Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông 4
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 4
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 4
1.2.1 Chức năng của công ty 4
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 5
1.3 Bộ máy tổ chức 6
1.4 Thu nhập của người lao động 8
1.5 Môi trường kinh doanh của công ty 9
1.5.1 Môi trường kinh doanh quốc tế 9
1.5.2 Môi trường kinh doanh trong nước 9
1.6. Đặc điểm kinh doanh của công ty 10
1.7 Mặt hàng kinh doanh của công ty 11
1.7.1 Mặt hàng kinh doanh của công ty 11
1.7.2 Đặc điểm hàng hóa kinh doanh: 12
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông 13
2.1 Tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ở công ty 13
2.1.1 Loại hình kinh doanh nhập khẩu 13
2.1.2 Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 13
2.1.3 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 14
2.1.4 Hình thức nhập khẩu 15
2.2 Phân tích tình hình kinh doanh và hiệu quả nhập khẩu của công ty 16
2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 16
2.2.2 Thị trường nước nhập khẩu 17
2.2.3 Tình hình thực hiện kế hoạch 19
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu 20
2.3.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 20
2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận 21
2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 23
2.4 Nhận xét về hiệu quả nhập khẩu của công ty 25
2.4.1 Ưu điểm 25
2.4.2 Nhược điểm 25
2.4.3 Nguyên nhân 26
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông 28
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh và mục tiêu phát triển thị trường của Công ty 28
3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 28
3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty 29
3.1.3 Dự báo tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty 31
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông 32
3.2.1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu 32
3.2.2 Nhóm giải pháp giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 37
3.2.3 Một số giải pháp khác 39
3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 41
3.3.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu 41
3.3.2 Tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu 42
3.3.3 Nhà nước cần có chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu 43
3.3.4 Tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp 43
KẾT LUẬN 45
Tài liệu tham khảo 47
PHỤ LỤC 49
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m rà khiến nhiều khách hàng không muốn làm ăn với công ty.
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Công tác tiếp thị còn yếu do công ty chưa thực sự chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp thị.
- Chưa thành lập phòng Marketing mà mọi nhiệm vụ của phòng này chưa rõ ràng đều tập trung vào phòng Kinh doanh, điều đó gây sự chồng chéo trong khi giải quyết công việc do vậy công tác này chưa thực sự đạt hiệu quả.
- Công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng đã được đề cập đến nhưng chưa thật sự được chú trọng.
- Hệ thống kênh phân phối quá mỏng.
- Công tác nghiên cứu thị trường không được tổ chức một cách khoa học và hệ thống nên chưa đạt được kết quả.
- Mặc dù đội ngũ cán bộ có trình độ, thành thạo nghiệp vụ nhưng cong thiếu kinh nghiệm, không nắm rõ luật pháp của bên đối tác. Đây không chỉ là tình trạng riêng của công ty mà còn là đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
- Về hình thức nhập khẩu doanh nghiệp chủ yếu áp dụng cách nhập khẩu trực tiếp, chưa đa dạng hóa cách nhập khẩu. Hình thức nhập khẩu này tuy doanh thu tăng nhưng chi phí lớn, mức độ rủi ro cao làm tăng chi phí nhập khẩu.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh và mục tiêu phát triển thị trường của Công ty
3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới
Trong xu thế chung nhà nước luôn khuyên khích xuất khẩu, sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Kinh doanh nhập khẩu la một lĩnh vực tuy hấp dẫn nhưng rất phức tạp bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan của thị trường trong nước, ngoài nước, những trở ngại về địa lý, đối tác, các chính sách khắt khe của nhà nước,.. Khi xây dựng phương hướng của công ty, giám đốc công ty đã nhìn thấy được những thuận lợi đồng thời khắc phục khó khăn, thách thức mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Hoạt động nhập khẩu trong tương lai sẽ trơ lên thuận lợi hơn do Việt Nam đã gia nhập WTO, xu thế hợp tác mở rộng thị trường khối ASEAN, mở rộng Việt Nam – EC, khôi phục thị trường Việt Nam ở các nước phát triển. Điều này tạo thêm thế và lực vho cho doanh nghiệp, tăng thế lực cạnh tranh trên thị trường.
+ Bên cạnh đó là xu hướng giảm thuế nhập khẩu sẽ khuyến khích và thúc đẩy khối lượng nhập khẩu nhiều hơn.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên công ty Viễn Đông đã đề ra những phương hướng cụ thể cho hoạt động nhập khẩu của mình trong thời gian tới:
+ Đưa ra mục tiêu kinh doanh nhập khẩu.
