Vận dụng các công cụ Marketing-Mix vào việc duy trì và bảo vệ thị phần của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Vận dụng các công cụ Marketing-Mix vào việc duy trì và bảo vệ thị phần của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long



Mục lục trang
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ CÁC CÔNG CỤ MARKETING MIX
I. CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.Một số vấn đề về thị trường 3
1.1.Vai trò của thị trường 3
1.2.Phân đoạn thị trường 4
1.3. Định vị sản phẩm 5
2. Khái niệm cạnh tranh 7
3. Các loại lợi thế cạnh tranh 8
3.1 Lợi thế cạnh tranh bên trong 8
3.2 Lợi thế cạnh tranh bên ngoài 8
II. MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 9
1. Môi trường vĩ mô 9
1.1 Môi trường nhân khẩu học 9
1.2 Môi trường kinh tế 9
1.3 Môi trường tự nhiên 10
1.4 Môi trường công nghệ kỹ thuật 11
1.5 Môi trường luật pháp 11
1.6 Môi trường văn hoá xã hội 12
2. Môi trường vi mô 13
2.1 Công ty 13
2.2 Người cung ứng 13
2.3 Các trung gian marketing 14
2.4 Đối thủ cạnh tranh 14
2.5 Khách hàng 15
2.6 Công chúng trực tiếp 15
III. MARKETING-MIX MỘT TRONG NHỮNG CÔNG CỤ HỮU HIỆU TRONG CẠNH TRANH 16
1. Chính sách sản phẩm 16
2. Chính sách giá 18
3 Chính sách phân phối 18
4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 19
 
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG 23
1. Đặc điểm thị trường ngành thuốc lá 23
2. Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy thuốc lá Thăng Long 25
3. Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật có tác động đến việc duy trì và bảo vệ thị phần của nhà máy. 28
3.1 Đặc điểm về nhân lực của nhà máy 28
3.2 Đặc điểm một số mặt hàng chủ yếu của nhà máy 28
3.3 Định vị một số sản phẩm của nhà máy trên thị trường 30
4. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 33
II. ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA NHÀ MÁY 36
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA NHÀ MÁY 39
1 Chính sách sản phẩm 39
2. Chính sách giá 45
3 Chính sách phân phối 46
4 Chính sách xúc tiến 48
IV NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NHÀ MÁY 49
a. Những cơ hội và thách thức 49
1. Các yếu tố luật pháp 49
2. Các yếu tố văn hoá 49
3. Các yếu tố tự nhiên 49
4. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu 50
5. Các sản phẩm thay thế 50
b.Thực trạng và xu hướng cạnh tranh bảo vệ thị phần của nhà máy 51
c. Đánh giá chung về hoạt động marketing của nhà máy 52
 
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP MARKETING-MIX NHẰM DUY TRÌ VÀ BẢO VỆ THỊ PHẦN CỦA NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG
I. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH THUỐC LÁ 54
II. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP THUỘC PHẠM VỊ NHÀ MÁY 55
1. Thành lập nhóm chuyên viên marketing 55
2. Đầu tư chiều sâu vào khâu nguyên liệu 57
3. Tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình sản xuất 58
III. CÁC GIẢI PHÁP MARKETING-MIX 58
1. Liên quan đến chính sách sản phẩm 58
2. Liên quan đến chính sách giá 62
3. Liên quan đến chính sách phân phối 63
4. Liên quan đến chính sách giao tiếp, khuyếch trương 65
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ THUỘC CẤP VĨ MÔ 66
KẾT LUẬN 68
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trung bình đã không chỉ thu hút nhóm khách hàng ngoại tỉnh, mà còn chiếm được cảm tình của một bộ phận nhỏ khách hàng ở Hà Nội và các thành phố khác, những người thích loại thuốc có độ đậm đặc cao.
