Phương án và giải pháp phát triển xuất khẩu cà phê cho công ty INTIMEX - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương I. Khái quát chung về mặt hàng cà phê và thị trường xuất khẩu cà phê của công ty INTIMEX 2
I. Quá trình hình thành và phát triển ngành cà phê 2
1. Sự ra đời và phát triển ngành cà phê Thế giới 2
2. Sự ra đời và phát triển ngành cà phê Việt Nam 3
II. Phân bố cây cà phê ở Việt Nam 4
1. Phân bố theo theo vùng 4
2. Phân bố theo thành phần kinh tế 5
III. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam và thế giới 6
1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 6
2. Tình hình buôn bán cà phê trên thế giới 10
IV. Thị trường xuất khẩu cà phê của công ty INTIMEX 13
Chương II. Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê tại Công ty INTIMEX 15
I. Giới thiệu chung về Công ty INTIMEX 15
1. Quá trình hình thành và phát triển 15
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 16
3. Nội dung hoạt động của Công ty 17
II. Tình hình xuất khẩu cà phê của Công ty INTIMEX 18
1. Tình hình thu mua cà phê xuất khẩu 18
2. Hoạt động xuất khẩu 19
3. Đánh giá chung 22
Chương III. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty INTIMEX trong thời gian tới 24
I. Phương hướng phát triển của Công ty 24
1. Mục tiêu đặt ra 24
2. Phương hướng cụ thực hiện 24
II. Các giải pháp cụ thể 25
1. Các giải pháp từ phía Công ty 25
2. Các giải pháp kiến nghị cơ quan Nhà nước 28
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
Lời nói đầu

Ngành cà phê Việt Nam là một ngành sản xuất có truyền thống lâu đời, trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, ngành cà phê đã đạt được những thành tựu to lớn. Cà phê đã và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn mang tính chiến lược trong cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam.
Ngày nay, sản xuất cà phê thế giới đang tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam không những có điều kiện khí hậu thuận lợi mà còn có cả thổ nhưỡng phù hợp với việc canh tác cà phê. Đây là một trong những ưu thế lớn để có thể phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp mới thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê đối với các doanh nghiệp của Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với công ty kinh doanh xuất nhập khẩu có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản lớn như Công ty xuất nhập khẩu Dịch vụ Thương mại INTIMEX. Đây chính là lý do để tui chọn đề tài này cho đề án môn Thương mại quốc tế của mình.
Mục đích của đề tài này là nhằm nắm rõ ý nghĩa của mặt hàng cà phê với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty, qua đó đề xuất một số phương án và giải pháp phát triển xuất khẩu cà phê cho công ty INTIMEX.
Do những hạn chế nhất định về thời gian và phạm vi nghiên cứu, đề án này không đề cập đến các hoạt động kinh doanh khác.
Với mục tiêu và phạm vi như vậy đề án có kết cấu như sau:
- Chương I : Khái quát chung về mặt hàng cà phê và thị trường xuất khẩu cà phê của công ty INTIMEX.
- Chương II : Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng cà phê tại công ty INTIMEX.
- Chương III : Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu cà phê của công ty INTIMEX trong thời gian tới.
Chương 1
Khái quát chung về mặt hàng cà phê và thị trường xuất khẩu của công ty intimex.

I - Quá trình hình thành và phát triển của ngành cà phê.
1. Sự ra đời và phát triển ngành cà phê thế giới.
1.1. Sự ra đời.
Cây cà phê lần đầu tiên được những người Etiôpia phát hiện ra cách đây khoảng 1000 năm, sau đó nó nhanh chóng được những người dân trong khu vực sử dụng như một thứ nước giải khát với tác dụng kích thích mạnh mẽ chưa từng được biết đến. Bởi vậy, thời đó quả cà phê được những người dân này coi như một báu vật thần kỳ mà trời đã ban cho họ. Cho tới thế kỷ VI cây cà phê đã lan sang tới Yêmen và vươn tới các nước khác thuộc khu vực Trung cận Đông, sau đó nó nhanh chóng có mặt ở khắp các nước Arập. Vì thế, cho tới ngày nay có loại cà phê có tên gọi là cà phê Arabica.
Vào khoảng đầu thế kỷ XVI, các nhà buôn bắt đầu nhập khẩu cà phê vào châu Âu và thứ nước uống từ quả cà phê trở nên quen thuộc trong giới thượng lưu thời đó. Cùng thời gian này, cây cà phê cũng được trồng thử ở Nam Mỹ, châu á, châu Đại dương. Kết quả trồng thử khả quan đã thúc đẩy các nhà buôn và người dân trong các khu vực này đầu tư vào cây cà phê với mục đích thương mại.
Tới cuối thể kỷ XVII, cây cà phê đã tìm được một vị trí vững chắc trong ngành trồng trọt thế giới. Nhu cầu tiêu thụ cà phê cùng các sản phẩm từ cây cà phê cũng tăng dần theo thời gian tạo điều kiện thúc đẩy ngành sản xuất ngày càng phát triển, chính thức đưa nó bước sang một giai đoạn phát triển mới với quy mô rộng khắp trên tòan thế giới.
1.2. Quá trình phát triển.
Cũng như hầu hết các loại cây trồng quan trọng khác trên thế giới, cùng với sự tham gia tăng mạnh mẽ việc khai phá đất hoang, diện tích canh tác cà phê cũng đã tăng mạnh. Vào năm 1985, diện tích trồng cà phê đã đạt khoảng 9,5 triệu ha. Sau đó tốc độ tăng có chậm lại nếu xét trên phạm vi toàn thế giới, tuy nhiên, nếu xét theo khu vực thì khu vực châu á vẫn tiếp tục đạt mức tăng bình quân tới 4,25% năm còn các khu vực khác lại có sự suy giảm hay tăng không đáng kể. Tới năm 1995, diện tích trồng cà phê trên thế giới là 10.493.900 ha, tính bình quân mỗi năm đã tăng khoảng 0,1%.
Về chủng loại cà phê, kể từ khi được phát hiện ra tới nay tuy chưa có tài liệu nào thống kê chính thức, song thực tế cho thấy nếu xét về khía cạnh thương mại hiện đang tồn tại khoảng hơn mười loại cà phê khác nhau trong đó gồm hai loại chủ yếu là cà phê chè (Arabica) chiếm khoảng 64,5% và cà phê vối (Robusta) chiếm khoảng 34,5%. Ngoài ra, hiện nay để theo dõi tình hình buôn bán cà phê trên thế giới người ta còn phân chia cà phê chè (Arabica) ra làm ba loại khác nhau là: cà phê dịu Comombia, các loại cà phê dịu khác, cà phê Arabica của Braxin và Natural Arabica.


58XCMUh2GITlS4V
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status