Báo cáo Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của nhà máy sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy - pdf 19

Download miễn phí Báo cáo Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của nhà máy sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần 1: Giới thiệu chung về Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-VinaSoy 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam 2
1.1.1. Giới thiệu khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi 2
1.1.2. Giới thiệu khái quát về Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-VinaSoy 3
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam 4
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam 5
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh 5
1.2.2. Các loại hàng hóa và dịch vụ hiện tại 5
1.3. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa chủ yếu 6
1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất 6
1.3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ 8
1.4. Cơ cấu tổ chức của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam 10
1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 10
1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong bộ máy quản lý 10
1.5. Nhận xét và đánh giá chung về Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam 12
2.
Phần 2: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-VinaSoy 14
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-VinaSoy 14
2.1.1. Khái quát về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy 14
2.1.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy 21
2.2. Công tác marketing của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam 25
2.2.1. Chính sách sản phẩm 25
2.2.2. Chính sách giá cả 27
2.2.3. Chính sách phân phối 31
2.2.4. Chính sách xúc tiến bán 34
2.2.5. Đối thủ cạnh tranh của Nhà máy 38
2.2.6. Công tác thu thập thông tin marketing 42
2.2.7. Nhận xét và đánh giá 47
3.
Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện 49
3.1. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ và công tác marketing tại Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-VinaSoy 49
3.2. Các đề xuất hoàn thiện 51
Kết luận 62
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t được sự hài hòa giữa hình thức và chức năng của sản phẩm. Thiết kế sản phẩm tốt sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp và tính hữu dụng của sản phẩm.
Loại sản phẩm
Hiện có
Mới
Tên nhãn hiệu
Hiện có
Mở rộng loại sản phẩm
Mở rộng nhãn hiệu
Mới
Nhiều nhãn hiệu
Nhãn hiệu mới
(Nguồn: Giáo trình Quản trị Marketing – Lê Thế Giới)
Hình 2.2: Bốn chiến lược nhãn hiệu
Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm
 Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm có ý nghĩa quan trọng bảo đảm thành công của phát triển sản phẩm mới. Việc lựa chọn nhãn hiệu phải bảo đảm những yêu cầu tối thiểu sau:
 Phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm.
 Phải hàm chứa ý đồ về định vị.
 Phải hàm ý về chất lượng.
 Tên nhãn hiệu phải dễ phát âm và dễ nhớ.
 Không trùng hay không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.
 Hợp với phong tục tập quán của thị trường mục tiêu.
Lựa chọn thương hiệu cho sản phẩm
Chính sách thương hiệu là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách sản phẩm. Đến nay, Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-VinaSoy đã bước sang 13 năm hoạt động (1997-2010), khoảng thời gian ấy không phải là ngắn đối với tuổi thanh xuân của một đời người, nhưng với một thương hiệu chỉ là sự khởi đầu. Lựa chọn thương hiệu cho một sản phẩm mới là một điều hết sức quan trọng trong tiến trình hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm. Năm 2004, ngay lần gặp gỡ đầu tiên với tác giả cuốn sách “Thương hiệu dành cho lãnh đạo” – Richard Moore, lúc đó đang làm chuyên viên tư vấn cho 20 thương hiệu chủ lực của Sài Gòn tiếp thị, Lãnh đạo Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-VinaSoy đã hoàn toàn bị thuyết phục và quyết định chọn Richard Moore làm đối tác.
Nhà Máy đã sử dụng thương hiệu “VinaSoy” để thể hiện cam kết mang đến cho khách hàng sức khỏe tốt nhất và hương vị thơm ngon nhất từ những hạt đậu nành từ thiên nhiên.
Ý nghĩa thương hiệu: thể hiện tính chuyên nghiệp, dẫn đầu về các sản phẩm chế biến từ đậu nành và thay mặt cho ngành hàng đậu nành tại Việt Nam. Điều này thể hiện trong câu slogan “Duy nhất đậu nành. Riêng dành cho bạn”.
Tính cách thương hiệu: “thiên nhiên, sáng tạo, tân tâm”. Nhà máy đã không ngừng sáng tạo để mang đến cho người tiêu dùng không chỉ sức khỏe tốt nhất và hương vị thơm ngon nhất từ đậu nành thiên nhiên mà còn là sự hài lòng thông qua các dịch vụ chu đáo và tận tâm.
