Nghiên cứu dịch vụ tổng đài ảo Centrex của EWSD_SIEMEN - pdf 19

Download miễn phí Nghiên cứu dịch vụ tổng đài ảo Centrex của EWSD_SIEMEN
LỜI MỞ ĐẦU

---oOo---

Có thể nói, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, nhu cầu thông
tin liên lạc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với xã hội. Tuy nhiên, không phải ai
trong chúng ta cũng hiểu rõ tầm quan trọng và cấu tạo của mạng lưới thông tin liên lạc.
Nắm bắt được nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến viễn thông,
ngành Điện Tử Viễn Thông đã ra đời. Từ chiếc máy điện báo đầu tiên mang tên Con
vịt xấu xí của Morse, đến nay, ngành Điện tử Viễn thông đã tạo nên một mạng lưới
thông tin liên lạc bao quát toàn thế giới được ví như hệ thần kinh của Trái Đất. Ngành
Viễn Thông đóng góp vai trò lớn lao trong việc vận chuyển đưa tri thức của loài người
đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh
vực khoa học, các thông tin giải trí cũng như thời sự khác. Viễn thông đem lại sự hội
tụ, hay sự thống nhất về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu dịch vụ như thoại, video
(truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu), và dữ liệu Internet băng rộng thúc
đẩy ngành công nghệ thông tin phát triển lên một mức cao hơn với đa dạng các loại
hình dịch vụ và chi phí rẻ hơn. Mạng viễn thông giúp người sử dụng có thể gọi điện
thoại qua mạng Internet, có thể xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, có thể chia
sẻ nguồn dữ liệu, có thể thực hiện những giao dịch mua bán tới mọi nơi trên thế giới
một cách đơn giản. Viễn thông ngày càng tạo nên một thế giới gần hơn hội tụ cho tất
cả mọi người.

Trong đó, tổng đài EWSD (Digital Electronic Switching System) do
Siemens sản xuất là 1 hệ thống chuyển mạch điện tử số đa năng và uyển chuyển dùng
trong mạng thông tin công cộng. Nó đáp ứng tất cả nhu cầu hiện nay và được trang bị
để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Công nghệ và kiến trúc tổng đài EWSD dựa trên
kinh nghiệm dồi dào của hãng Siemens trong các lĩnh vực viễn thông, máy tính và linh
kiện. Kể từ ngày du nhập vào thị trường thế giới năm 1981 đến nay, EWSD đã tạo ra
được một uy tín lớn trong nhiều nước qua độ tin cậy, tính kinh tế và các tiện ích dồi
dào dành cho thuê bao và cơ quan sử dụng hệ thống chuyển mạch này. EWSD là một
hệ thống áp dụng cho mọi trường hợp về kích thước, khả năng thao tác, các loại hình
dịch vụ và mạng lưới xung quanh. Có thể dùng thích hợp cho một tổng đài nhỏ bé ở
nông thôn cũng như một tổng đài nội hạt lớn hay một tổng đài quá giang ở thành thị
đông đúc. Với xu thế giá thành ngày càng hạ của các thiết bị mạng, kinh phí đầu tư
cho việc xây dựng một hệ thống tổng đài nội bộ không vượt ra ngoài khả năng của các
công ty xí nghiệp. Vấn đề đầu tiên mà các doanh nghiệp chú trọng chính là chi phí
phải bỏ ra để thiết lập hệ thống tổng đài nội bộ, kế đến là sử dụng và bảo trì nó.

Vậy để áp dụng những vấn đề trên một cách tốt nhất và khắc phục tối đa
nhược điểm của nó, doanh nghiệp đã làm như thế nào? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi
đó bằng việc “Nghiên cứu dịch vụ tổng đài ảo Centrex của EWSD_SIEMEN”. Đây
cũng chính là đồ án tốt nghiệp và cũng là những học hỏi của em qua quá trình thực tập
tốt nghiệp và tiếp xúc với các tài liệu về tổng đài, hệ thống mạng lưới viễn thông.
Thực tế nếu muốn xây dựng một hệ thống tổng đài PBX nội bộ thì chi phí mà doanh
nghiệp phải đầu tư để mua thiết bị là không nhỏ. Hiểu được nhu cầu đó nên VNPT đã
nghiên cứu và cho xây dựng một hệ thống tổng đài nội bộ Centrex (có thể hiểu là tổng
đài ảo). Centrex là dịch vụ thoại tiên tiến cho doanh nghiệp, là giải pháp mới của mạng
NGN cho các ứng dụng tương đương dịch vụ tổng đài doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp có nhiều văn phòng chi nhánh ở tất cả các nơi trên cùng một quận huyện hay
thành phố, khi sử dụng dịch vụ Centrex sẽ thiết lập tất cả các văn phòng chi nhánh
thành một mạng riêng của doanh nghiệp mình đồng thời có thể sử dụng các dịch vụ,
các ứng dụng mới, linh hoạt trên mạng PSTN. Centrex không chỉ là dịch vụ dành riêng
cho doanh nghiệp mà cơ quan quản lý nhà nước cũng rất cần trong điều hành để tiết
kiệm chi phí đầu tư cũng như cước viễn thông. Không cần người quản trị hệ thống
chuyên dụng, đơn giản hóa được công việc cho khách hàng. Các công việc này sẽ do
nhân viên của VTN/VNPT đảm nhiệm.

