Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Phần I: .4
1. Những vấn đề chung về bảo lãnh ngân hàng .4
1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 4
1.2. Đặc điểm của bão lãnh .5
1.2.1. Tính chất độc lập 5
1.2.2. Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau .7
1.2.3. Tính chất chứng từ .8
1.3. Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các NHTM .9
2. Nghiệp vụ bảo lãnh XNK của các NHTM .10
2.1. Khái niệm .10
2.2. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh XNK của các NHTM 12
2.3. Vai trò của hoạt động bảo lãnh XNK của các NHTM .13
2.4. Nguồn luật điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM .15
2.4.1. Các công ước quốc tế .15
2.4.2. Các văn bản của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành . .16
2.4.3. Luật quốc gia . .17
2.5. Chủ thể của một giao dịch bảo lãnh .18
2.6. Các loại hình bảo lãnh XNK .19
2.6.1. Các nghiệp vụ bảo lãnh ngắn hạn .19
2.6.2. Các nghiệp vụ bảo lãnh XNK trung và dài hạn .22
II. Kinh nghiệm bảo lãnh ngân hàng của một số nước trên thế giới .27
1. Kinh nghiệm về bảo lãnh ngân hàng của các nước ASEAN . 27
2. Kinh nghiệm bảo lãnh ở Trung Quốc 28
3. Các nước Liên hiệp châu âu .28
4. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam .29
Phần II .30
Thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh XNK của các Ngân hàng Thương Mại tại Việt Nam. .30
I. Một vài nét về hoạt động XNK của Việt Nam trong thời gian qua .30
1. Nhìn nhận và đánh giá về tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây . .30
2. Tính tất yếu phải phát triển nghiệp vụ bảo lãnh XNK trong các NHTM tại Việt Nam . .31
2.1. Yêu cầu từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu . .31
2.2. Yêu cầu từ phía bản thân các NHTM Việt Nam .34
II. Thực trạng hoạt động bảo lãnh XNK của các NHTM tại Việt Nam. .36
1. Cơ sở pháp lý và các văn bản điều chỉnh 36
1.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh XNK. .36
1.2. Tính pháp lý trong nghiệp vụ bảo lãnh XNK của các NHTM .38
2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh XNK của các NHTM Việt Nam .43
2.1 . Các loại hình bảo lãnh XNK của các NHTM thường được áp dụng ở Việt Nam 43
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh .46
2.2.1. Bối cảnh chung .46
2.2.2. Về quy mô bảo lãnh .46
2.2.3. Kết cấu bảo lãnh .51
2.2.4. Cơ cấu các loại hình bảo lãnh .52
2.2.5. Chất lượng bảo lãnh .53
2.2.6. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh .58
III. Đánh giá hoạt động bảo lãnh XNK của các NHTM Việt Nam. .59
1. Kết quả và những thành tựu đạt được 59
2. Những khó khăn và tồn tại . .62
Phần III .68
GiảI pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Xuất nhập khẩu của các NHTM VIệt Nam .68
I. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh XNK tại Việt Nam .68
1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng 68
2. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu trong thời gian tới. 69
II. Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh XNK của các NHTM Việt Nam. .70
1. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước . .70
2. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại 73
2.1. Giải pháp trực tiếp . .73
2.1.1. Xây dựng kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thích hợp trong từng thời kỳ 73
2.1.2. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ để nâng cao uy tín của ngân hàng .74
2.1.3. Nâng cao chất lượng thẩm định các yêu cầu xin bảo lãnh và quản lý các khoản bảo lãnh .76
2.1.4. Thực hiện phân tán rủi ro trong hoạt động bảo lãnh . 77
2.1.5. Xác định thời hạn bảo lãnh trước khi nhận bảo lãnh .78
2.1.6. Xác định hạn mức bảo lãnh thường xuyên 78
2.1.7. ứng dụng chính sách Marketing ngân hàng vào hoạt động bảo lãnh . .79
2.1.8. Mở rộng quan hệ hợp tác với ngân hàng khác để đẩy mạnh hoạt động đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh .84
2.2. Giải pháp hỗ trợ . .85
2.2.1. Về luật và quy tắc ứng dụng .85
2.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát .86
2.2.3. áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh .86
2.3. Đối với các doanh nghiệp XNK . .87
KẾT LUẬN .88

Theo quy chế này, nghiệp vụ bảo lãnh được hiểu như sau: “bảo lãnh là sự cam kết của ngân hàng nhận bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho bên được bảo lãnh, nếu như bên được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh, được quy định tại thư bảo lãnh của ngân hàng”.
Đối với bảo lãnh XNK, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong các trường hợp doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh để tham gia dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước, bảo đảm thanh toán, bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo đảm hoàn trả vay vốn . . .
Các ngân hàng căn cứ vào số vốn được phép sử dụng vào kinh doanh để dự kiến số tiền có thể đưa vào lập quỹ bảo lãnh (nội tệ, ngoại tệ) của mình. Tổng mức bảo lãnh được xác định trên cơ sở quỹ bảo lãnh dự kiến và khả năng an toàn vốn trong bảo lãnh của từng ngân hàng, nhưng tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh (tức khả năng mất an toàn vốn trong bảo lãnh tối đa là 5%). Tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp không quá 10% và cho 10 doanh nghiệp nhiều nhất không quá 30% tổng mức bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh. Trong Quyết định số 262/QĐ - NH 14 ngày 19/09/1995 của Thống đốc NHNN được sửa đổi bổ sung: tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp không quá 10% vốn tự có của ngân hàng nhận bảo lãnh, trường hợp có nhu cầu bảo lãnh cao hơn 10% vốn tự có, phải có văn bản đề nghị NHNN trung ương cho phép và chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của NHNN.
