Bước đầu nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tính phí chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Bước đầu nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tính phí chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn Hà Nội



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 5
 
Chương I - Cơ sở khoa học của việc xác định phí môi trường chất thải rắn y tế nguy hại 8
 
I. Nhận thức chung về chất thải 8
1. Khái niệm chung về chất thải 8
2. Chất thải nguy hại 8
3. Chất thải y tế nguy hại 9
3.1. Chất thải y tế 9
3.2. Chất thải rắn y tế nguy hại 9
3.3. Phân loại và xác định chất thải y tế 9
3.3.1. Phân loại chất thải y tế 9
3.3.2. Xác định chất thải y tế 9
II. Tác động đối với môi trường của chất thải rắn y tế nguy hại 12
v Ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng 12
v Ảnh hưởng đến hệ sinh thái 13
v Ảnh hưởng tới hoạt động xã hội 13
III. Sự cần thiết phải áp dụng chương trình tính phí ô nhiễm 14
IV. Xây dựng mô hình tính phí bảo vệ môi trường chất thải rắn y tế
nguy hại 15
1. Khái niệm phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm 15
2. Nguyên tắc xây dựng phí bảo vệ môi trường 15
2.1. Nguyên tắc "Người gây ô nhiễm phải trả tiền" 15
2.2. Nguyên tắc "Người hưởng thụ phải trả tiền" 17
3. Phương pháp xác định phí bảo vệ môi trường chất thải rắn y tế
nguy hại 18
3.1. Mục tiêu của phí môi trường 18
3.2. Cơ sở tính phí 18
3.3. Phương pháp luận cho việc tính phí bảo vệ môi trường 18
3.4. Cách tính phí môi trường 21
3.4.1. Cách tính phí dựa vào lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường 22
3.4.2. Đề xuất cơ sở khoa học tính toán chi phí xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 23
3.4.3. Phương pháp xác định suất phí 24
V. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường 25
 
Chương II - Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội 28
 
I. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thành phố
Hà Nội 28
1. Vị trí địa lý 28
2. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội 28
2.1. Điều kiện tự nhiên 28
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 28
II. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội 30
1. Tổng quan chung từ các loại chất thải bệnh viện 30
2. Nguồn thải các loại phế thải bệnh viện 31
3. Hiện trạng phát thải chất thải rắn y tế nguy hại của thành phố Hà Nội 32
4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại của thành phố Hà Nội 35
4.1. Quản lý bằng công cụ luật pháp 35
4.2. Quản lý hành chính 37
4.3. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở thành phố Hà Nội 40
5. Ảnh hưởng của chất thải y tế nguy hại đến môi trường 44
5.1. Ảnh hưởng dịch tễ học của chất thải bệnh viện 44
5.2. Ảnh hưởng của chất thải bệnh viện tới hoạt động xã hội 45
 
Chương III - Tính phí xử lý, những kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm chất thải rắn y tế nguy hại 46
 
I. Công nghệ đốt rác để xử lý chất thải rắn bệnh viện 46
II. Xây dựng mô hình tổng chi phí để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 47
1. Xác định chi phí cố định trung bình AFC 49
2. Xác định chi phí biến đổi trung bình AVC 51
2.1. Chi phí thu gom, 51
2.2. Chi phí vận chuyển 52
2.3. Chi phí xử lý 54
3. Xác định chi phí môi trường 55
A. Tác động đến môi trường không khí và mức ồn 61
A.1. Tác động môi trường không khí 61
A.2. Tác động bởi mức ồn 63
 
B. Tác động tới môi trường nước 65
B.1. Tác động đến môi trường nước mặt 66
B.2. Tác động đến môi trường nước ngầm 67
C. Tác động đến môi trường đất 67
3.1. Chi phí khám chữa bệnh của dân cư xung quanh khu vực lò đốt 70
3.2.Chi phí do mùa màng bị tổn thất 72
3.3. Chi phí do các ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - văn hoá - xã hội 73
III. Xác định các lợi ích của việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 74
1. Doanh thu của việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 74
2. Bước đầu xác định các lợi ích môi trường của việc xử lý chất thải y tế nguy hại 75
2.1. Các lợi ích về môi trường 75
2.2. Các lợi ích về sức khoẻ cộng đồng 75
IV. Những kiến nghị và giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do
chất thải rắn y tế nguy hại 77
1. Những kiến nghị 77
1.1. Thực hiện công tác quản lý 78
1.2. Đầu tư xây dựng hệ thống lọc thải tại Xưởng đốt chất thải bệnh viện
tập trung 79
1.3. Các cơ chế chính sách của thành phố Hà Nội và của Nhà nước 79
2. Một số giải pháp thực hiện 81
2.1. Giải pháp sử dụng công cụ kinh tế 81
2.2. Giải pháp kỹ thuật để kiểm tra, kiểm soát 82
2.3. Giải pháp giáo dục tuyên truyền 82
 