Trong khi gu Anh chỉ sử dụng một loại nguyên liệu là thuốc lá vàng, quá trình chế biến không sử dụng hương liệu. Đối với những người thích khẩu vị thuộc gu hỗn hợp, hương vị cuả thuốc lá được đòi hỏi phải bền lâu, vị thuốc phải đọng lại mãi sau khi hút. Phục vụ nhóm khách hàng này, nhà máy sản xuất sản phẩm Thăng Long, Điện Biên đầu lọc, Hoàn Kiếm, Tam Đảo....chiếm 63,24% số lượng sản phẩm của nhà máy. Sản phẩm thuộc gu hỗn hợp hầu hết được sử dụng nguyên liệu nội nên sản phẩm khi đưa ra thị trường đều có mức giá thấp, nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận, đặc biệt thị trường các tỉnh và vùng nông thôn.
Trước đây, do nhu cầu tiêu dùng thấp, sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm cấp thấp, không được gắn đầu lọc. Hiện nay cùng với xu hướng gia tăng của thu nhập cũng như yêu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng, hầu hết các sản phẩm đều đã có đầu lọc, nó có tác dụng làm giảm độ độc hại khi hút thuốc, lại làm tăng vẻ sang trọng của điếu thuốc. Mặc dù vậy hai sản phẩm: Đống Đa 85, Điện Biên 70 vẫn giữ nguyên được vẻ ban đầu để phục vụ khách hàng có khả năng thanh toán thấp. Tuy hai sản phẩm này chiếm tỷ lệ trong tổng sản lượng sản xuất không cao nhưng cũng góp phần không nhỏ làm tăng tổng lợi nhuận của nhà máy, tăng tỷ lệ thị phần của nhà máy trên thị trường.
3.3. Định vị một số sản phẩm của nhà máy trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc lá với các nhãn hiệu thuốc lá khác nhau được bày bán ở khắp mọi nơi. Cuộc cạnh tranh sôi động này diễn ra chủ yếu từ những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường như: Nhà máy thuốc lá Thăng Long, Nhà máy thuốc lá Sài Gòn, Nhà máy thuốc lá Vĩnh hội, thuốc lá ngoại nhập lậu...Cùng với nhu cầu của cuộc sống được cải thiện, sức mua của dân chúng ngày càng tăng do nhu cầu sinh hoạt, giao tiếp rộng. Để chủ động chiếm lĩnh được vị trí lớn trên thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ. Trong thực tế nhà máy thuốc lá Thăng Long đã sớm nhận biết được điều này, tuy có quy mô lớn nhưng khả năng chiếm lĩnh được thị trường còn chưa tốt, nhất là khoảng thị trường thành thị với những đối tượng khách hàng có yêu cầu cao. Sản phẩm của nhà máy tuy phong phú về chủng loại, đa dạng về nhãn hiệu nhưng chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng để chiếm lĩnh từng khúc thị trường khác nhau.
Bằng thang điểm 10, theo cách đánh giá, nhận thức của khách hàng (chủ yếu trên thị trường Hà Nội) đối với một số sản phẩm của nhà máy và của đối thủ cạnh tranh tiêu biểu khác như: Vina Thăng Long, Vina Sài Gòn, Souvenir, Everest, Thăng Long, Dulịch đỏ, Dunhill, 555, cho thấy:
Thuốc 555: Phần lớn người tiêu dùng nhận xét: nhãn hiệu thuốc lá khá hoàn hảo, 70% người tiêu dùng cho các thuộc tính như: hương thơm, mùi vị và bao gói của sản phẩm với điểm trung bình là 8,5 điểm, về độ đậm của sản phẩm, người tiêu dùng đánh giá là nhẹ hơn so với thuốc lá Vina (cả Sài Gòn và Thăng Long) với số điểm là 7 điểm. Nhãn hiệu 555 được mọi người đánh giá rất cao về bao gói sản phẩm kể cả mầu sắc, hoạ tiết trình bày trên sản phẩm, nó gợi cho khách hàng cảm giác sang trọng, lịch sự và tự tin khi sử dụng.
