Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 2
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 3
1.1.2 Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 7
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 7
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 7
1.1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế 8
1.1.2.4 Hoạt động khác 8
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam 8
1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam 11
1.3.1. Lợi nhuận trước thuế 11
1.3.2. Hoạt động huy động vốn 13
1.3.3 Hoạt động tín dụng 14
1.3.4. Hoạt động thanh toán quốc tế 15
1.3.5. Các hoạt động kinh doanh khác 16
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 18
1.4.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh 18
1.4.2. Đặc điểm về thị trường thẻ 18
1.4.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh 19
1.4.4 Đặc điểm về khách hàng 20
1.4.5 Đặc điểm về đội ngũ nguồn nhân lực 22
1.4.6 Đặc điểm về công nghệ trang thiết bị, cơ sở vật chất 22
1.4.7. Môi trường pháp lý 23
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM 24
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam 24
2.1.1. Phân loại sản phẩm thẻ 24
2.1.1.1. Thẻ nội địa 24
2.1.1.2 Thẻ quốc tế 24
2.1.2 Kết quả kinh doanh thẻ 27
2.1.2.1 Số lượng thẻ phát hành 27
2.1.2.2 Doanh thu từ hoạt động thẻ 29
2.2.2.3. Mạng lưới giao dịch thẻ 32
2.2. Một số giải pháp ngân hàng đã áp dụng để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ 34
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 38
2.3.1. Những kết quả đạt được 38
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 44
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 44
3.2. Sự cần thiết phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 45
3.3. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ 49
3.3.1 Đa dạng hóa các sản phẩm thẻ và dịch vụ liên quan đến thẻ 49
3.3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực 51
3.3.3 Chính sách Marketing 55
3.3.4. Hiện đại hóa và phát triển công nghệ thông tin 58
3.3.5 Phát triển mạng lưới giao dịch thẻ 59
3.3.6 Quản lý và phòng ngừa rủi ro 61
3.4 Một số kiến nghị 64
3.4.1 Đối với Chính phủ 64
3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 66
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Trên hộp có ghi ký hiệu C và mệnh giá 100.000 đồng.
01 hộp đựng tiền mệnh giá 200.000 đồng được đặt ở ngăn thứ 5. Trên hộp có ghi ký hiệu D và mệnh giá 200.000 đồng.
Trong từng thời kỳ khác nhau, thì mệnh giá các loại tiền đựng trong hộp tiền của máy ATM có thể thay đổi. Mỗi hộp tiền ATM được nạp tối đa là 2.500 tờ, tối thiểu là 500 tờ, cùng mệnh giá, cùng loại.
Số lượng máy ATM của Eximbank tính nên nay mới có 170 chiếc được lắp đặt tại nhiều nơi trên khắp cả nước trong đó tại Hà Nội có 20 máy ATM, thành phố Hồ Chí Minh có 85 chiếc, Cần Thơ có 10 máy, Đà Nẵng có 5 máy và ở một số tỉnh thành khác trên cả nước. Hầu hết, số lượng máy ATM tập trung ở những thành phố lớn và các khu du lịch nổi tiếng. Số lượng máy ATM của ngân hàng tăng nhẹ qua các năm nhưng số lượng vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Năm 2004 , số máy ATM trên toàn hệ thống chỉ mới có 10 máy, năm 2005 có 53 máy. Đến năm 2007 số lượng máy đã tăng lên tới 149 máy, trong năm 2008 ngân hàng lắp đặt thêm 21 máy nâng tổng sổ máy ATM của Eximbank lên tới 170 máy. Đây là một con số khá kiêm tốn, nhưng cũng đã phản ánh được nỗ lực của ngân hàng trong việc phát triện mạng lưới giao dịch thẻ. Trung bình mỗi máy mỗi tháng thực hiện khoảng 3600 giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản. Nếu việc rút tiền mặt và chuyển khoản chỉ thực hiện tại các chi nhánh, phòng giao dịch của Eximbank thì sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực cho hoạt động này. Trong những năm gần đây, tổng doanh số rút tiền mặt và chuyển khoản qua các máy ATM tăng nhanh. Nếu như năm 2004, tổng giá trị giao dịch này mới đạt 538,4 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã lên tới 3.251,7 tỷ đồng trong đó doanh số rút tiền mặt là 2.080,5 tỷ đồng và doanh số chuyển khoản qua máy ATM là 1.171,2 tỷ đồng.
- Đơn vị chấp nhận thẻ
Đơn vị chấp nhận thẻ là các thành phần kinh doanh hàng hóa và dịch vụ có ký kết với ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ như các siêu thị, nhà hàng, khách sạn...Đó là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng sử dụng thẻ. Để hoạt động thanh toán được diễn ra thuận lợi, ngân hàng phải trang bị máy móc kỹ thuật để các đơn vị chấp nhận thẻ tiếp nhận thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thay cho tiền mặt. Hiện nay, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ cảu Eximbank tập trung vào các đối tượng chủ yếu là các cửa hàng kinh doanh dịch vụ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng mỹ phẩm, đại lý bán vé máy bay, các công ty du lịch, các siêu thị và các khu trung tâm mua sắm lớn. Do số lượng nhân viên kinh doanh thẻ còn ít nên hoạt động tiếp thị chưa được triển khai thường xuyên, liên tục. Hầu hết, các đơn vị chấp nhận thẻ của Eximbank là do họ tự tìm đến ký hợp đồng với ngân hàng chứ không phải do ngân hàng tự đi tìm nên số lượng đơn vị chấp nhận thẻ cũng còn hạn chế.
