Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc - pdf 19

Download miễn phí Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu. 1
Phần I: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế hộ 3
nông dân .
I. Một số vấn đề cơ bản về kinh tế hộ nông dân 3
1. Khái niệm kinh tế hộ nông dân 3
2. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân . 4
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế 5
hộ nông dân .
4. Phân loại kinh tế hộ nông dân . 7
II. Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong sản xuất nông 8
nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
Phần II : Thực trạng và quá trình phát triển của kinh tế 9
hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc .
I. Quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân ở các 9
tỉnh miền núi phía Bắc .
II.Thực trạng kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi 13
phía Bắc
1. Thực trạng về các yếu tố sản xuất . 14
2. Thực trạng về kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất . 18
Phần III : Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở 20
các tỉnh miền núi phía Bắc .
1, Giải pháp về đất đai . 20
2. Giải pháp về vốn . 21
3.Giải pháp về đào tạo chủ hộ và người lao động. 22
4.Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng . 23
5.Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm . 23
 
Kết luận. 24
Tài liệu tham khảo 25
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là thị trường chưa hoàn chỉnh do đó HND thiếu trình độ kỹ thuật và quản lý, thiếu thông tin thị trường…được coi là những hạn chế nhất định của HND.
II . Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn .
Với tư cách là một đơn vị kinh tế cơ sở NN,NT, là nhân tố thúc đẩy NN,NT phát triển. Kinh tế HND có vai trò rất quan trọng đối với NN,NT.
Kinh tế hộ nông dân là đơn vị cơ bản trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn với hai điều kiện:
+ Phải được pháp thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Vai trò của kinh tế HND được thể hiện rõ nhất từ sau Luật Hợp Tác Xã ra đời (20/3/1996).
+ Là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cung cấp cho xã hội, bảo đảm công tác hậu cần tại chỗ đặc biệt là các tỉnh miền núi đi lại khó khăn. Nó góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, giảm được chi phí vận chuyển , sản xuất lương thực cho miền xuôi .
Hộ nông dân là tế bào của xã hội nông thôn, là bộ phận quan trọng trong cộng đồng nông thôn xây dựng tình làng nghĩa xóm tạo cơ sở kinh tế chính trị vững chắc ở nông thôn. Điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời buổi cơ chế thị trường hiện nay, nó góp phần hạn chế được mặt trái của cơ chế thị trường.
Hộ nông dân không chỉ là đơn vị sản xuất mà còn là đơn vị tiêu dùng. Vì vậy, họ tham gia vào giải quyết quan hệ cung cầu của thị trường. Đây là tiền đề cho việc phát triển thị trường nông thôn góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp.
Kinh tế HND là đơn vị sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng thiên nhiên ,vì vậy nó cho phép huy động và sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực trong NN, NT như đất đai, lao động, vốn và các nguồn lực khác. Nhờ vậy, nó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của NN,NT.
Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và ứng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng ,vật nuôi nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm , tăng khả năng canh tranh trên thị trường. Qua đó tạo tiền đề cho phát triển kinh tế trang trại và sản xuất hàng hoá lớn.
Kinh tế HND không chỉ có vai trò to lớn về mặt kinh tế , mà còn có vai trò về mặt xã hội. Khi kinh tế HND phát triển sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn , tăng thu thập cho cư dân nông thôn , từng bước xoá đói giảm cùng kiệt , hạn chế các tệ nạn xã hội.
Vấn đề xã hội ở nông thôn rất phức tạp, nó bao gồm nhiều tầng lớp dân cư, dân tộc khác nhau, phong tục quán tập cũng khác nhau do đó kinh tế HND phát triển sẽ tạo điều kiện để họ yên tâm sản xuất, đồng thời hạn chế được nhiều tệ nạn xã hội đang còn phổ biến ở nông thôn.
PhầnII: Thực trạng và quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
I -Quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân .
Các hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay phần lớn vẫn là các hộ cùng kiệt . Họ thiếu đất đai, lao động , vốn để tiến hành sản xuất .
Cho đến nay, phần lớn hộ nông dân còn nặng tính chất tiểu nông , sản xuất chủ yếu mang tính chất tự cấp, tự túc , năng suất lao động thấp.
Vấn đề quan trọng nhất của HND đó là quá trình phát triển từ tình trạng tự cấp , tự túc sang sản xuất hàng hoá . Đây là quá trình tự nhiên đã có từ lâu nhưng với sự phát triển của kinh tế HND và nền kinh tế thị trường , quá trình này sẽ được thúc đẩy nhanh hơn.
