Hoạt động xuất khẩu hàng song, mây, tre công ty TNHH Đông Nam Á - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Hoạt động xuất khẩu hàng song, mây, tre công ty TNHH Đông Nam Á



Trước kia công ty chỉ kinh doanh các mặt hàng đơn điệu, chưa chú trọng đến tính thẩm mỹ và thị hiếu khách hàng thì đến nay công ty đã đầu tư thiết kế mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng. Bên cạnh những mặt hàng kinh doanh truyền thống như: giỏ mây tre, mành tre, chiếu, bàn, ghế song mây công ty đã có thêm mặt hàng khác như tủ, giường song mây, tranh nghệ thuật song mây. đã góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu của công ty. Hơn nữa các mặt hàng này không chỉ dừng lại ở các mặt hàng thiết yếu mà còn có các mặt hàng xa xỉ. Khi đời sống của con người tăng lên thì nhu cầu làm đẹp cũng tăng theo, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu phát triển mạnh còn thể hiện nhu cầu giao lưu văn hoá giữa các nước rất lớn bởi vì hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét truyền thống văn hoá riêng của các nước sản xuất. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này đang rất lớn, nhất là một số sản phẩm của Việt Nam đã được đánh giá là có tính thẩm mỹ và độ tinh xảo rất cao được nhiều nước ưa chuộng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n, ghế, giường, tủ... đến các tác phẩm nghệ thuật được mô phỏng theo các danh họa nổi tiếng trên thế giới như các bức tranh bằng mành, các loại mành tre treo tường, ảnh dáng v.v...
Cùng với khả năng lao động dồi dào, nhàn rỗi (vì sản xuất chế biến hàng mây tre đan cho đến nay vẫn là nghề phụ của nhà nông) ngoài ra Việt Nam còn có nguồn nguyên liệu dồi dào rất đa dạng như song, mây, tre, nứa, lá cọ ... ở khắp mọi nơi mà hầu như không cần chuyên canh chăm bón. Việc tổ chức sản xuất hàng song mây tre đan để xuất khẩu được phát huy cao độ trong những năm gần đây (nhất là từ sau đại hội lần thứ 7 của Đảng). Do đặc thù là một nước có nền sản xuất nhỏ, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên mạng lưới sản xuất hàng mây tre xuất khẩu ở Việt Nam được phân bổ rộng khắp các địa phương trong cả nước. Mạng lưới sản xuất này được tập trung vào hai loại hình sản xuất cơ bản đó là cơ sở sản xuất chuyên nghiệp thường tập trung ở các thành phố, thị xã, thứ hai là các cơ sở sản xuất dưới dạng hợp tác xã nông nghiệp (sản xuất theo bộ phận, lấy hộ gia đình làm cơ sở) hay ở từng vùng, từng làng xã có nghề truyền thống.
Cũng do tính chất về nguyên liệu và điều kiện về khí hậu của Việt Nam, cùng với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng hàng hoá của thị trường thế giới, nên việc sản xuất công nghiệp mặt hàng này phải được thực hiện theo một qui trình chặt chẽ kể từ khi khai thác, chế biến đến khâu sản xuất hoàn chỉnh để đóng gói bao bì... Để hạn chế sự thay đổi màu sắc, sự phá hoại của côn trùng đối với sản phẩm hàng hoá. Thí dụ: Đối với tre, nứa, song mây các loại không thể tuỳ tiện khai thác lúc nào cũng được vì vào những tháng đầu xuân, lượng glucô trong cây rất lớn, độ ẩm lại cao, khó phơi khô nên dễ bị côn trùng và mốc phát triển làm cho nguyên liệu, hàng hoá hay bị hỏng. Hay đối với cây Đót làm chổi lại chỉ thu hoạch vào những tháng giáp tết Nguyên Đán, vì nếu khai thác sớm hơn Đót sẽ bị non không thể làm chổi được, ngược lại nếu để ra giêng mới khai thác Đót sẽ bị già làm chổi sẽ bị giòn, dễ gẫy. Sau khi khai thác xong, nguyên liệu phải được phơi khô, sơ chế và xử lý chống mối mọt, chống mốc ngay, nếu không nguyên liệu sẽ hỏng hay kém phẩm chất sẽ không thể dùng vào làm hàng xuất khẩu được. Tiếp đó được các nghệ nhân và các thợ thủ công làm thành các sản phẩm. Sau khi tổ chức sản xuất lại giao sản phẩm làm ra cho các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền xuất. Cách làm này đã hạn chế phần nào năng lực sản xuất của Việt Nam, làm xuất hiện tình trạng ỷ lại (vì sẵn thị trường, sẵn mẫu mã) không chịu tư duy tìm kiếm thị trường mới, khai thác mẫu mã mới.
