Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I. Giới thiệu chung về công ty CP XNK và hợp tác đầu tư Vilexim 2
I. Giới thiệu chung 2
1. Quá trình hình thành và phát triển 2
2. Cơ cấu bộ máy quản lý chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 3
2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý 3
2.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn 4
3. Kết quả sản xuất kinh doanh 6
II. Tổng quan hoạt động XNK của công ty 9
1. Xuất khẩu 9
2. Nhập khẩu 11
3. Xuất khẩu lao động 12
4. Các hoạt động khác 14
5. Hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty 14
5.1. Các mặt hàng xuất khẩu của công ty 14
5.2. Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty 17
Chương 2: Đánh giá năng lực xuất khẩu của công ty CP XNK và hợp tác đầu tư Vilexim 18
I. Các yếu tố tạo nên năng lực xuất khẩu 18
1. Yếu tố cán bộ 18
2. Cơ cấu tổ chức 18
3. Chính sách, chiến lược 18
3.1. Ảnh hưởng từ chính sách pháp luật của Nhà nước 18
3.2. Chính sách chiến lược của công ty 19
3.2.1. Chính sách 19
3.2.2. Chiến lược 19
4. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản 19
4.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 19
4.2. Kiểm tra hàng xuất khẩu 20
4.3. Thuê phương tiện vận tải 20
4.4. Mua bảo hiểm cho hàng hoá 20
4.5. Làm thủ tục hải quan 20
4.6. Giao hàng cho phương tiện vận tải 21
4.7. Làm thủ tục thanh toán 21
5. Yếu tố cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty 21
II. Đánh giá năng lực xuất khẩu nông sản của Công ty 22
1. Những thành công 22
2. Lạc nhân 22
3. Hạt tiêu 23
4. Cà phê 23
III. Những khó khăn 23
IV. Nguyên nhân 24
Chương III. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của công ty 26
I. Các giải pháp liên quan môi trường bên trong doanh nghiệp 26
1. Vấn đề nhân sự 26
2. Vấn đề tổ chức 26
3. Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể 27
II. Các giải pháp liên quan đến môi trường bên ngoài doanh nghiệp 28
1. Chính sách sản phẩm 28
2. Danh mục hàng xuất khẩu 28
3. Bao bì và thương hiệu sản phẩm 29
Kết luận 30
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ho toàn công ty một luồng gió mới điều đó được thể hiện: Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt trị giá là 14000 nghìn USD tăng 10,9% so với năm 2004, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt trị giá 17156 nghìn USD tăng 12,25%. Trong năm 2007 công ty phấn đấu vượt qua con số 20000 nghìn USD giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2004 – 2006 đã tăng ổn định và tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy sau khi cổ phần hóa sức cạnh tranh của công ty được nâng cao; cùng với bề dày kinh nghiệm và một đội ngũ cán bộ có năng lực và nghiệp vụ cao chắc chắn những năm tới kim ngạch xuất khẩu của công ty còn đạt được những kết quả khả quan hơn nữa.
Trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty thì các mặt hàng nông, lâm sản luôn chiếm một vị trí quan trọng, hàng năm kim ngạch xuất khẩu của hàng nông, lâm sản luôn chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu của công ty.
2. Nhập khẩu
Về thị trường nhập khẩu, công ty nhập hàng về theo nhu cầu thực tế của thị trường thông qua các đơn đặt hàng hay nhận ủy thác nhập khẩu cho khách hàng.
Các thị trường nhập khẩu chính của công ty bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Hàn Quốc..
Công ty nhập khẩu các mặt hàng như:
- Đồ điện và đồ điện tử: Máy điều hòa, tủ lạnh
- Máy móc, thiết bị nguyên vật liệu dùng cho sản xuất...
- Ô tô, xe máy
- Kim loại đen và kim loại màu: Dây cáp nhôm, dây đồng, ống nước.
- Hóa chất, chất dẻo, phân bón, thuốc trừ sâu...
Có thể nói các mặt hàng nhập khẩu của công ty là rất phong phú và đa dạng .
Số liệu trong Bảng 2 cho thấy kết quả nhập khẩu của công ty giai đoạn 2001 – 2006.
Bảng 2 – Kết quả nhập khẩu của công ty giai đoạn 2001 – 2006
Đơn vị tính: 1000 USD
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Nhập khẩu
13274
15862
25125
37000
42000
48144
Tổng KNXNK
25093
26225
40128
50000
56000
65300
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001 – 2006 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Vilexim do phòng tài chính – kế toán cung cấp)
Số liệu trong Bảng 2 cho thấy, kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục qua các năm và năm sau cao hơn năm trước kéo theo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục qua các năm mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn này.
Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu đạt giá trị 13274 nghìn USD đến năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 giá trị đạt lần lượt là 15862; 25125; 37000; 42000; 48144 nghìn USD với tỷ lệ tăng lên tương ứng là 19,5%; 58,4%; 47,3%; 13,5%; 14,6%.
Việc kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng liên tục qua các năm có thể lí giải như sau: Đất nước ta đang có những thay đổi to lớn theo chiều hướng tích cực, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh, GDP bình quân tăng từ 7 – 8% qua các năm. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển đó đất nước cần một nguồn đầu vào rất lớn và một phần không nhỏ được đáp ứng thông qua nhập khẩu. Cùng với sự phát triển của đất nước là đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn.
Nắm được xu thế đó công ty Vilexim đã tiến hành các hoạt động xúc tiến, khuyếch trương tên tuổi và uy tín của công ty, cùng với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu công ty đã đang và sẽ là một đối tác uy tín và được các đơn vị nhập khẩu trong nước tín nhiệm. Điều đó được thể hiện, công ty luôn có những khách hàng truyền thống và những khách hàng mới mang đến cho công ty những đơn đặt hàng với giá trị lớn hay ủy thác nhập khẩu. Có thể thấy rõ điều đó qua kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng liên tục trong giai đoạn 2001 – 2006.
Năm 2007 này, mục tiêu mà Vilexim đặt ra đó là kim ngạch nhập khẩu vượt qua con số 55 triệu USD.
Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty thì mặt hàng đồ điện và đồ điện tử; máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất luôn chiếm từ 75 – 80% kim ngạch nhập khẩu của công ty.
3. Xuất khẩu lao động
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu lao động trong những năm qua có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho lao động trong nước và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia.
Công ty Vilexim là một doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực. Do vậy trong những năm qua mảng xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng được công ty quan tâm, chú trọng đẩy mạnh phát triển. Hiện tại Vilexim có một trung tâm xuất khẩu lao động tại 139 Lò Đúc- Hà Nội.
Các thị trường xuất khẩu lao động chính của công ty Vilexim là: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và một số quốc gia khác.
Tình hình xuất khẩu lao động của công ty giai đoạn 2001 – 2006 được thể hiện qua số liệu trong Bảng 3.
Bảng 3 – Kết quả xuất khẩu lao động của công ty giai đoạn 2001 – 2006
Đơn vị: Lao động
Năm
Thị Trường
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Malaysia
525
600
650
750
850
975
Đài Loan
200
185
250
270
260
300
Hàn Quốc
100
300
275
180
300
250
Thị trường khác
175
165
200
200
125
260
Tổng
1000
1250
1375
1400
1535
1785
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001 – 2006 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Vilexim do phòng tài chính – kế toán cung cấp)
Số liệu trong bảng 3 cho thấy, thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của công ty là Malaysia với số lượng lao động được đưa sang mỗi năm một lớn, do cầu về lao động ngoại quốc của Malaysia còn khá cao. Tiếp theo là thị trường Đài Loan và Hàn Quốc, tuy nhiên số lượng lao động đưa được sang hai thị trường này tăng giảm không đều qua các năm.
Số lao động được đưa sang một số thị trường khác vẫn chiếm tỷ lệ ít do những khó khăn mang tầm vĩ mô cũng như những khó khăn của bản thân Vilexim chưa tạo được mạng lưới xuất khẩu lao động tới những thị trường này.
Trong chiến lược phát triển 2006 – 2010 công ty phấn đấu xuất khẩu sang một số thị trường mới như Canada, Mỹ, Australia, Macau ( Trung Quốc)... Tuy nhiên đây là những thị trường đòi hỏi khá khắt khe trình độ, tay nghề lao động.
2.4. Các hoạt động khác
Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất khẩu lao động, kể từ khi bắt đầu cổ phần hóa năm 2005 đến nay, công ty đã giao cho chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh kinh doanh thử nghiệm các mặt hàng như vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm. Do mang tính thử nghiệm nên giá trị những lô hàng này nhỏ. Kết quả đạt được cũng rất khả quan.
Trong chiến lược phát triển công ty 2006 – 2010 thì hoạt động kinh doanh trong nước sẽ được đẩy mạnh đúng nghĩa với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đa ngành, đa chức năng, có như vậy hiệu quả kinh doanh mới được nâng cao.
Hướng đi của công ty đó là nghiên cứu thị trường trong nước, tiến hành nhập khẩu, xây dựng và phân phối cho các đại lý của công ty trực tiếp kinh doanh. Có như thế hiệu quả nhập khẩu mới được nâng cao, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
5.hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty:
5.1.về mặt hàn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status