Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Hồ Chí Minh - pdf 19

Download miễn phí Đồ án Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Hồ Chí Minh



MỤC LỤC
MỤC LỤC . 2
DANH SÁCH BẢNG BIỂU . 4
DANH SÁCH HÌNH ẢNH . 4
TÓM TẮT NỘI DUNG . 5
PHẦN 1. GIỚI THIỆU . 6
1.1 Lý do hình thành đề tài . 6
1.2 Mục tiêu của đề tài. . 7
1.3 Ý nghĩa của đề tài. . 7
1.4 Phạm vi và giới hạn của đề tài. . 7
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 8
2.1 Khái niệm tăng dân số cơ học. . 8
2.1.1 Tăng dân số cơ học là gì và các loại hình tăng dân số cơ học. . 8
2.1.2 Các yếu tố tác động đến quá trình di dân. . 8
2.1.3 Các hình thức di dân. . 10
2.2 Lựa chọn lý thuyết áp dụng cho mô hình phân tích. . 10
PHẦN 3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11
3.1 Qui trình nghiên cứu. . 11
3.2 Đánh giá và lựa chọn biến . 11
3.2.1 Biến phụ thuộc . 11
3.2.2 Biến độc lập. 11
3.3 Kì vọng về dấu ước lượng. . 13
3.4 Chọn mẫu, lựa chọn nguồn dữ liệu và khả năng thu thập dữ liệu . 14
3.5 Phương pháp xây dựng mô hình hồi qui đa biến và chọn hàm hồi qui . 14
3.5.1 Phương pháp xây dựng mô hình hồi qui . 14
3.5.2 Chọn hàm hồi qui . 14
PHẦN 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU . 15
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu. . 15
4.2 Hồi quy đơn biến – tác động từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. . 15
4.3 Ma trận tương quan . 16
4.4 Mô hình hồi qui. . 16
4.4.1 Mô hình tổng quát (mô hình U). . 16
4.4.2 Kiểm định, đơn giản hóa mô hình để tìm mô hình phù hợp. . 17
4.4.3 Mô hình được chọn . 18
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 20
5.1 Những khuyến nghị về chính sách cho TPHCM. . 20
5.2 Định hướng nghiên cứu tiếp theo. . 21
5.2.1 Về các biến đã có của mô hình. . 21
5.2.2 Về các cải tiến có thể tăng tính giải thích của mô hình. . 21
PHỤ LỤC . 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 30