Ngân hàng bảo lãnh là các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đầu tư phát triển. Trong trường hợp đặc biệt, NHNN sẽ tham gia bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định.
Bên được bảo lãnh là các doanh nghiệp (bao gồm cả TCTD) được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam với điều kiện: có tư cách pháp nhân; có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh; có giấy đăng ký xuất nhập khẩu; không có nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; có đủ tài sản thế chấp hợp pháp cho bảo lãnh.
Những yêu cầu bảo lãnh có liên quan đến việc vay vốn nước ngoài được thực hiện theo Quyết định số 23/QĐ - NH14 ngày 21/04/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngân hàng nhận bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài là NHNN, và các NHTM được phép hoạt động kinh doanh đối ngoại. Trường hợp khách hàng được bảo lãnh không trả một phần hay toàn bộ số nợ vay đúng hạn; ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh trả thay thế khách hàng số nợ còn thiếu cho bên cho vay, đồng thời khách hàng phải làm giấy nhận nợ với ngân hàng về số tiền trả thay đó và phải chịu lãi suất quá hạn tính theo lãi suất các khoản cho vay tương ứng của ngân hàng nhận bảo lãnh. Sau đó ngân hàng nhận bảo lãnh phát mại tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi số tiền đã trả thay theo quy định của pháp luật.
Những quy định trên đây là khá chặt chẽ cho dù mới chỉ là các văn bản pháp quy dưới luật, nhưng việc thực hiện ở từng nơi, từng lúc, từng đơn vị cụ thể đều có những sai phạm nhất định trên các khâu chủ yếu về thẩm quyền ký, về mức bảo lãnh cho một doanh nghiệp, về xác lập quỹ bảo lãnh, về tài sản thế chấp . . . Đó là một khó khăn, thậm chí còn là một hậu quả nghiêm trọng kéo dài trong quá trình thực thi việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng.
Mãi đến khi có Bộ Luật NHNN và Luật các TCTD ban hành ngày 26/12/1997, vấn đề bảo lãnh mới được thể chế hoá thành điều 58, 59 và 60 trong Luật các TCTD. Điều 58 quy định về bảo lãnh ngân hàng: “TCTD được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh; TCTD được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh khác cho các Tổ chức, cá nhân; chỉ các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế mới được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài”.
Từ năm 1998 đến tháng 8/2000, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng vẫn chịu sự điều chỉnh của Quyết định 196/QĐ - NH14 nhưng trong tình hình mới QĐ này tỏ ra không còn phù hợp; do đó đến ngày 25/08/2000, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 283/QĐ - NHNN14 về Quy chế bảo lãnh ngân hàng. Quyết định 283 ra đời căn cứ vào Nghị định số 90/1999/NĐ - CP và thay thế một loạt các Quyết định trước đó như QĐ 23, QĐ 196, QĐ 262, QĐ 263. Trong thời gian đầu áp dụng nó đã trở tỏ ra khá phù hợp và được hoàn chỉnh thêm bằng QĐ 386/QĐ - NHNN14 và QĐ 1348/2001/QĐ - NHNN14.
Nội dung của QĐ 283 và các QĐ bổ sung, sửa đổi có một số điểm đáng chú ý, tỏ ra ưu việt hơn hẳn QĐ 196.
a) Khái niệm bảo lãnh ngân hàng được hiểu như sau: bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện được hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay.
So với khái niệm được nêu trong QĐ 196, QĐ này đã thể hiện rõ hơn bản chất của bảo lãnh ngân hàng, khi ngân hàng trả thay bảo lãnh, khách hàng phải có nghĩa vụ nhận nợ và hoàn trả số tiền đã trả thay đó cho ngân hàng.
b) Đối tượng được bảo lãnh: theo QĐ 196 chỉ có các chủ thể có tư cách pháp nhân mới được ngân hàng cấp bảo lãnh nhưng trong thực tế khi mà các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể ra đời hàng loạt và rất nhiều hoạt động hiệu quả, có nhu cầu bảo lãnh không chỉ trong nước mà còn ở cả quốc tế thì đối tượng này đã được bổ sung ở QĐ 283, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có thể đều được hưởng lợi từ các dịch vụ ngân hàng.
c) Phạm vi bảo lãnh: các TCTD được phép cấp bảo lãnh tối đa cho một khách hàng không quá 15% vốn tự có và nếu khách hàng yêu cầu lớn hơn 15% thì các ngân hàng cùng tham gia cấp bảo lãnh. QĐ này đã nới rộng giới hạn 10% của QĐ 196 và không còn giới hạn 10 khách hàng lớn nhất không quá 30% tổng mức bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh, và tổng mức bảo lãnh này do từng ngân hàng xác định phù hợp với khả năng vốn tự có của mình. Nó cũng đã đề cập khá cụ thể về đồng bảo lãnh.
d) áp dụng các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong giao dịch bảo lãnh khi có bên nước ngoài tham gia: đó là áp dụng những điều ước mà Việt Nam ký kết hay tham gia nếu không thì những điều ước, tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam. Thực tế chưa có một luật quốc tế thống nhất về bảo lãnh, các giao dịch bảo lãnh có yếu tố nước ngoài thì vấn đề chọn luật áp dụng khá phức tạp. Điều khoản này đã phần nào tháo gỡ những khúc mắc trong quan hệ bảo lãnh quốc tế của các TCTD.
e) Bảo đảm cho bảo lãnh: bao gồm cầm cố, thế chấp tài sản; bảo lãnh của bên thứ ba; ký quỹ và các hình thức khác. Việc xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng th...



ek3U7yRo49U3Alc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status