Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà nội - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà nội



Được Nhà nước giao vốn để kinh doanh, Công ty phải có nghĩa vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó. Cho đến nay số vốn của Công ty là 45.798,3 triệu đồng, và không chênh lệch nhiều so với năm trước. Số vốn lưu động 3 năm gần đây được cố định ở mức 26.572,7 triệu đồng, chiếm tỷ tọng 58,16% tổng số vốn kinh doanh. Sở dĩ vốn lưu động của Công ty không đổi là do Công ty chưa sử dụng vốn một cách triệt để, vẫn còn tình trạng vốn nhàn rỗi. Trong khi vốn lưu động không đổi thì vốn cố định có tăng lên một chú ít do Công ty đâu tư đầu tư mua sắm thêm một số trang thiết bị công cụ làm việc.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mới nhanh chóng tăng lên và chiếm tỉ trọng lớn trong vốn kinh doanh.
Công ty thường tìm đối tượng tiêu thụ trước rồi với tiến hành thu mua hàng sau, lượng bán lẻ cũng không đáng kể nên ượng hàng tồn kho không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn. Thông thường, trong một năm vòng quay vốn của Công ty từ 5,35 – 7,7 vòng/năm tức là tời gian hoàn vốn từ 67,7 ngày/vòng. Do hoạt động xuất nhập khẩu mất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị hàng hoá, vận chuyển giao nhận... và trong nhiều trường hợp khách hàng thanh toán chậm nên với thời gian thực hiện một vòng quay của vốn như vậy là hợp lý.
Vốn lưu động của Công ty chủ yếu dưới dạng tièn hàng hoá và các khoản phải thu từ khách hàng. Do cách thanh toán cũng như cách mua bán ngoại thương mà số vốn lưu động của Công ty vào thời điểm 31/12/2000 chủ yếu ở dươi hình thái các khoản phả thu, tiền gửi ngân hàng và hàng hoá còn lượng tiền mặt chiếm tỉ trọng rất ít vì thanh toán chủ yếu qua ngân hàng.
Khi được thành lập tài sản cố địng của Công ty tập trung chủ yếu vào các dạng vật kiến trúc như trụ sở, cửa hàng, kho bãi, các trang thết bị làm việc và các phương tiện vận chuyển.Tuy nhiên, cho đến nay thì tài sản cố định còn bao gồm cả các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Có thể nói cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty khá tốt. Trụ sở kinh doanh tại 36 Bà Triệu được trú trọng sữa chữa khang trang sạch sẽ. Các phòng ban được trang bị đầy đủ các trang thiết bị làm việc, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh giao dịch nhanh chóng hiệu quả. Do hoạt động thương mại nên công ty thường đảm nhận việc bảo quản hàng hoá cũng như giao hàng theo yêu cầu của khách hàng. Công ty đã tổ chức một đội xe gồm 9 chiếc trong đó có 2 chiếc phục vụ hội họp và 7 chiếc phục vụ giao nhận hàng hoá nhằm đáp ứng việc vận chuyển hàng hoá. Công ty cũng đã xây dựng một kho hàng tại Hải Phòng vừa dùng để bảo quản hành hoá vừa dùng để kinh doanh thêm. Nhờ có điều kiện vật chất như thế nên công ty phục vụ khách hàng rất tốt.
4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua.
Chỉ tiêu doanh thu.
Doanh thu của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm phụ thuộc chủ yêu vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá từ dịch vụ nhận uỷ thác xuất nhập khẩu. Vì vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty.
Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của Công ty 5 năm 1997 - 2001
Năm
Doanh thu
Kế hoạch
Thực hiện
Hoàn thành
Tăng giảm
1997
72.940
142.542,7
195,4
1998
120.000
204.872,0
164,0
44
1999
90.000
104.842,0
116,5
-48,8
2000
150.000
185.372,0
123,6
76,8
2001
170.000
286.380,0
168,5
54,5
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Vượt qua nhữnh khó khăn trong hai năm 1995 và 1996 doanh thu của công ty đã tăng trở lại từ 81,821tỉ đồng năm 1996 lên 142,542tỉ đồng năm 1997. So với kim ngạch xuất nhập khẩu là 25,087triệu USD thì mức doanh số này chưa cao vì các hoạt động phần lớn là uỷ thác(chiếm 50,5% giá trị xuất nhập khẩu). Nừu công ty tư thì doanh thu phải là 300tỉ đồng. Sang năm 1998, doanh thu đạt mức tăng kỷ lục trong nhữnh năm gần đây với 204,872tỉ đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra là 84,872tỉ đồng(vượt 64%). Năm 1999 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của công ty nói chung bị ảnh hưởng của các luật thuế mới và nhất là thuế VAT. Do thuế VAT không được hạch toán vào doanh thu nên doanh thu giảm xuống, tỷ lệ nộp thuế VAT tăng gấp 10 lần so với thuế doanh thu(các năm trước công ty nộp thuế doanh thu bằng 15% chênh lệch giữa giá bán và giá mua, chỉ chiếm khoảnh 0,68% doanh thu) nên đã đẩy giá bán lên, dẫn đến không bán được hàng. Với nhữnh lí do trên doanh thu của công ty giảm xuống đáng kể còn 104,82tỉ đồng mặc dù vẫn đạt kế hoạch đặt ra.
