Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế trang trại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế trang trại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010



Mục lục
Lời nói đầu .1
CHƯƠNGI: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI .3
I.Khái niệm và bản chất về kinh tế trang trại . .3
1.Khái niệm và bản chất kinh tế trang trại .3
2.Đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại . .5
II. Sự cần thiết khách quan phải phát triển kinh tế trang trại .7
1.Vai trò vị trí của kinh tế trang trại . .7
2.Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại . .9
2.1.Yếu tố đất đai . .9
2.2. Nguồn nhân lực . .9
2.3.Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ . . . .9
2.4Nguồn vốn .10
2.5. Yếu tố thị trường . .10
2.6. Cơ sở hạ tầng . . . 11
2.7. Chức năng quản lý kinh tế trang trại của Nhà nước 12
3. Qúa trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam . .14
3.1.Các hình thức tập trung sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ phong kiến dân tộc(thế kỷ X giữa thế kỷ XIX) . .14
3.2. Kinh tế đồn điền ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc và kháng chiến(1858 – 1954) . . .16
3.3Kinh tế trang trại ở Việt Nam thời kỳ 1954 – 1990 . . . . 18
III. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam . .20
1.Về phát triển kinh tế trang trại . .20
1.1.Kinh nghiệm về phát triển KTTTcủa một số nước trên thế giới. .20 1.2.Bài học kinh nghiệm về phát triển KTTT đối với Việt Nam . .26
2.Về chính sách phát triển KTTT của một số nước trên thế giới . . 28
2.1.Kinh nghiệm của Trung quốc . . . . . .28
2.2 Kinh nghiệm của Đài Loan . . .29
2.3.Bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách phát triển kinh tế trang trại đối với Việt Nam . . . .30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NA . .32
I. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam . . . .32
1.Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam . . .32
1.1.Về số lượng trang trại . . . .32
1.2. Loại hình trang trại . . . .33
1.3. Quy mô đất đai, lao động, vốn của trang trại . . . .34
1.4. Trình độ chủ trang trại . .40
1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật . . .41
2.Đóng góp của kinh tế trang trại . 42
2.1.Đóng góp vào thu nhập quốc dân . . . .42
2.2Tạo việc làm . .42
2.3.Thay đổi bộ mặt nông thôn . .43
2.4. Bảo vệ môi trường . . . 44
3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế trang trại Việt Nam .44
3.1. Những mặt đạt được .44
3.2. Những mặt hạn chế . . .45
II. Đánh giá về một số chính sách tác động đến sự phát triển KTTT . .47
1.Chính sách đất đai . . . 47
1.1. Tình hình thực hiện chính sách đất đai .47
1.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách đất đai . .51
2. Chính sách khoa học công nghệ . .52
2.1. Tình hình thực hiện chính sách khoa học công nghệ .52
2.2.Hạn chế trong việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ . .53
3. Chính sách tín dụng . . . .56
3.1. Tình hình thực hiện chính sách tín dụng . . .56
3.2Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách tín dụng . . . 60
4. Chính sách về thị trường . . .61
4.1.Tình hình thực hiện chính sách thị trường . . .61
4.2.Hạn chế trong thực hiện chính sách thị trường . . . .63
5.Chính sách thuế . . 64
5.1Tình hình thực hiện chính sách . . . .64
5.2. Những hạn chế trong viẹc thực hiện chính sách thuế . .66
6.Đánh giá chung về các chính sách phát triển KTTTở Việt Nam .68
6.1.Những mặt đạt được của các chính sách phát triểnKTTT .68
6.2.Những hạn chế trong chính sách phát triển KTTT .69
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 .71
I.Quan điểm và phương hướng về phát triển KTTT .71
1.Quan đIểm phát triển KTTT ở Việt Nam .71
2.Phương hướng phát triển KTTT ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 . .72
2.1.Phương hướng chung . 72
2.2. Phương hướng phát triển KTTT từng vùng cụ thể . .72
II.Giải pháp nhằm hoàn thiện 1 số chính sách chủ yếu về phát triểnKTT.75
1.Chính sách đất đai . .75
2.Chính sách khoa học công nghệ .80
3.Chính sách tín dụng . .83
4.Chính sách thị trường . . .85
5.Chính sách thuế . . .87
Kết luận



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n gia súc, một số trang trại làm lâm nghiệp có máy cưa xẻ gỗ và chế biến lâm sản (khảo sát trang trại Nguyễn Sinh Cúc). Mức độ trang bị máy móc, thiết bị của trang trại còn thấp so với quy mô và tính chất sản xuất hàng hoá nhưng cao hơn nhiều so với mức trung bình của hộ nông dân trên cả nước. Đặc biệt là trang trại trồng và chế biến cao su ở Bình Dương và Bình Phước trình độ trang bị máy móc nông nghiệp khá cao, trung bình 2 - 3 trang trại có một máy kéo, một ô tô vận tải và một máy sơ chế cao su. Ngược lại các trang trại lâm nghiệp hay trang trại nông lâm kết hợp ở tỉnh Yên Bái chủ yếu vẫn dùng công cụ thủ công và sức người, máy móc cơ khí còn rất ít.