Quyết định lựa chọn bao gói sản phẩm
Bao bì sản phẩm phải đảm bảo thực hiện đồng thời bốn chức năng: bảo quản và bán hàng hoá, thông tin về hàng hoá, thẩm mỹ, tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng và chức năng thương mại.
Các chính sách sản phẩm tại Nhà máy
Hiện tại Nhà máy chưa triển khai chính sách sản phẩm nào, Nhà máy vẫn giữ ba loại sản phẩm mà không có sự đổi mới. Năm 2006 Nhà máy đưa ra sản phẩm mới là Sữa đậu nành mè đen VinaSoy và mặt hàng này đã đi đến tay người tiêu dùng và được đón nhận nhiệt tình. Doanh thu từ Sữa đậu nành mè đen VinaSoy năm 2006 là 9.289.506.500 đồng nhưng đến năm 2009 con số đó tăng lên 47.862.945.375 đồng tức tăng 415,24%.
Các sản phẩm của Nhà máy luôn có logo VinaSoy thể hiện sự cam kết của Nhà máy luôn hướng tới khách hàng của mình và giữ vững vị thế là “công ty mẹ” trong ngành hàng sữa đậu nành Việt Nam. Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-VinaSoy luôn muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất trên thị trường. Sự thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng sẽ tạo được sự trung thành lâu dài với Nhà máy. Nhà máy cần tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất theo nhu cầu của khách hàng để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của những khách hàng mục tiêu, bên cạnh đó dịch vụ đi kèm phải tốt.
Chính sách giá cả
Khái niệm về giá cả
Giá cả là yếu tố duy nhất trong marketing- mix tạo ra doanh thu, các yếu tố khác thì tạo ra giá thành.
Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp. Trong việc phát triển sản phẩm mới doanh nghiệp phải có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Việc xác định giá cả là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua của khách hàng. Chính vì vậy mà trước khi tìm hiểu về giá cả ta phải biết khái niệm về giá cả là gì.
Đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì giá cả cũng được định nghĩa khác nhau:
+ Với hoạt động trao đổi: giá cả là mối tương quan trao đổi trên thị trường.
+ Với người mua: giá cả của một sản phẩm là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm đó.
+ Với người bán: giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập mà người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó.
Tầm quan trọng của chính sách giá cả
Giá sản phẩm phụ thuộc và chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, lao động đến quan hệ cung cầu, xu hướng tiêu dùng, chính sách kinh tế,… Định giá sản phẩm còn tác động đến định vị sản phẩm trên thị trường. Giá cả biến động trong suốt vòng đời sản phẩm và trở thành đặc trưng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược marketing. Về cơ bản, chiến lược định giá là sự lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị trường. Việc này dựa trên những phân tích đầy đủ quan hệ cung – cầu, mức chi trả của khách hàng mục tiêu. Định giá tương quan chặt chẽ với chiến lược định vị của doanh nghiệp.
Chiến lược định giá gần như là một bộ phận không tách rời chiến lược marketing. Cùng với chiến lược sản phẩm, phân phối, chiến lược định giá giúp doanh nghiệp tạo một định vị phù hợp cho sự phát triển lâu dài.
Mục tiêu và nguyên tắc định giá
Mục tiêu của định giá
+ Tối đa hóa lợi nhuận: Mục tiêu này có thể áp dụng trong thời gian trước mắt hay lâu dài và không nhất thiết phải được diễn giải bằng mức giá cao.
+ Tăng thị phần: Mục tiêu này sẽ đem lại một số lợi ích có tính chiến lược.
+ Tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm: Đây là mối quan tâm của các nhà sản xuất khi muốn duy trì cơ sở sản xuất của mình hoạt động gần với công suất hiện tại.
+ Ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường: Các mức giá chỉ tạo ra lợi nhuận khiêm tốn thường sẽ khiến các đối thủ cạnh tranh nản lòng không tham gia vào thị trường.
+ Xây dựng nhận thức về chất lượng nhãn hiệu hay sự độc nhất: Một số người nghĩ rằng các sản phẩm giá thấp là hàng kém chất lượng, còn những sản phẩm giá cao là hàng chất lượng tốt.
+ Thu hút khách hàng đến cửa hàng bằng cách giảm giá một mặt hàng chính.
+ Khuyến khích mua thử: Phương pháp này thường dùng để quảng bá cho các sản phẩm và dịch vụ mới được giới thiệu.
Nguyên tắc định giá
Chiến lược giá là sự kết hợp của các phân tích trên...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status