Biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta



 Chỉ đạo phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới.
 Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 (không bao gồm chi tiền lương và các khoản có tính chất lương, chi chế độ chính sách cho con người và tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo kế hoạch đầu năm). Các Bộ, cơ quan, địa phương tự xác định cụ thể số tiết kiệm, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2011. Số tiết kiệm thêm 10% này các Bộ, cơ quan, địa phương tự quản lý; từ quý III năm 2011 sẽ xem xét, bố trí cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán hay chuyển về ngân sách Trung ương theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tạm dừng trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ là điều cần thiết. Phải kiểm soát được tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% (năm 2010 là 31%), Cung ứng tiền ra lưu thông chỉ khoảng 15% (năm 2010 là 26%) đồng thời dành tín dụng ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ và đầu tư cho các lĩnh vực thiết yếu khác trên nguyên tắc điều hành minh bạch.
« Sự sụt giảm lạm phát hiện nay chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân chính. 
w Thứ nhất, sự tăng giá của các hàng hoá cơ bản như điện, xăng dầu đã phản ánh hết vào giá cả hàng hoá trong nước. Đồng thời, giá cả nguyên liệu đầu vào đã ổn định mà một phần là nhờ sự suy giảm giá cả hàng hoá trên thế giới. 
w Thứ hai, lạm phát kỳ vọng giảm mạnh nhờ vào chính sách thắt chặt tiền tệ và những tuyên bố cắt giảm đầu tư công của Chính phủ. Điều này có nghĩa là những giải pháp chống lạm phát của Chính phủ mới chỉ có tác dụng đánh thẳng vào kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế, chứ chưa có tác dụng làm giảm đáng kể tổng cầu và chắc chắn cũng chưa thể làm cải thiện nguồn cung để làm giảm lạm phát.
« Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các chính sách sau:
w Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, chính sách tiền tệ ở Việt Nam có độ trễ từ 6 – 7 tháng. Trong khi đó, tính từ thời điểm ngân hàng Nhà nước (NHNN) thắt chặt tiền tệ cho đến nay chỉ hơn ba tháng, có nghĩa là chính sách tiền tệ chưa có tác dụng đáng kể trong việc thu hẹp cung tiền trong toàn nền kinh tế mà chủ yếu mới có tác dụng thắt chặt thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM).
Do đó, cần thêm khoảng thời gian 3 – 4 tháng nữa để các NHTM thu hồi lại lượng tiền đã cho vay trước đó thì chính sách tiền tệ mới có tác dụng làm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, và qua đó làm giảm lạm phát. Cho nên, việc nới lỏng tiền tệ nhằm làm giảm lãi suất trong thời điểm hiện nay là không hợp lý và đi ngược với mục tiêu chống lạm phát của Chính phủ.
Một số lập luận cho rằng, việc duy trì lãi suất cao sẽ dẫn đến tình trạng chỉ có những doanh nghiệp có rủi ro cao (vì lợi nhuận cao tương ứng) mới chấp nhận những khoản vay lãi suất cao này. Điều này sẽ làm rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng tăng cao. 
Tuy nhiên, những diễn biến trong hệ thống ngân hàng hiện nay cho thấy rằng rủi ro của nền kinh tế tăng cao đã làm chùn tay các ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, đồng thời hạn mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong năm nay là cơ hội cho các ngân hàng lựa chọn khách hàng tốt cho mình. Do đó, những lo ngại như trên là không có cơ sở.
Bên cạnh đó, một số ý kiến lo ngại rằng chính sách tiền tệ thắt chặt kéo dài sẽ làm cho lãi suất tăng cao, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Điển hình như tình trạng lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt của ngành bất động sản (BĐS) gây ra nhiều e sợ về tình trạng phá sản hàng loạt các doanh nghiệp BĐS và do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, lập luận này không phải bao giờ cũng đúng bởi vì việc siết chặt tín dụng BĐS sẽ buộc các doanh nghiệp có khả năng tài chính kém, tỷ lệ nợ cao phải giảm giá thành và/hay chuyển nhượng lại các dự án cho các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt hơn. 
Qua đó, giúp sàng lọc và lành mạnh hoá thị trường BĐS cũng như nâng cao chất lượng tín dụng BĐS. Xu hướng chuyển nhượng các dự án BĐS một cách rầm rộ gần đây đã chứng minh rằng thị trường này khó có khả năng sụp đổ mà đơn giản các nhà đầu tư đang chờ đợi mức giá hợp lý hơn để tham gia thị trường. Đây là dấu hiệu tích cực không chỉ cho thị trường BĐS mà còn cho hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. 
« Mặt khác, sự sụt giảm của thị trường BĐS cũng là cơ hội tốt cho các cá nhân có cơ hội sở hữu nhà và giải quyết phần nào những bức xúc về nhà ở đang tồn tại trong xã hội hiện nay.
Những khó khăn về tài chính do chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ “giúp phá sản” các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và dịch chuyển các nguồn lực sản xuất của các doanh nghiệp này đến các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp nền kinh tế sử dụng nguồn lực sản xuất một cách hiệu quả hơn và do đó có tác dụng làm giảm lạm phát trong dài hạn. 
Ngoài ra, việc Chính phủ kiên trì chính sách thắt chặt tiền tệ, cho dù sẽ làm cho một số doanh nghiệp phá sản sẽ phát đi thông điệp có tính răn đe rằng các doanh nghiệp (và cả hệ thống ngân hàng) phải tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình và sẽ không có bàn tay cứu giúp nào của Chính phủ đối với các hoạt động kinh doanh rủi ro. 
Những thông điệp như vậy sẽ làm giảm “tâm lý ỷ lại” của các doanh nghiệp, ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đối với Chính phủ và do đó sẽ giúp các doanh nghiệp này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn, qua đó làm giảm hoạt động đầu cơ và lạm phát trong nền kinh tế.
Những lập luận ở trên cho thấy rằng, mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát có thể gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nhưng chính sách này cũng giúp loại bỏ các doanh nghiệp, các hoạt động kinh doanh không hiệu quả và rủi ro cao. Điều này sẽ giúp nền kinh tế đạt được hiệu quả cao hơn trong dài hạn. Do đó, việc duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ là rất cần thiết trong điều kiện kinh tế hiện nay.
« Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối .Chính phủ thông qua Ngân hàng Nhà nước sẽ huy động và sử dụng các nguồn lực để kiểm soát bằng được tỷ giá theo quy định, không để thả nổi tỷ giá; không để cho thị trường chợ đen chi phối. Các doanh nghiệp phải bán ngoại tệ cho ngân hàng và ngân hàng sẵn sàng đáp ứng đầy đủ về ngoại tệ cho các doanh nghiệp để nhập khẩu các loại hàng hóa thiết yếu mà trong nước không ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status