Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào



Trong nhiều năm qua, chúng ta đã khẳng định được đội ngũ chuyên môn giỏi, có đủ khả năng đảm trách được nhiều dự án lớn về dầu khí, mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Ta giàu lên và ta cũng muốn các nước giàu lên từ dầu khí. Xuất phát từ quan điểm này, Chính phủ đã có một Nghị định riêng về đầu tư ra nước ngoài cho lĩnh vực hoạt động dầu khí. Như vậy có thể thấy từng bước một chúng ta luôn sát với thực tế, mở rộng hành lang pháp lý để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát huy tiềm năng đầu tư ra nước ngoài.
Với khuôn khổ pháp lý mới thì các thủ tục đầu tư ra nước ngoài được đơn giản hóa hơn, cộng với nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng “đẻ” thêm nhiều doanh nghiệp có khả hăng tài chính để “quay vốn” bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Và một trong những sự kiện tiêu biểu nhất năm nay là Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ồng cao su, thuỷ điện, thăm dò khai khoáng). Như thoả thuận giữa hai chính phủ về việc Lào cấp cho Việt Nam 10 vạn ha trồng cây cao su, đến nay Lào đã cấp cho Việt Nam được 7 vạn ha (70%) nhưng Việt Nam mới trồng được 3 vạn, chưa đầy 50% số đất họ cấp.
Về phát triển thuỷ điện, theo thống kê của phía Lào, có 78 điểm khả thi xây dựng thuỷ điện. Thuỷ điện lớn nhất Việt Nam ký được là Luang Prabang 1.410 MW tương đương với 8,5% tổng công suất tiềm năng sông Mekong.
Về thăm dò khoáng sản, Lào mới khảo sát 60% tổng diện tích tự nhiên đã có 500 điểm có khả năng khoáng sản trong đó phát hiện 232 điểm quặng gồm than, sắt, thiếc, vàng, đồng, chì, kẽm, muối mỏ, thạch cao, sét, đá quý... Đến tháng 7/2008, Lào đã cấp 20/30 mỏ cho Việt Nam.
Việt Nam và Lào đã ký kết nhiều hiệp định quan trọng tạo điều kiện pháp lý cho thúc đẩy đầu tư của Việt Nam vào Lào và ngược lại như  hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định quá cảnh, hiệp định hợp tác lao động, hiệp định tránh đánh thuế trùng... Tuy nhiên, thị trường này cũng có nhiều thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải làm ăn bài bản, chuyên nghiệp, giữ đúng cam kết đã ký với Chính phủ Lào, tôn trọng luật pháp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tiềm năng ở Lào còn nhiều nhưng doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chú trọng đến thủy điện, khai khoáng và trồng cao su. Các doanh nghiệp đi sau nên tham khảo kinh nghiệm của các đơn vị đi trước và tìm hiểu kỹ về tập quán, văn hóa... của Lào để tránh rủi ro.
CHƯƠNG 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO LÀO
A. Nhân tố quốc gia
I. Đối với nước đi đầu tư
1. Khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN
Luật Đầu tư năm 2005
Luật Đầu tư năm 2005 quy định: Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Tư tưởng của các quy định trên khẳng định một chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều kiện đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 76: Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư cần có các điều kiện sau đây: Có dự án đầu tư ra nước ngoài; Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam; Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Việc sử dụng vốn của nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
Trong đó quy định rõ quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài: Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận; Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật; Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài.
Về nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài, Luật quy định: Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư; Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài; Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam; Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật; Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, chúng ta thấy rõ tư tưởng của các quy định của pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ đầu tư ra nước ngoài là rõ ràng và thể hiện thế chủ động.
Nghị định của Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài
Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, theo đó là Thông tư số 05/2001/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và Thông tư số 01/2001/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Có thể nói đây là những văn bản quy phạm pháp luật cơ bản hình thành cơ sở pháp lý cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài.
Tuy nhiên, trải qua thực tế đã bộc lộ rõ nhiều quy định còn thiếu cụ thể do chưa lường hết được các vấn đề mới nảy sinh, vì vậy nhiều điểm còn thiếu đồng bộ, chưa nhất quán. Đặc biệt là có nhiều điều khoản của văn bản không phù hợp với thực tế. Trong khi đó, không ít quy định can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đến khi Luật Đầu tư ban hành năm 2005 với các quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã khắc phục được những hạn chế nêu trên.
Với quan điểm tích cực tiếp thu và sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài, ngày 9 tháng 8 năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đây là văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết Luật Đầu tư. Trong đó nói rõ: Các nhà đầu tư tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà đầu tư) gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp; Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hoá, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi; Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam.
Bên cạnh Nghị định số 78/2006/NĐ-CP còn có Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ng
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status