2.Đóng góp của kinh tế trang trại.
2.1.Đóng góp vào thu nhập quốc dân.
Kinh tế trang trại hàng năm tạo ra giá trị tổng sản lượng gần 12.000 tỷ đồng, trong đó 87% là sản phẩm hàng hoá. Nhưng đến nay vẫn chưa có tài liệu naò thống kê kinh tế trang trại đóng góp bao nhiêu %GDP nhưng sự đóng góp của kinh tế trang trại cho Nhà nước thể hiện thông qua nộp thuế và lệ phí của chủ trang trại.
Mức và tỷ lệ nộp thuế của chủ trang trại cho Nhà nước còn hạn chế. Bình quân một trang trại nộp thuế 1,2 triệu đồng trong đó trang trại cây hàng năm 1 triệu đồng, cây lâu năm đã thu hoạch 1,9 triệu đồng, chăn nuôi 1,5 triệu đồng. Tốc độ tăng hàng năm 16 - 20%. Ngoài đóng góp cho Nhà nước trang trại còn đóng góp vào việc trong vấn đề bảo vệ đất đai, tài nguyên rừng, biển và môi trường.
2.2.Tạo việc làm.
Tạo việc làm là một trong những vấn đề bức xúc không những chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới cũng rất quan tâm. Theo tài liệu thống kê, ở các nước đang phát triển giữ một vị trí quan trọng. ở Việt Nam 80% dân số ở nông thôn nên tỷ lệ lao động nông nhàn rất lớn, phát triển kinh tế trang trại đã góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Theo điều tra của trường ĐHKTQD trong 3044 trang trại điều tra thì hàng năm trang trại tạo việc làm cho 6079 lao động, trong đó có 2983 lao động thường xuyên và có 3096 lao động thuê theo thời vụ quy đổi. Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn năm 2000 kinh tế trang trại ngoài việc tạo ra việc làm cho 30 vạn lao động gia đình còn thuê thêm 10 vạn lao động thường xuyên và 30 triệu ngày công lao động thời vụ/ năm. Đặc biệt là chương trình 327, dự án trồng 5 triệu ha rừng, kinh tế trang trại tạo việc làm cho nhiều cư dân và góp phần làm giảm tỷ lệ lao động nông nhàn ở nông thôn.
2.3.Thay đổi bộ mặt nông thôn.
Kinh tế trang trại đã góp phần vào xây dựng bộ mặt nông thôn mới vì kinh tế trang trại phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, tạo ra môi trường mới về lưu thông hàng hoá ở nông thôn, làm nảy sinh những nhu cầu mới trong từng hộ, và cả cộng đồng dân cư, nhu cầu đường giao thông, văn hoá, văn nghệ, giáo dục, phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc và các nhu cầu khác, tạo cho nông thôn miền núi ngày một đổi thay cả về kinh tế và cảnh quan.
