Vay nợ nước ngoài và gánh nặng cho tương lai phân tích thực tiễn ở Việt Nam - pdf 19

Tải miễn phí luận văn

MỞ ĐẦU:

Trong những năm qua nước ta liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, các nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, trong đó vay nợ là một cách phổ biến. Vay nợ nước ngoài bao gồm vay nợ dưới hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có tính chất ưu đãi và vay thương mại theo các điều kiện thị trường. Chính nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài đã giúp nhiều quốc gia khắc phục tình trạng chậm phát triển và chuyển sang phát triển bền vững. Nợ nước ngoài phải được sử dụng một cách có hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu đầu tư, đồng thời phải thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, nhằm tạo nguồn vốn trả nợ, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, cũng có không ít quốc gia không những không cải thiện được một cách đáng kể tình hình kinh tế mà còn lâm vào kinh tế suy thoái, nợ nần và các gánh nợ trong tương lại. Nguyên nhân của những thất bại trong việc vay nợ nước ngoài cũng có rất nhiều, trong đó phải kể đến buông lỏng quản lý nợ nước ngoài. Chính vì vậy chính sách quản lý nợ nước ngoài là một bộ phận thiết yếu trong chính sách tài chính quốc gia.


KẾT LUẬN:
Nợ nước ngoài là một yếu tố quan trọng đối với các quốc gia đang trong quá trình phát triển kinh tế nhưng trong nội lực còn thiếu- yếu tố tiết kiệm, chưa đáp ứng được các yêu cầu cho qua trình phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị- xã hội. Quản lý nợ nước ngoài là một trong những đòi hỏi khách quan, có một vai trò quan trọng đối với các quốc gia vay mượn nguồn vốn này. Bởi lẽ, nợ nước ngoài chỉ phát huy được hiệu quả của nó nếu nó được Chính phủ các nước vay mượn và sử dụng một cách hợp lý. Không chỉ dừng lại ở việc vay mượn và sử dụng nguồn vốn này, mà việc chính yếu đòi hỏi Chính phủ các nước phải có kế hoách trả nợ thật hợp lý không để “thế hệ hôm nay” vay mượn mà gánh nặng nợ lại đè nặng lên vai của “thế hệ mai sau”.

Nợ nước ngoài không chỉ góp phần phát triển và ổn định kinh tế ở tầm vĩ mô, mà còn giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp nhận nguồn vốn này, đẩy nhanh cải tiến kỹ thuật- công nghệ của doanh nghiệp. Đây là một đòi hỏi có tính chất mắt xích đối với mỗi quốc gia. Bởi lẽ, các doanh nghiệp khó có thể nhận được nguồn vốn một cách dễ dang và nhanh chóng, nếu không có sự giúp đỡ của Chính phủ mỗi nước. Đây là một thực tế mà các doanh nghiệp Việt Nam rất e ngại khi quan tâm đến nguồn vay này, bởi lẽ hầu hết các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn vay nay chủ yếu là các doanh nghiệp lớn được Chính phủ quan tâm.

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách hợp lý trong việc huy động, cũng như tập trung nguồn lực trong việc giải ngân vốn vay nước ngoài một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài, bởi đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.


Link download bản Doc cho các bạn
mbop346x70qEZ6C
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status