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các cấp dưới
Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội
Quy chế loại bỏ phế thải
Đề xuất loại bỏ phế thải
Phế thải
Nguồn tạo phế thải
(Nguồn: áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia - 1999).
- Bộ Khoa học Công nghệ & môi trường (MOSTE): là cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trên phạm vi toàn quốc. Xây dựng và trình Chính phủ các văn bản pháp luật, chính sách về môi trường. Hướng dẫn, kiểm tra các ngành địa phương… trong công tác bảo vệ môi trường.
- Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư : là những bộ, ngành có liên quan, phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường để quản lý Nhà nước về môi trường.
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội: là cơ quan quản lý Nhà nước có vai trò lớn nhất trong công tác quản lý môi trường của thành phố. Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật môi trường. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật môi trường của thành phố. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở đang hoạt động. Quyền thẩm định được giao cho cơ quan quản lý Nhà nước là Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Hà Nội. Phối hợp với cơ quan trung ương trong các hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường của thành phố. Tiếp nhận giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về bảo vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao hay chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Uỷ Ban Nhân Dân thành phố chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị và cá nhân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường thành phố.
- Uỷ ban nhân dân các cấp cơ sở: Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện công tác quản lý môi trường tại cơ sở. Uỷ ban nhân dân các Quận chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn các Quận. Xử lý các vi phạm, những vướng mắc, khó khăn của các phường trong công tác bảo vệ môi trường. Uỷ ban nhân dân các Huyện điều hành sự hoạt động của các Xí nghiệp môi trường đô thị Huyện.
- Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Hà Nội: ngày 05/05/1994 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có Quyết định số 764/QĐ- UB thành lập Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường. Sở gồm các đơn vị trực thuộc là: Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Trung tâm nghiên cứu vi sinh; Trung tâm điều tra cơ bản; Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao công nghệ; Các phòng quản lý Nhà nước và nghiệp vụ trong đó có Phòng quản lý môi trường. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng quản lý môi trường:
+ Tham gia các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hoá của thành phố.
+ Soạn thảo các quy định các văn bản luật lệ môi trường của thành phố tuân theo Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật của Bộ MOSTE, các Bộ, các ngành có liên quan.
+ Kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn Thành phố.
+ Quan trắc môi trường và báo cáo định kỳ lên Bộ MOSTE, Chính phủ về hiện trạng môi trường thành phố.
+ Thẩm định về môi trường các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.
+ Tổ chức và triển khai các dự án,các đề tài nghiên cứu về bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức giáo dục nâng cao dân trí về môi trường.
Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường nói chung hay Phòng quản lý môi trường nói riêng có chức năng quản lý Nhà nước về chất thải ở các đơn vị môi trường, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, các khu dân cư trên địa bàn thành phố.
- Sở Giao thông Công chính Hà Nội và một số Sở liên quan như Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính- Vật giá…Sở Giao thông Công chính là cơ quan trực tiếp tham gia quản lý rác thải của thành phố. Sở Giao thông Công chính uỷ nhiệm cho Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải và giao cho Công ty môi trường đô thị Hà Nội ký hợp đồng bao thầu đối với đơn vị thu gom, vận chuyển hay tổ chức đấu thầu khi có đủ điều kiện. Sở Giao thông Công chính đóng vai trò chủ quản, kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường soạn thảo, hướng dẫn các quy trình công nghệ chuyên ngành vệ sinh môi trường. Tham mưu với UBND thành phố về tiền dịch vụ vệ sinh hợp lý cho từng thời kỳ. Kiểm tra, đôn đốc UBND các Quận, Huyện trong việc thực hiện thí điểm công tác xã hội hoá.
- Sở Kế hoạch & Đầu tư tạo môi trường tốt, khuyến khích và hướng dẫn các thành phần kinh tế đầu tư tham gia giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường. Sở Tài chính- Vật giá xây dựng các chế độ chính sách về tài chính và hướng dẫn thực hiện áp dụng cho công tác bảo vệ môi trường.
- Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO): thuộc Sở Giao thông Công chính Hà Nội. Công ty là doanh nghiệp công ích hoạt động theo Nghị định 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Mô hình Công ty Môi trường Đô thị là một tổ chức quản lý thống nhất, có đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực quản lý, đội ngũ công nhân viên chức có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và luôn luôn có tinh thần khắc phục khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Công ty trực tiếp phổ biến các chủ trương của thành phố về công tác quản lý môi trường đô thị đến các UBND các phường. Chịu trách nhiệm hướng dẫn về mặt kỹ thuật cho các đối tượng tham gia công tác xã hội hoá thu gom và một phần vận chuyển rác thải. Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo nhân công đảm bảo các khâu trong dây truyền thu gom và xử lý rác đúng quy trình công nghệ. Hướng dẫn trang bị bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông.
4.3. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở thành phố Hà Nội.
Vài năm trước đây, chất thải bệnh viện Hà Nội (cả chất thải lỏng và chất thải rắn) đều không được thu gom và xử lý hợp lý. Các chất thải độc hại từ bệnh viện như các bông, băng nhiễm khuẩn được thu gom chung với các loại chất thải sinh hoạt và được đổ tại các bãi chôn lấp chung đã quy hoạch của thành phố. Hàng ngày, tại các bãi chôn lấp có hàng trăm người đến đào bới để nhặt các phế phẩm có khả năng thu hồi và tái chế lại. Những người này trực tiếp tiếp xúc với rác đang ở tình trạng phân huỷ và làm cho họ dễ dàng bị lây bệnh.
Xuất phát từ tình hình môi trường ngày càng ô nhiễm, UBND Thành phố Hà Nội, Sở GTCC, Sở Y tế, Sở KHCN&MT và các ban ngành đoàn thể của Thành phố đã giao cho Công ty Môi trường đô thị Hà Nội việc duy trì công tác vệ sinh, quản lý chất thải nói chung và đặc biệt là công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại nói riêng.
Năm 1997, thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Y tế phối hợp với Sở Giao thông - Công chính mà trực tiếp là Công ty Môi trường Đô thị triển khai dự án xây dựng Xưởng đốt rác thải y tế độc hại tập trung cho các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.
Sau một thời gian lập dự án và lựa chọn công nghệ UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định phê duyệt đầu tư xây d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status