Dễ dàng cấu hình và quản lý thông qua Web.
Đồ án này gồm 4 chương, nội dung từng chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tổng đài EWSD, lịch sử, cấu trúc và ứng dụng của EWSD.
Chương 2: Các khối chức năng chính trong tổng đài EWSD.
Chương 3: Dịch vụ tổng đài ảo Centrex.
Chương 4: So sánh dịch vụ tổng đài ảo Centrex và tổng đài nội bộ PBX.



MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI EWSD
I. Lịch sử phát triển 1
II. Cấu trúc tổng quan 2
III. Ứng dụng . 3
IV. Tóm tắt chương . 3

CHƯƠNG 2: CÁC KHỐI CHỨC NĂNG CỦA TỔNG ĐÀI EWSD
I. Đơn vị đường dây số DLU . 5
1.1 Giới thiệu DLU 5
1.2 Cấu trúc các đơn vị chức năng bên trong DLU . 7
1.3 Chức năng các đơn vị bộ phận trong DLU 8
1.3.1 Các đơn vị chức năng trung tâm 8
1.3.2 Hệ thống bus 10
1.3.3 Bộ tạo chuông RGB va xung tính cước MGB . 10
1.3.4 Đơn vị thiết bị ngoại vi . 10
1.3.5 Module thu thập thông báo ALEX . 13
1.3.6 Đơn vị kiểm tra đo thử TU . 13
II. Nhóm đường dây trung kế LTG . 14
2.1 Giới thiệu LTG 14
2.2 Chức năng của LTGM . 15
2.3 Cấu trúc LTGM . 16
2.3.1 Đơn vị xử lí GPL 17
2.3.2 Đơn vị chuyển mạch GSM 18
2.3.3 Đơn vị đường dây trung kế LTU . 20
III. Mạng chuyển mạch SN . 20
3.1 Giới thiệu SN(B) . 20
3.2 Cấu trúc SN(B) 22
3.2.1 Tầng chuyển mạch thời gian TSG . 24
3.2.2 Tầng chuyển mạch không gian SSG . 26
IV. Bộ xử lí điều phối CP . 29
4.1 CP . 29
4.2 Giới thiệu CP113C-CR 29
4.2.1 Chức năng xử lí cuộc gọi 29
4.2.2 Chức năng khai thác và bảo dưỡng . 30
4.2.3 Bảo an 30
4.3 Cấu trúc CP113C-CR 30
4.3.1 Bộ xử lí cơ sở BAP, CAP, IOC . 31
4.3.2 Bộ nhớ chung CYM 33
4.3.3 Bus truy xuất bộ nhớ chung BCYM 33
4.3.4 Bộ xử lí vào ra IOP . 33
4.4 Phần mềm 34
V. CCNC 34
5.1 Cấu trúc của CCNC (Hardware architecture) 34
5.1.1 Hệ thống ghép và phân kênh (Multiplex system (MUX)) 35
5.1.2 Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối (Signaling link terminal group
(SILTG)) . 36
5.1.3 Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung (Common channel signaling
network processor (CCNP)) 36
5.2 Điều khiển kết nối tín hiệu cuối(SILTC) 37
5.3 Bộ diều khiển tín hiệu ngoại vi (SIPA) 37

CHƯƠNG 3: DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX
I. Giới thiệu dịch vụ Centrex . 40
1.1 Nhữg tiện ích dịch vụ . 40
1.2 Đối tượng và phạm vi cung cấp 41
1.3 Đặc điểm dịch vụ . 42
1.4 Cách sử dụng dịch vụ . 43
1.5 Thao tác chuyển cuộc gọi của máy Operator (OP) 43
1.5.1 Gọi từ bên ngoài vào tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex) . 44
1.5.2 Gọi từ bên trong tổng đài PBX ảo ra ngoài (nhóm Centrex) . 44
1.5.3 Gọi nội bộ bên trong tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex) 45
1.5.4 Máy nhánh chuyển cuộc gọi từ bên ngoài sang máy nhánh
khác (nhóm Centrex) . 45
1.6 Cước trong centrex 45
1.7 Điều kiện cung cấp dịch vụ Centrex 51