Năm 2000 do kim ngạch XNK phục hồi trở lại nên doanh thu cũng đã tăng trở lại 185,372 tỷ đồng tăng 76,8%.
Sang năm 2001, doanh thu của Công ty cũng tăng nhưng tốc độ chậm hơn năm 2000. tuy vậy, mức doanh thu vẫn đạt kỉ lục trong một thập kỉ qua với mức 286.380 tỷ đồng, cũng là mức doanh thu tương đối cao so với kim ngạch XNK. Nhìn chung năm qua doanh thu của Công ty đã vượt mức kế hoạch đề ra, từ năm 1999 doanh thu giảm do ảnh hưởng của chính sách Nhà nước, còn lại các năm luôn đạt mức cao, do vậy chiến lược kinh doanh của Công ty luôn được đảm bảo thực hiện tốt.
Chỉ tiêu chi phí.
Chí phí hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí kinh doanh nhiều hay ít phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá kinh doanh, một phần phụ thuộc vào ý thức tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ công nhân viên. Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận do đó giảm chi phí để tăng lợi nhuận là mục đích của mọi doanh nghiệp.
Bảng 5: Tình hình chi phí kinh doanh của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Giá trị
%DT
Giá trị
%DT
Giá trị
%DT
Giá trị
%DT
Giá trị
%DT
Chi phí KD
4.917
6,5
5736,5
2,7
2.639,0
2,5
11.425
6,1
19.917
6,9
CP trực tiếp
3.991,2
4,8
4.712,1
2,2
2.096,8
2,0
9.369
5,0
17.854
6,2
CP gián tiếp
925,8
1,7
1024,4
0,5
542,2
0,5
2.056
1,1
2.063
0,7
Năm 1996 chi phí kinh doanh của Công ty là 5.360,3 triệu đồng, trong đó chi phí quản lý là 1.415 triệu đồng, chi phí trực tiếp là 3.945,3 triệu đồng. So với năm khác ta thấy chi phí kinh doanh của năm 1996 gần bằng mức chi của năm 1998 và cao hơn chi phí bỏ ra các năm... ... ... thế nhưng doanh số năm 1996 lại nhỏ nhất, chỉ bằng 40% năm 1999, chi phí kinh doanh năm 1996 bằng 6,5 daonh thu và nếu như năm 1997 tính theo tỉ lệ này Công ty sẽ phải bỏ ra 9.265,3 triệu đồng. Nhưng thực tế, Công ty chỉ phải chi 4.917 triệu đồng tức là tiết kiệm được 4,3 tỉ đồng. Nhứng thực tế cho thấy, việc chi tiêu của Công ty đã hiệu quả hơn, tỉ lệ chi phí trên doanh số đã giảm xuống rõ rệt còn 2,7% năm 1999. Sở dĩ Công ty tiết kiệm được một lượng tương đối lớn là do cơ chế khoán kinh doanh đem lại, việc khoán lãi đến từng phòng kinh doanh tức là hạch toán được thực hiện ở cấp phòng. Điều này khiến các phòng phải tiết kiệm chi phí, cắt bỏ các khoản chi không cần thiết, sử dụng các trang thiết bị, dụngcụ và thực hiện công việc có hiệu quả hơn. các cán bộ có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng vốn, chấm dứt tình trạng sử dụng tuỳ tiện lãng phí hay vào mục đích riêng. Tạo cho cán bộ công nhân viên một tinh thân chống lãng phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh của coong ty. Sang năm 2000 và 2001 do công ty phải chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm sang thị trường mới, thường xuyên cử cán bộ đi triển lãm sản phẩm ở nước ngoài, đào tạo nâng cao trìn độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nên chi phí kinh doanh đã chiếm phần lơns trong doanh thu. Đặc biệt năm 2001 chi phí kinh doanh chiếm 6,9% doanh thu bằng 19,917 tỷ dồng, chi phí trực tiếp 17,854 tỷ đồng, chi phí gián tiếp 2,063 tỷ đồng cao nhất tròng 5 năm trở lại đây.
C, Chỉ tiêu lợi nhuận.
Mặc dù trong thời gian qua tình hình kinh oanh của Công ty còn nhiều biến động, thể hiện qua kim ngạch XNK, nhưng Công ty vẫn là đơn vị kinh doanh có lãi.
Bảng 6: Một s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status