Nông sản Việt Nam - Khó khăn, cơ hội và thách thức - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Nông sản Việt Nam - Khó khăn, cơ hội và thách thức



• Hàng nông sản của Việt Nam ở vị trí khá cao so với các quốc gia khác, hàng nông sản của ta có mặt hầu hết trên tất cả các thị trường của thế giới nhưng lượng ngoại tệ thu về từ hàng nông sản vẫn còn rất khiêm tốn do giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, hạt điều.đều bán thấp hơn giá thế giới từ 20 - 40USD, thậm chí còn thấp hơn. Công nghệ và các cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam trong thời gian dài ít được quan tâm đầy đủ, một phần do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp và chậm được đổi mới, tổn thất sau thu hoạch còn rất lớn.
• Cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu còn ít như ngành cà phê mới chỉ có khoảng 20 cơ sở chế biến công nghiệp hoàn chỉnh, chủ yếu là sơ chế đảm bảo chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê/năm. Mặt hàng hạt điều tuy đã phát triển nhanh và chuyển từ xuất khẩu điều thô sang xuất khẩu nhân hạt điều nhưng mức độ cơ giới hóa trong quy hoạch quy trình công nghệ chế biến điều còn thấp, các nhà máy mới chỉ thu đựoc sản phẩm chính để xuất khẩu là nhân điều, chưa áp dụng được quy trình "chế biến không phế liệu" để thu hoạch các sản phẩm chính và các sản phẩm phụ, nên đã đạt hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy các nhà máy chế biến chưa thể nâng cao được giá thu mua các mặt hàng nông sản thô từ nông dân, một yếu tố để kích thích nông dân tích cực gieo trồng hàng nông sản.
Đa số công nghệ của ta còn giản đơn, thô sơ, lạc hậu, mang nặng tính kinh nghiệm, thậm chí những điều kiện tối thiểu sân phơi, máy sấy, kho bảo quản cũng không đủ
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
&œ
BÀI TIỂU LUẬN
VỀ NÔNG SẢN VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : TUYẾT HOA NIÊ KĐĂM
Sinh viên thực hiện : Nhóm 6 tổ nông nghiệp
Lớp : Kinh tế nông lâm k08
Chủ đề : Nông sản Việt Nam, khó khăn, cơ hội và thách thức
Danh sách thành viên nhóm:
Nguyễn Khoa Đăng
Bùi Thị Thu Thảo
Lê Thị Anh Thư
BUÔN MA THUỘT
Ngày 17 tháng 5 năm 2011
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngàn xưa Nông nghiệp đã là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.Từ sau năm 1975, khi đất nước được giải phóng cho đến nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, tuy nhiên không còn là nước nông nghiệp thuần túy nữa mà Việt Nam đã trở thành một ngước Nông - Công nghiệp. Giờ đây các sản phẩm trong nông nghiệp đã ngày một đa dang hơn, phong phú hơn cả về chủng loại, mẫu mã và ngày một hoàn thiện hơn về chất lượng. Từ một nền Nông Nghiệp cùng kiệt nàn lạc hậu, không đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nền kinh tế quốc dân, thì giờ đây Nông Nghiệp Việt Nam đã không những cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho thị trường trong nước mà còn vươn ra các thị trường nước ngoài. Nhà nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, hàng nông sản của chúng ta đã có mặt ở 150 nước và nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn rất khó tính như: EU, Mỹ và Nhật Bản. Thực tế đã chứng minh thời gian qua Việt Nam đã thành công đáng kể trong việc nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, để hàng nông sản thực sự có sức cạnh tranh trên những thị trường này lại là một vấn đề không đơn giản. Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng và đã tạo thế ổn định cho cả nền kinh tế. Đặc biệt, vào những thời điểm cam go nhất của nền kinh tế, nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đã thể hiện rõ vai trò là nền tảng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên hiện nay ngành nông sản Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ( WTO). Khi tham gia sân chơi quốc tế Việt Nam luôn có những cơ hội để nâng cáo sức cạnh tranh, giá trị xuất khẩu nông sản với các nước khác. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ nắm bắt những cơ hội ấy như thế nào? Chính vì lý do trên mà chúng em đã chọn đề tài “Nông sản Viêt Nam – khó khăn, cơ hội và thách thức” để tìm hiểu rõ hơn về Nông sản Việt Nam và để nói lên được thực trạng hiện nay của nông sản Việt Nam như: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và thị trường để từ đó đưa ra được giải pháp phát triển cho ngành nông sản của Việt Nam.