Sản phẩm Vina Sài Gòn và Vina Thăng Long: là loại sản phẩm chung của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Hình thức bao gói đựơc người tiêu dùng đánh giá là không có sự khác biệt, nó là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất và thông dụng nhất ở mọi đối tượng khách hàng. Tuy cùng một công thức chế biến nhưng trong qúa trình sao ủ, cuốn điếu... của mỗi nơi sản xuất là khác nhau, do vậy chất lượng của hai loại sản phẩm này được người tiêu dùng đánh giá khác nhau. Hương thơm của nhãn hiệu Vina Thăng Long có phần trội hơn Vina Sài Gòn. Về mùi vị và độ đậm, Vina Sài Gòn trội hơn với số điểm đánh giá trung bình là 8 điểm so với 7,5 điểm thuộc về Vina Thăng Long. Đối với những người hay hút (nghiện) thì phần lớn họ có xu hướng thích sản phẩm của Vina Sài Gòn hơn. Do vậy trên thị trường có sự khác nhau về mức độ ưa chuộng và phân biệt về giá so với hai sản phẩm này.
Nhãn hiệu Dunhill được người tiêu dùng đánh giá cao hơn hẳn nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá Everest cả về mùi vị, hương thơm, độ nặng cũng như bao gói sản phẩm với số điểm trung bình: Dunhill 7,5 điểm, Everest xấp xỉ 7 điểm. Hiện nay Dunhill có hai loại: Dunhill xanh và Dunhill đỏ. Dunhill đỏ tạo cho người tiêu dùng cảm giác sang trọng, lịch sự, với màu sắc bao bì đỏ thẫm rất ấn tượng, hương thơm tự nhiên rất hấp dẫn khách hàng. Dunhill xanh, với hương vị bạc hà tạo cảm giác cho người tiêu dùng như đang sử dụng một loại thuốc rất nhẹ nhàng, ấm áp khi sử dụng trong mùa đông, ít gây độc hại cho sức khỏe...Nhưng nếu so sánh Dunhill với sản phẩm 555 (sản phẩm liên doanh của nhà máy thuốc lá Sài Gòn). Đây là hai sản phẩm cấp cao của hai nhà máy, mặc dù chất lượng và giá cả cũng như hình thức bao gói sản phẩm tương đối đồng đều, nhưng khi được người tiêu dùng lựa chọn thì xu hướng vẫn thiên về sản phẩm có uy tín và vị trí tốt hơn trên thị trường là 555.
Ba loại sản phẩm còn lại như: Souvenir, Thăng Long, Du lịch được người tiêu dùng ở ngoại thành ưa chuộng, đối tượng chủ yếu là người có thu nhập chưa cao. Souvenir được người tiêu dùng đánh giá đứng thứ nhất, sau đó đến Thăng Long và Du lịch đứng cuối, nhưng mức độ chênh nhau giữa ba sản phẩm này là không đáng kể.
Sơ đồ 2: Định vị theo hệ thống giá/chất lượng của một số nhãn hiệu thuốc lá trên thị trường
Chú thích: 1. 555 3. Vina Sài Gòn 5. Everest 7. Thăng Long
2. Dunhill 4. Vina Thăng Long 6. Souvenir 8. Du Lịch Đỏ
Chất lượng cao
2 1
534
78 6
Giá thấp Giá cao
Chất lượng thấp
Qua sự đánh giá của người tiêu dùng như trên, ta thấy hiện nay vị trí hiện tại của sản phẩm nhà máy không dẫn đầu mà theo sau một số nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh khác như nhà máy thuốc lá Sài Gòn, Vĩnh Hội, thuốc lá nhập ngoại. Đối với sản phẩm thuốc lá Dunhill hiện đã và đang dần chiếm lĩnh được sự yêu thích của người tiêu dùng nhưng đây là sản phẩm liên doanh, không phải thực chất do nhà máy tự sản xuất, còn Vinataba là loại sản phẩm chung của tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Do vậy trong thời gian tới để có thể duy trì và bảo vệ thị phần của mình một cách tốt nhất, nhà máy cần chú trọng hơn nữa vào chính sách sản phẩm của mình nhằm nâng cao được chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng cũng như tạo được vị trí vững chắc cho từng nhãn hiêu đặc biệt là những nhãn hiệu do nhà máy sáng tạo ra như: Thăng Long, Hoàn Kiếm, Tam Đảo, Hồng Hà...
4. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy
Trong những năm gần đây, nhà máy đã thực hiện được một số ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status