CHƯƠNG 4: SO SÁNH DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX VÀ TỔNG
ĐÀI NỘI BỘ PBX
I. SO SÁNH DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX VÀ TỔNG ĐÀI NỘI BỘ
PBX 53
II. Quy hoạch đầu số cho dịch vụ Centrex . 54
2.1 Quy hoạch đầu số . 55
2.2 Cách cung cấp dãy số thuê bao trong nhóm Centrex cho khách hang . 55
III. Cước trong dich vụ Centrex 55
IV. Dịch vụ cộng thêm 56


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t lập các cuộc gọi đến thuê bao khác trong cùng một DLU.
d. Thiết bị phục vụ khẩn cấp cho thuê bao ấn phím EMSP (Emergency
service equipment for push botton subsriber of DLU)
Thiết bị phục vụ khẩn cấp cho thuê bao ấn phím EMSP cho phép các thuê bao ấn
phím trong suốt thời gian hoạt động độc lập có thể thiết lập cuộc gọi đến các thuê bao
khác trong cùng DLU.
Khi hoạt động bình thường, một bộ mã thu CR (code receiver) trong LTG đánh giá
âm hiệu DTMF tạo ra bởi máy điện thoại thuê bao, khi chuyển sang chế độ hoạt động
độc lập, thì trong DLU có bộ thu mã số được tích hợp trong thiết bị phục vụ khẩn cấp
EMSP.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 13 SVTH: Nguyễn Quang Minh
1.3.5 Module thu thập thông báo ALEX (External alarm)
Module ALEX được dùng để chuyển các thông báo bên ngoài như mất nguồn,
cháy, nhiệt độ tăng…về đơn vị điều khiển thông báo hệ thống SYPC (System panel
control) của khối xử lí điều phối CP.
Chức năng module ALEX:
- Xác nhận, lưu trữ, và đánh giá cấp độ của 16 mức cảnh báo.
- Trao đổi dữ liệu với DLUC0 và DLUC1
- Kiểm tra những phần mềm bên trong và chấm dứt giao tiếp với DLUC nếu
lỗi phần mềm bên trong được phát hiện.
- Kiểm tra những phần cứng và báo cáo lỗi phần cứng được phát hiện.
1.3.6 đơn vị kiểm tra và đo thử TU (Test Unit)
Đơn vị TU được để kiểm tra và đo đường dây thuê bao: thiết bị đầu cuối, đường
dây thuê bao, mạch đường dây thuê bao.
TU bao gồm 2 module:
- LCMM (Line and circuit measuring module): Module này có chức năng đo
đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao.
- FMTU (Funtion test module of test unit): Module này có chức năng kiểm tra
các module của TU.
Việc kiểm tra được thực hiện bởi người điều hành thông qua thiết bị khai thác và
bảo dưỡng OMT, họ có thể kiểm tra mạch đường dây thuê bao, đường dây thuê bao,
và thiết bị đầu cuối, nguồn cung cấp cho thuê bao số…Ngoài ra đơn vị TU còn có khả
năng đo điện áp, dòng điện và điện trở…
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 14 SVTH: Nguyễn Quang Minh
II. NHÓM ĐƯỜNG DÂY TRUNG KẾ LTG (Line Trunk Group)
2.1 Giới thiệu
Nhóm đường dây trung kế LTG là giao diện kết nối DLU và mạng chuyển mạch
SN
Các loại LTG có cấu trúc giống nhau và hoạt động với nguyên tắc giống nhau,
chúng chỉ khác nhau ở một vài bộ phận phần cứng và những chương trình ứng dụng
trong khối xử lí.
Kết nối giữa LTG và SN là đường truyền số thứ cấp SDC (Secondary digital
carrier) có tốc độ truyền 8Mbps (giao diện đến SN được nhân đôi vì lí do an toàn, trên
đường SDC này có 127 khe thời gian (mỗi khe có tốc độ 64Kbps) dùng để truyền
thông tin, còn lại là 1 khe thời gian dùng cho báo hiệu.
LTG luôn truyền và nhận thông tin thoại từ 1 trong 2 SN (SN0 và SN1). Khi SN0 ở
trạng thai hoạt động active thì SN1 ở chế độ stanby. Nếu SN0 bị sự cố thì SN1 sẽ
chuyển sang trạng thái active.
Hình 2.7. LTG
Tùy thuộc vào từng loại khác nhau mà có 2 loại LTG.
- LTGM chức năng B [LTGM(B)]:
• 4 đường truyền số sơ cấp PDC 2Mbps dùng cho kết nối RDLU
và LTG.
• 2 đường truyền số tốc độ 4Mbps dùng cho DLU nội đài.
• 4 đường truy nhập sơ cấp 2 Mbps PA (Primary rate access) cho
tổng đài nội bộ ISDN PBX dung lượng vừa và lớn.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 15 SVTH: Nguyễn Quang Minh