Mục đích và yêu cầu của đề tài
Mục đích của đề tài
Tìm hiểu về nông sản của Việt Nam
Phân tích đánh giá thực trạng nông sản của Việt Nam hiện nay
Nêu lên khó khăn, cơ hội, thách thức cho nông sản của Việt nam
Yêu cầu của đề tài
Nói lên được thực trạng hiện nay của nông sản Việt Nam như: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và thị trường.
Đưa ra được giải pháp phát triển cho ngành nông sản của Việt Nam
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chung về nông sản Việt Nam
Nông sản là những sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp thực hiện những công việc gì thì có những loại nông sản đó kể cả trong trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ hải sản....như: lúc, ngô, khoai, rau , đậu, gà, vịt, heo, bò, cá, tôm...
Ở Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất hàng nông sản phát triển. Một số mặt hàng nông sản đã là thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, hạt điều, chè...
Thực trạng của nông sản Việt Nam hiện nay Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản đã thu nhiều thành quả to lớn, là tiền đề nâng cao thu nhập cho khoảng 70% dân số khu vực nông thôn. Đáng chú ý là tổng kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2006, nước ta xuất khẩu đạt 10,8 tỷ USD thì đến năm 2010 đã đạt tới 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,8% so với năm 2009 và vượt 77,3% so với mục tiêu Đại hội lần thứ X của Đảng đề ra (tăng bình quân 17%/năm). Đáng mừng là thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục được mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường theo hướng có lợi. Ấn tượng nhất trong số các mặt hàng nông sản thời gian qua và nổi bật trong năm 2010 là thủy sản, đồ gỗ, gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu... Trong số 18 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của cả nước, ngành nông nghiệp chiếm tới 6 mặt hàng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ USD; lâm sản và đồ gỗ 3,63 tỷ USD; gạo 3,2 tỷ USD; cao su 2,3 tỷ USD; cà phê 1,76 tỷ USD và hạt điều 1,1 tỷ USD. Nông sản Việt Nam đã có mặt ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam
Lúa gạo: Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai thế giới. Với hai vùng sản xuất xuất lúa gạo chính là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long . Với tổng diện tích trồng lúa cả nước là 7440.1 nghìn ha hàng năm sản xuất ra trung bình 33 -34 triệu tấn thóc hàng năm. Năm 1989, lần đầu trong lịch sử, nước ta xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD, và liên tiếp trong mười năm sau, sản lượng lương thực nước ta mỗi năm tăng một triệu tấn. Cho đến năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 5,2 triệu tấn, đạt 1,4 tỷ USD. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta đạt con số kỷ lục là gần 3 tỷ USD với sản lượng xuất khẩu có 4.7 triệu tấn. Đến năm 2009 ta đạt kỷ lục về sản lượng xuất khẩu là 6 triệu tấn gạo nhưng chỉ thu về được có 2.6 tỷ. Dự kiến năm 2011 sản lượng lúa gạo cả nước sẽ đạt được 39.75 triệu tấn.
h1: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2009
( Số liệu từ
Cà phê: Được đưa vào trồng thử nghiệm ở Việt Nam năm 1875 ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Đến thế kỷ hai mươi , cây cà phê bắt đầu được trồng phổ biến với quy mô lớn ở Nghệ An, Daklak và Lâm Đồng. Cho đến năm 1975, khi đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 . Việt Nam vốn là nước sản xuất cà phê chỉ đứng sau Brazil và là nước đứng đầu về sản xuất cà phê vối. Theo số liệu từ Vicofa, tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích đất trồng cà phê đạt khoảng 15% trong những năm 90, và tới cuối thế kỷ 20 cả nước đã có khoảng nửa triệu hecta cà phê. Nếu năm 1985, năng suất cà phê Việt Nam mới ở mức 1 tấn/ha thì 20 năm sau năng suất đó đã đạt bình quân 1,7 tấn/ha, trong đó có một số năm đạt bình quân 2-2,5 tấn/ha. Bình quân trong 20 năm mỗi hecta cà phê đã cho sản lượng hàng năm là 1,68 tấn. Hiện nay hầu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status