Bảng 8 : Đơn vị chấp nhận thẻ của Eximbank
Đơn vị tính : đơn vị
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ
_
478
720
1003
1091
( Nguồn : Báo cáo tổng hợp của phòng kinh doanh thẻ)
Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ của Eximbank tăng nhẹ qua các năm. Tính đến hết năm 2008, số lượng đơn vị chấp nhận thẻ của Eximbank là 1091 đơn vị tăng 88 đơn vị so với năm 2007. Trong năm 2008, ngân hàng đã tìm kiếm được 248 đơn vị chấp nhận thẻ, lắp mới thêm 406 máy EDC ( là thiết bị điện tử dùng để cấp phép và xử lý trực tuyến các giao dịch thẻ tại các điểm ứng tiền mặt hay tại các đơn vị chấp nhận thẻ). Tuy nhiên, do một số đơn vị chấp nhận thẻ hoạt động không hiệu quả, doanh số không ổn định, nên Eximbank đã tiến hành chấm dứt hợp đồng và thu hồi máy EDC nên số lượng đơn vị chấp nhận thẻ và máy EDC có giảm so với đầu năm.
2.2. Một số giải pháp ngân hàng đã áp dụng để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ
Tăng cường công tác quảng bá và nâng cao uy tín của ngân hàng
Marketing là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng. Việc thực hiện các chương trình Marketing đã giúp ngân hàng quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình qua các sản phẩm thẻ và dịch vụ liên quan đến thẻ đến với khách hàng. Do vậy, số lượng khách hàng biết đến và sử dụng các sản phẩm mà Eximbank cung cấp ngày càng tăng. Nhận thức được tầm quan trọng của các chiến lược Marketing, trong thời gian qua ngân hàng đã sử dụng một số chiến lược Marketing trong lĩnh vực kinh doanh thẻ và đã đạt được một số kết quả khả quan. Trong quá trình kinh doanh của mình, Eximbank đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra nhiều sản phẩm thẻ mới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nhận thấy sản phẩm thẻ dành riêng cho đối tượng là các doanh nhân, các doanh nghiệp trên thị trường còn ít nên đây là cơ hội để ngân hàng mở rộng các sản phẩm thẻ của mình. Ngày 15/10/2008, Eximbank đã chính thức cho ra mắt thẻ doanh nhân Visa Business với hạn mức tín dụng được cấp lên tới hơn 1,5 tỷ đồng. Thẻ Visa Business là thẻ tín dụng quốc tế dành cho doanh nhân, các thành viên của doanh nghiệp với hạn mức tín dụng được cấp tùy thuộc vào uy tín của doanh nghiệp. Do đó, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thẻ của Eximbank. Tuy nhiên, để có thể thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ do ngân hàng cung cấp thì việc gia tăng các tiện ích và dịch vụ trên thẻ là không thể thiếu. Ngoài các tiện ích thông thường như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán các hóa đơn điện nước... ngân hàng đã tiến hành nâng cấp nhiều tiện ích khác nữa trên thẻ nhằm đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Hiện nay, mức biểu phí mà Eximbank đưa ra khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Chẳng hạn, đối với thẻ tín dụng thì mức phí tài chính mà Eximbank đưa ra giảm dần qua các năm từ mức phí 1,4 %/ tháng nay chỉ còn 1%/tháng trong khi đó mức phí này ở ngân hàng Á Châu là 1,065%/tháng, ngân hàng Techcombank là 1,7%/ tháng và của Đông Á là 1,07 %/ tháng. Trong năm 2008, dịch vụ thẻ Eximbank đã có nhiều đợt điều chỉnh lãi vay qua thẻ tín dụng bắt kịp với việc thay đổi lãi vay trên thị trường. Trong 3 tháng cuối năm 2008, Eximbank đã 5 lần thực hiện điều chỉnh phí tài chính (lãi vay) qua thẻ tín dụng. Mức phí hiện tại 1%/ tháng là mức phí khá cạnh tranh so với các ngân hàng phát hành thẻ khác.
Bên cạnh các chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá thì công tác xúc tiến hỗn hợp cũng được ngân hàng tiến hành thường xuyên. Hầu hết các sản phẩm thẻ của ngân hàng được giới thiệu thông qua Website của ngân hàng và một số phương tiện thông tin đại chúng khác như đài, báo. Các chương trình quảng cáo, khuyến mãi dành cho khách hàng sử dụng thẻ cũng đã được ngân hàng tiến hành như chương trình khuyến mãi phát hành thẻ miễn phí, tặng mũ bảo hiểm cho khách hàng khi đăng ký phát hành thẻ tín dụng quốc tế ... Tuy nhiên, hình thức quảng cáo, khuyến mãi chưa phong phú và vẫn chưa thu hút được sự quan tâm, chú ý của khách hàng. Các chương trình quảng cáo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status