+ Đẩy mạnh kinh doanh thị trường trong nước, bằng mọi biện pháp xúc tiến bán hàng, mở rộng hình thức kinh doanh, mở rộng thị trường nhằm tăng doanh số bán, tăng vòng quay vốn.
+ Sử dụng các biện pháp chăm sóc khách hàng, tiếp thị quảng cáo về công ty hay từng sản phẩm cụ thể nhằm nâng cao uy tín cũng như sản phẩm của công ty.
+ Củng cố nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý điều hành kinh doanh sao cho phù hợp và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường năng động hiện nay.
+ Tích cực tạo nguồn hàng có chất lượng cao, giá cạnh tranh.
+ Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác nhập khẩu.
+ Hoàn thiện và nâng cao năng lực công tác quản lý.
3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
3.1.2.1 Mục tiêu chung
Trong những năm vừa qua doanh nghiệp đã đạt được một số thành công nhất định, song doanh nghiệp vẫn không ngừng hoàn thiện và phát triển. Là doanh nghiệp thương mại, với chức năng chủ yếu là kinh doanh nên mục tiêu lớn nhất của công ty là không ngừng tăng lợi nhuận từ kinh doanh.
Để đạt được mục tiêu đó thì công ty đòi hỏi phải có những bước đi đứng đắn trên con đường kinh doanh của mình. Là một doanh nghiệp còn trẻ nên mục tiêu trước mắt của cả doanh nghiệp là phải củng cố và giữ vững thị phần trên thị trường quen thuộc, tiến hành mở rộng thị trường, nhằm đảm bảo khả năng tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời tìm kiếm những bạn hàng mới nhằm tạo cho mình khả năng chủ động kinh doanh cũng như sự linh hoạt để theo kịp với sự biến động của nền kinh tế thị trường.
Doanh nghiệp đã có những kế hoạch thúc đẩy đổi mới cơ cấu kinh doanh, đổi mới phương pháp kinh doanh nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, gây được chữ tín với người tiêu dùng và có thể mở rộng quy mô kinh doanh đến một số thị trường mới mà doanh nghiệp có thể coi là triển vọng và đảm bảo được hiệu quả kinh doanh, thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lập cho mình những kế hoạch tài chính chính xác hơn để giảm chi phí kinh doanh xuống mức thấp nhất, tăng cường việc xúc tiến bán hàng, mở rộng quy mô kinh doanh cả về thị trường cũng như mặt hàng.
Song song với đó việc phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ cho cán bộ công nhân viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của công ty. Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học tập để nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn.
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Năm 2010 và những năm tiếp theo công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình. Quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đề ra cụ thể mục tiêu năm 2010 của công ty đề ra là:
+ Doanh thu tăng trưởng 12% so với năm 2009
+ Lợi nhuận tăng 10% so với năm 2009
+ Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động
+ Thu nhập bình quân trên 1 người 3.500.000đ/tháng.
3.1.3 Dự báo tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty
Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty các năm 2006-2009
Năm
Kim ngạch nhập khẩu thực tế (USD)
2006
3.381.472
2007
3.955.906
2008
2.439.222
2009
2.803.234
Nguồn báo cáo kế toán của công ty
Đặt kim ngạch nhập khẩu là NK
Bằng phần mềm Mfit4 hồi quy NK theo T bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất được kết quả như phụ lục ở trang 49
Hàm hồi quy tổng thể PRF và hàm hồi quy mẫu SRF là:
PRF: SDA = a + b* T SRF: SDA = 3957808 + 325139.8* T
b = 325139.8
Cho biết cứ sau một năm thì lượng nhập khẩu của công ty tăng thêm là 325139.8 USD.
R- squared = 0, 39790 cho thấy độ tin cậy của mô hình này là là 39,79%.
Dựa vào mô hình hồi quy có bảng dự báo kim ngạch nhập khẩu của công ty các năm tới như sau:
Bảng 3.2: Dự báo kim ngạch nhập khẩu của công ty từ năm 2010 – 2015
Năm
Kim ngạch nhập khẩu (USD)
2010
3.128.373,8
2011
3.453.513,6
2012
3.778.653,4
2013
4.103.793,2
2014
4.428.933
2015
4.754.072,8
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào mô  hình hồi quy trên
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông
3.2.1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu
3.2.1.1 Chính sách giá cả:
Hiện nay trên thị trường cạnh tranh nhau về chất lượng sản phẩm, điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng đang diễn ra một cách quyết liệt và gay gắt. Nhưng giá cả cùng là một phần quyết định sự thành công hay không thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cạnh tranh về giá cả cũng diễn ra không kém phần khốc liệt, thậm chí còn gay gắt hơn mấy y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status