Kinh tế trang trại không những tạo việc làm cho số lao động dư thừa ở nông thôn mà thông qua đó kinh tế trang trại phát triển kinh tế trang trại còn xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống văn hoá ở những vùng hẻo lánh thiếu ánh sáng văn minh, dân trí và trí thức dân chủ được nâng lên, tiếp cận dần với lối sống công nghiệp; giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; giữa miền xuôi và vùng cao. Hiện nay tiền công mỗi thời vụ khoảng trên dưới 20.000 đồng /ngày, thu nhập thường xuyên 200 - 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng/tháng cho mỗi lao động; nhiều chủ trang trại bắt đầu giàu lên. Các phương tiện sinh hoạt khác ngày càng đàng hoàng hơn đến nay 77,8% trang trại có ti vi màu, 18,6% trang trại có điện thoại, 19,2% trang trại có tủ lạnh, 88% trang trại có xe máy (Nguyễn Thế Nhã -Thực trạng phát triển trang trại ở nước ta).
2.4. Bảo vệ môi trường.
Ngoài các đóng góp trên thì kinh tế trang trại còn góp phần vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng tập trung chuyên môn hoá (đặc biệt là các vùng chuyên canh cây công nghiệp, hoa quả hải sản), sản xuất hàng hoá phá thế sản xuất thuần nông, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản phát triển như: trang trại trồng cà phê ở Đắc Lắc, Gia Lai, trang trại trồng chè ở Yên Bái, Nghệ An, Lâm Đồng, trang trại trồng mía ở Thanh Hoá… đưa công nghiệp và các hoạt động vào nông thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó cũng góp phần vào việc cải thiện môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi trọc hạn chế nạn du canh, du cư phá rừng, thúc đẩy lấn biển và mở mang diện tích canh tác. Các trang trại lâm nghiệp góp phần vào việc bảo vệ nguồn đất, chống xói mòn, ngăn ngừa lũ lụt, phát triển nguồn tài nguyên rừng đặc biệt là các trang trại khoanh nuôi và tái trồng rừng. Các trang trại cây ăn quả như các miệt vườn ở nam bộ góp phần vào việc phát triển du lịch sinh thái một loại hình du lịch đã và đang thu hút rất lớn một lượng khách du lịch trong và ngoài nước.
3.Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế trang trại Việt Nam.
3.1.Những mặt đạt được.
- Trong những năm gần đây kinh tế trang trại đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước, nhất là vùng trung du, miền núi và ven biển… Mặc dù đang trong quá trình phát triển nhưng kinh tế trang trại đã thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá, một mặt đã tạo được lượng giá trị lớn về nông lâm thuỷ sản hàng hoá mà quy mô nó vượt trội nhiều lần so với kinh tế hộ nông dân, mặt khác là mô hình lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu chính. Số liệu điều tra ở 3044 trang trại cho thấy quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân một trang trại năm 1998 đạt trên 90 triệu đồng, với tỷ suất hàng hoá đạt trên 86%.
- Kinh tế trang trại là nhân tố mới ở nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại là động lực nối tiếp, phát huy động lực của kinh tế hộ, là điểm đột phá trong bước chuyển sang sản xuất hàng hoá lớn đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại là con đường tất yếu, là bước đi thích hợp để chuyển nền nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá lớn.
- Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng quỹ đất tốt hơn, đưa đất đai hoang hoá vào sản xuất, nhất là vùng trung du, miền núi và ven biển đã được đưa vào sản xuất, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Quỹ đất các trang trại chủ yếu dựa vào nguồn đất chưa được giao. Đã có sự chuyển nhượng đất nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại ở các địa phương.Tuy nhiên qua trình tích tụ tập trung ruộng đất chủ yếu diễn ra ở vùng đất mới khai hoang, quỹ đất chuyển nhượng chưa cao.
Kinh tế trang trại góp phần tạo việc làm và thu nhập đáng kể cho một bộ
phận lao động ở nông th

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status