- LTGM chức năng C [LTGM(C)]:
• 4 đường truyền số sơ cấp PDC 2Mbps dùng cho những đường
truyền trung kế số.
• Những đường trung kế số có thể là báo hiệu kênh chung hay
kênh riêng.
Hình 2.8. LTG kết nối đến DLU và SN
2.2 Chức năng của LTGM:
Chức năng điều hành và bảo dưỡng:
- Truyền những bản tin đến CP dùng cho việc đo lưu thoại và giám sát.
- Kiểm tra chuyển mạch cuộc gọi (COC: Cross office check)
- Chỉ định trạng thái hoạt động quan trọng chẳng hạn như chỉ định các kênh
đến các thiết bị.
- Tạo khóa, giải phóng thiết bị nhờ các lệnh MML
Kết nối cuộc gọi, để thiết lập cuộc gọi, mỗi LTG có 127 khe thời gian dùng để
truyền thoại và một khe thời gian dùng để báo hiệu.
Báo hiệu với các tổng đài khác.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 16 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Tạo ra các bản tin MCH (Message channel) để trao đổi với các khối xử lí điều phối
CP, các LTG khác và CCNC.
Xử lí cuộc gọi:
- Nhận và phiên dịch những báo hiệu từ trung kế hay đường dây thuê bao
- Truyền báo hiệu
- Truyền những âm hiệu nghe được.
- Truyền những bản tin đến bộ xử lí điều phối CP và nhận lệnh từ CP
- Truyền và nhận thông báo từ khối xử lí GP của các LTG khác.
- Truyền và nhận những yêu cầu của đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh
chung CCNC
- Điều khiển báo hiệu đến DLU, PA
- So sánh tình trạng đường dây kết nối giao diện đến SN
- Kết nối xuyên suốt cuộc gọi
2.3 Cấu trúc LTGM
Nhóm đường dây trung kế LTGM bao gồm một số đơn vị chức năng sau:
- Đơn vị xử lí GPL (Group processor for DLU)
- Đơn vị chuyển mạch GSM (Group switch for DLU)
- Đơn vị đường dây trung kế LTU (Line/Trunk unit)
Hình 2.9. Cấu trúc LTGM
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 17 SVTH: Nguyễn Quang Minh
2.3.1 Đơn vị xử lí GPL
GPL chuyển đổi những thông tin từ những tổng đài khác gởi đến thành bản tin định
dạng bên trong của hệ thống và điều khiển đơn vị chức năng của LTG.
GPL bao gồm:
- Đơn vị bộ nhớ xử lí PMU (Processor memory unit)
- Đơn vị điều khiển báo hiệu SILC (Signalling link control)
GPL được kết nối đến GSM (Group switch for LTGM), LTU qua xa lộ thoại SPH
(Speech highway) và xa lộ báo hiệu SIH (Signal highway)
Hình 2.10. Đơn vị xử lí GPL
a. Đơn vị bộ nhớ xử lí PMU
PMU giao tiếp với CP (Coordination processor), CCNC và những LTG khác thông
qua kênh bản tin MCH
PMU có chức năng điều khiển các khối chức năng của LTG
Bộ xử lí điều phối CP sẽ load phần mềm khối xử lí GP (chương trình và dữ liệu)
vào bộ nhớ nội của đơn vị bộ xử lí bộ nhớ PMU, PMU giao tiếp với các bộ phận ngoại
vi của LTG nhờ một số mạch điện tử.
PMU gồm một số phần tử cơ bản sau:
- Bus giao tiếp với bên ngoài
- Bộ ghép kênh báo hiệu và bộ đệm báo hiệu
- Đơn vị điều khiển kênh bản tin
- Bộ vi xử lí và bộ nhớ.
PMU kết nối với đơn vị điều khiển báo hiệu SILC bằng bus địa chỉ và bus dữ liệu.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 18 SVTH: Nguyễn Quang Minh
b. Đơn vị điều khiển báo hiệu SILC
Đơn vị điều khiển báo hiệu SILC có chức năng xử lí vào ra được dùng để kết nối
kênh báo hiệu để đến DLU hay các tổng đài khác.
Trong LTG, SILC thực hiện chức năng mức 2 của thủ tục báo hiệu: đồng bộ, phát
hiện lỗi và xử lí lỗi do đó đảm bảo độ an toàn cho những bản tin tổng đài giữa bộ phận
ngoại vi và đơn vị xử lí GPL
SILC gồm có 2 phần cơ bản:
- Giao diện xa lộ thoại
- Bộ vi xử lí và bộ nhớ
2.3.2 Đơn vị chuyển mạch GSM
GSM cấu thành tần chuyển mạch thời gian không bị nghẽn mạch, GSM dùng để
kết nối LTU đến SN.
GSM bao gồm một số phần tử sau:
- Bộ vi xử lí (Microprocessor)
- Khối c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status