồng đôla Mỹ (USD) cũng khiến khả năng cạnh tranh của Việt Nam trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi chạm trán với đối thủ lớn như Trung Quốc, Indonesia... Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam thường không tiếp cận được với các doanh nghiệp EU một cách trực tiếp mà phải thông qua các nước trung gian như Đài Loan, Hồng Kông... Họ chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU. Đã vậy, số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam là quá thấp so với nhiều nước trong khu vực. Trong khi đó, số hạn ngạch lại bị chia thành nhiều nhóm hàng với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp nên doanh nghiệp Việt Nam chỉ tận dụng được khoảng 40% mức hạn ngạch của EU. Mặt khác, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu là theo hình thức gia công (chiếm tỷ trọng trên 80%) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là:
Sự yếu kém của ngành dệt là cho nó chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may.
cách gia công với thuộc tính dễ dãi, ít rủi ro làm cho ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tính cạnh tranh.
Cách thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý đã kìm hãm chức năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may.
Sự tồn tại những rào cản trong thương mại dệt may trên thị trường EU.
Nếu không tìm cách khắc phục những nguyên nhân ngày càng được các nhà xuất khẩu và quản lý nhận ra này thì trong thời gian tới không những không thể đẩy mạnh được xuất khẩu mà còn không thể đứng vững trong cạnh tranh với Trung Quốc và các nước ASEAN khác khi EU huỷ bỏ chế độ hạn ng
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status