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uyện trong một khoảng thời gian xác định
được xem là di dân.
Như vậy, sự tăng dân số cơ học bao gồm hai quá trình: xuất cư và nhập cư.
- Xuất cư: là quá trình chuyển đi của dân cư từ vùng này sang vùng khác để sinh sống
thường xuyên hay tạm thời (trong một khoảng thời gian dài).
- Nhập cư: là quá trình chuyển đến của dân cư từ một vùng khác để sinh sống thường
xuyên hay tạm thời (trong một khoảng thời gian dài).
Cả hai quá trình xuất cư và nhập cư đều có những ảnh hưởng đến cơ cấu và mức tăng
dân số của một vùng hay một quốc gia, nhất là quá trình nhập cư đôi khi đóng vai trò
quyết định trong việc hình thành dân cư ở một số khu vực.
2.1.2 Các yếu tố tác động đến quá trình di dân.
Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự di chuyển của dân cư, ở đây chúng tui chia ra làm
bốn nhóm chính:
- Nhóm 1 - Các yếu tố về kinh tế: như mức sống, cơ hội việc làm, sự thay đổi vế tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ …
- Nhóm 2 - Các yếu tố về chính trị, luật pháp: như thể chế chính trị, chính sách dân
số của vùng miền…
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
9
- Nhóm 3 - Các yếu tố văn hóa - xã hội: như điều kiện giáo dục, y tế, giải trí, trạng
hôn nhân, gia đình, thay đổi nghề nghiệp, việc làm …
- Nhóm 4 - Các yếu tố về môi trường: như khí hậu, địa hình, đất đai, tài nguyên...
Sự thuận lợi hay khó khăn của các yếu tố này ở các vùng sẽ tạo nên lực hút hay lực
đẩy của mỗi vùng mà có ảnh hưởng tới sự chuyển đến hay ra đi của dân cư.
- Lực hút: bao gồm những điều kiện thuận lợi cho việc sinh sống, làm việc, học tập
và phát triển ở nơi đến.
- Lực đẩy: bao gồm những trở ngại hay hạn chế cho việc sinh sống, làm việc, học tập
và phát triển.
Hình 2-1 Mô hình Lực hút – Lực đẩy: Các yếu tố tác động đến di dân.
Bất kỳ một vùng lãnh thổ nào cũng đều có những thuận lợi hay khó khăn nhất định,
nói khác đi yếu tố lực hút, lực đẩy của một vùng luôn tồn tại song song.
Lý thuyết lực hút và lực đẩy đã đưa ra quy luật chung của di dân là: dân cư sẽ di
chuyển từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao hơn, từ vùng có điều kiện tự
nhiên kém thuận lợi đến vùng có điều kiện thuận lợi hơn. Phong trào di dân ngày càng
mạnh theo sự tiến bộ ngày càng cao của xã hội. Chính sự thay đổi về tiến bộ khoa học
kỹ thuật dẫn đến sự hình thành các vùng trung tâm phát triển như khu công nghiệp,
hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp… sẽ thu hút các dòng di dân.
Vùng nông thôn xa xôi thường là nơi ra đi của lực lượng lao động trẻ, bởi vì ở đó
không có các cơ hội kinh tế, lối sống buồn tẻ, ít cơ hội phát triển. Ngược lại, các trung
tâm công nghiệp, đô thị hay thành phố lớn thường là những nơi có sức hấp dẫn mạnh
mẽ đối với giới trẻ vùng nông thôn vì có nhiều cơ hội việc làm, học tập, tiện nghi sinh
LỰC
ĐẨY
Nơi xuất cƣ
Các
yếu tố
về
kinh
tế
Các
yếu tố
về
chính
trị -
pháp
luật
Các
yếu tố
về văn
hóa -
xã hội
Các
yếu tố
về
môi
trường
LỰC
HÚT
Nơi nhập cƣ
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
10
hoạt và những triển vọng tương lai đầy tươi sáng... từ đó hình thành nên luồng chuyển
cư đặc trưng nông thôn - thành thị.
2.1.3 Các hình thức di dân.
Phân chia di dân thành các hình thức khác nhau là tùy thuộc vào mục đích di dân,
phạm vi di dân theo lãnh thổ, mô hình tổ chức di cư và quyết định di cư… Trong phân
tích này, nhóm chúng tui chia hình thức di dân dựa trên mục dích di dân:
- Di dân vì những yếu tố kinh tế: đó là các dạng di dân để phát triển nông nghiệp,
công nghiệp và các ngành nghề khác.
- Di dân phi kinh tế: di dân vì nhưng mục đích phi kinh tế như học tập, làm trong các
ngành phi sản xuất vật chất khác, kết hôn, chính trị, xã hội…
2.2 Lựa chọn lý thuyết áp dụng cho mô hình phân tích.
Quá trình di dân xảy ra do tác động của cả hai lực hút từ nơi đến là TPHCM và lực đẩy
từ nơi đi. Nhưng trong phân tích của chúng tui chúng tui chỉ chú trọng vào đánh giá
những yếu tố tác động của lực hút, và bỏ qua các yếu tố về lực đẩy. Lý do là vì
TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nơi diễn ra hầu hết những hoạt động
kinh tế chính yếu. Ngoài ra, trong những lĩnh vực khác như giải trí, dịch vụ y tế và
giáo dục… TPHCM cũng tỏ ra ưu việt hơn hẳn những tỉnh thành khác trong cả nước.
Điều đó làm cho điều kiện sống và làm việc tại TPHCM rất thuận lợi, tạo nên một lực
hút mạnh mẽ đối với dân nhập cư trong cả nước. Vì lý do đó, việc đánh giá lực hút đã
có thể giải thích được phần lớn nguyên nhân tăng trưởng dân số cơ học của TPHCM,
và nguyên cứu sẽ bỏ qua phân tích lực đẩy.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
11
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Qui trình nghiên cứu.
Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng dân số cơ học của TPHCM,
chúng tui sẽ thực hiện phân tích hồi qui đa biến. Quá trình phân tích sẽ bao gồm các
bước sau:
Hình 3-1 Qui trình nghiên cứu
3.2 Đánh giá và lựa chọn biến
3.2.1 Biến phụ thuộc (Y)
Chỉ số tăng dân số cơ học TPHCM theo năm gốc là 1980.
3.2.2 Biến độc lập
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc di dân đến TPHCM bao gồm bốn nhóm: (1) kinh tế,
(2) chính trị - luật pháp, (3) văn hóa – xã hội, (4) môi trường. Nhưng ta có thể thấy
rằng thể chế chính trị và các yếu tố về luật pháp gần như đồng nhất giữa các vùng
miền cả nước nên sự tác động của những nhân tố này không cao, chúng tui sẽ bỏ qua
và không đưa vào mô hình.
Ba nhóm nhân tố còn lại, chúng tui sẽ chia ra làm hai nhóm chính dựa trên mục đích di
dân như đã đề cập ở trên:
(1) Nhóm biến kinh tế: bao gồm những biến số tác động đến di dân có liên quan đến
các chỉ tiêu về kinh tế, thu nhập và việc làm…
(2) Nhóm biến phi kinh tế: bao gồm các biến còn lại liên quan đến các yếu tố văn hóa -
xã hội và môi trường…
Chọn biến
• Đánh giá và lựa chọn các biến độc lập của mô hình.
• Kì vọng về dấu của ước lượng.
Chọn mẫu
• Kích thước mẫu và chọn mẫu quan sát.
• Lựa chọn nguồn dữ liệu cho quá trình phân tích và khả năng thu
thập dữ liệu.
• Chọn phương pháp hồi qui và dạng hàm hồi qui.
Phân tích
và đánh
giá
• Thống kê mô tả dữ liệu.
• Chạy mô hình hồi qui.
• Kiểm định và lựa chọn mô hình hồi qui
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nhóm 1. MPP2
12
Đối với từng nhóm biến trên, chúng tui liệt kê các biến có thể lựa chọn dựa trên ý
nghĩa tác động đến biến phụ thuộc như sau:
Bảng 3-1 Các biến phụ thuộc có thể đƣợc lựa chọn
Tên biến Ký hiệu
Ý nghĩa tác động lên biến phụ thuộc theo lý thuyết và các
nghiên cứu trƣớc
Nhóm các biến Kinh tế
Tổng sản phẩm
của TPHCM
GDP
Phản ánh tốc độ phát triển kinh tế TPHCM, gián tiếp phản
ánh thu nhập bình quân đầu người, là yếu tố tác động việc di
dân.
Tổng cơ sở sản
xuất công nghiệp
và thương mại-
dịch vụ
TONGCSS
X
Phản ánh tốc độ tăng các c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status