Có thể nói quá trình phát triển của kinh tế HND gắn liền với sự phát triển của Hợp tác xã trong nông nghiệp.
Hợp tác xã ra đời do nhu cầu của kinh tế HND. Các HND tự nguyện góp sức xây dựng các hợp tác xã để tạo nên sức mạnh lớn hơn , sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, nhằm chống lại nạn độc quyền, lũng đoạn thị trường của các nhà tư bản và công ty tư bản.
Từ kinh tế tiểu nông chuyển lên kinh tế nông trại , tức là từ sản xuất tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá , đó cũng là quá trình đi đôi với sự ra đời của các hình thức hợp tác gắn với kinh tế hộ.
Kinh tế HND về bản chất là một cơ sở kinh tế khép kín , là một đơn vị kinh tế tổng hợp , vừa trồng trọt , vừa chăn nuôi có lúc làm cả nghề rừng, nghề cá vừa chế biến vừa làm nghề thủ công kiêm cả buôn bán và tín dụng. Do đó kinh tế tiểu nông có sức sống dai dẳng cả ở những nước kinh tế đã phát triển do tính chất tổng hợp trong hoat động kinh tế của nó.
Quy luật phát triển hàng hóa đòi hỏi phải tách dần các hoạt động kinh tế vốn là tổng hợp trong từng hộ nông dân thành những chức năng độc lập thông qua con đường hợp tác hoá . Hợp tác xã tổ chức thực hiện cá chức năng được tách ra từ kinh tế HND để HND có thể chuyên môn hoá một hoạt động nào đó có hiệu quả kinh tế nhất.
Quá trình phát triển của kinh tế HN D có thể được chia làm hai thời kỳ :
+Từ năm 1958-1980.
Đây là giai đoạn thực hiện mô hình hợp tác hoá , tập thể hoá về tư liệu sản xuất và quản lý tập trung thống nhất . Mô hình này đã phủ nhận vai trò của kinh tế HND trong đời sống kinh tế , trong khi đó thực tiễn đã chứng minh HND là đơn vị kinh tế cơ bản.
Với cấu trúc là tập thể hoá làm cho nông dân ngày càng không quan tâm đến sản xuất tập thể , người lao động bị tha hoá với thái độ làm thuê. Ruộng đất bị bỏ hoang , tài sản cố định bị thất thoát kinh tế tập thể ngày càng sa sút buộc HND phải dựa vào kinh tế phụ (đất 5%) để lo kinh tế gia đình .
Vì tập thể hoá , nông dân không còn sở hữu tư liệu sản xuất nữa , lao động được điều động theo công đoạn trung gian làm cho nông dân từ chỗ gắn bó với ruộng đất , coi ruộng đất là máu thịt nay lại thờ ơ với ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác . Từ đó dẫn đến tình trạng quản lý đất đai lỏng lẻo , sử dụng đất đai lãng phí, không đúng mục đích xảy ra.
Tình trạng phân phối bất hợp lý làm cho giá trị ngày công và thu nhập của nông dân ngày càng giảm sút đến mức phải bỏ hoang ruộng đất.
+ Thời kỳ từ năm1981 đến nay .
Đây là thời kỳ nhận thức lại , tổng kết thực tiễn phát hiện quy luật khách quan và tìm tòi giải pháp. Từ khi thực hiện cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 của Ban bí thư và nhất là sau Nghị quyết10 của Bộ chính trị và Nghị quyết 6 của Trung ương (khoá VI) cùng với những bước phát triển về sản xuất , đã có những điểm mới về cơ cấu thành phần , các hình thức kinh tế trong NN,NT. Ngày càng xuất hiện các loại hình kinh tế hợp tác hết sức đa dạng ở các mức độ khác nhau trên cơ sở nhu cầu của các HND.
Trong thời kỳ mới HND được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ , là tế bào cấu thành Hợp tác xã , có tư cách pháp nhân và bình đẳng trước pháp luật.
Hộ nông dân đã được giao ruộng đất với thời gian ổn định , lâu dài . Ngoài ra các hộ còn có thể nhận thầu đất đai và các tư liệu sản xuất khác để sản xuất kinh doanh cố hiệu quả hơn. Và do đó kinh tế HND và kinh tế H...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status