Tuy Việt Nam cũng là nước xuất khẩu hàng song, mây, tre nhưng kim ngạch xuất khẩu còn quá nhỏ so với các nước khác, chỉ đạt khoảng 0,15% kim ngạch của thế giới. Việt Nam cũng có chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này (Hỗ trợ cung cấp các kênh thông tin và thị trường cho các doanh nghiệp), nhưng lại chưa tạo điều kiện thuận lợi và đầu tư thích đáng để phát triển thành ngành công nghiệp sản xuất song, mây, tre. So với các nước trong khu vực tiềm năng của Việt Nam là không nhỏ nên cần áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng song, mây, tre tăng nhanh kim ngạch, để không dừng lại ở mức sau.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre của Việt Nam
(Đơn vị tính: 1.000 USD)
Năm
2000
2001
2002
2003
Tổng
Tổng kim ngạch
38.82
40.497
43.163
46.72
297.4
(Nguồn: Niên giám thống kê 2004)
Tóm lại, qua một số vấn đề lý luận chung trên đây cho ta thấy rõ hơn về xuất khẩu và những hoạt động của doanh nghiệp thương mại, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi ra nhập WTO. Chương một còn đề cập đến những thuậnlợi và khó khăn về đặc điểm sản xuất và chế biến hàng song, mây, tre của Việt Nam. Nước ta có nhiều thuận lợi như: có nguồn lao động dồi dào và rẻ, có nhiều đức tính tốt phù hợp với ngành nghề thủ công truyền thống này; có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là môi trường thích hợp với sự phát triển của cây song, mây, tre vì vậy mà hầu hết các các địa phương trong cả nước đều có thể trồng được cây nguyên liệu này; công cụ sản xuất đơn giản dễ chế tạo nên ai cũng có thể sử dụng. Song song với những thuận lợi kể trên, ngành xuất khẩu hàng song, mây, tre cũng gặp phải những khó khăn như: Việt Nam chưa có chiến lược lâu dài cho việc phát triển ngành hàng song mây tre xuất khẩu, chưa thấy hết được ý nghĩa xã hội trong việc phát triển ngành hàng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và thu về cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Ngoài ra Việt Nam còn gặp những khó khăn về khí hậu, nguồn nguyên liệu, công cụ sản xuất , những khó khăn này cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu song, mây, tre của Việt Nam.
Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam nói trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của công ty Đông Nam á, vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong chương hai.
Chương 2
Tình hình xuất khẩu hàng song, mây, tre tại công ty đông Nam á
2.1 Vài nét khái quát về công ty TNHH Đông Nam á
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Nam á là công ty xuất khẩu hàng song, mây, tre có tên giao dịch quốc tế là: South East Asia company limited. Công ty được thành lập ngày 1/10/2000 theo quyết định của Bộ Thương Mại, có văn phòng thay mặt tại Phòng 502-610, Toà nhà CFM, 23 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Năm 2000 công ty bắt đầu đi vào hoạt động với nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, công ty đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 2001 công ty có những khách hàng đầu tiên, năm 2002 đi dần vào ổn định. Đến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của công ty đã đạt xấp xỉ 400,000USD, xuất khẩu sang 11 thị trường với 8 quốc gia trên thế giới. Ban đầu công ty có khoảng 15 cán bộ công nhân viên với 3 cơ sở sản xuất, 1 văn phòng thay mặt tại Phòng 502- 610, Toà nhà CFM, 23 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội và 1 văn phòng thay mặt tại TP - Hồ Chí Minh.
Công ty có vốn pháp định là 5tỷ VNĐ. Có tài khoản tiền Việt và ngoại tệ tại các ngân hàng khác nhau để đa dạng hóa các hoạt động giao dịch như: Vietcombank, Techcombank, ACB, Habubank.
Đến nay, công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, có trình độ cao đẳng, đại học với các cơ sở sản xuất tại 3 làng nghề ở Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Đông Nam á
P.Kinh Doanh 1
P.Kinh Danh 2
P. Tổ Chức
P.Kế Hoạch
Phó Giám Đốc
Giám Đốc
P. Giới thiệu sản phẩm
P.Kế Tóan
Tài Chính
* Quyền hạn của công ty
Được quyền ký kết hợp đồng kinh tế với tất cả các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế, mở rộng văn phòng thay mặt của mình ở tất cả các nước trên thế giới đã có thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, mở đại lý, c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status