Giới thiệu về nghiệp vụ huy động vốn - pdf 19

Download miễn phí Giới thiệu về nghiệp vụ huy động vốn



B. Kế toán phát hành giấy tờ có giá
Một số loại giấy tờ có giá do NHKD phát hành: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng, thương phiếu
Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá có thể có 3 trường hợp:
 Phát hành ngang giá: Giá bán giấy tờ có giá = Mệnh giá giấy tờ có giá ( Khi lãi suất thị trường = lãi suất của giấy tờ có giá do NH phát hành).
 Phát hành có chiết khấu: giá bán < mệnh giá ( Khi lãi suất thị trường > lãi suất của giấy tờ có giá do NH phát hành).
Mệnh giá – giá bán: Phần chiết khấu.
 Phát hành có phụ trội: giá bán > mệnh giá (Khi lãi suất thị trường < lãi suất của giấy tờ có giá do NH phát hành).
Giá bán – mệnh giá: Phần phụ trội.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Giới thiệu chung về nghiệp vụ huy động vốn
1. Khái niệm và vai trò của hoạt động huy động vốn đối với NHKD
1.1 Khái niệm:
Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân và tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau để tạo nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
1.2 Vai trò: hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và xã hội
Đối với ngân hàng:
Tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh
Thu hút khách hàng, nâng cao uy tín, thương hiệu
Đối với nền kinh tế
Kênh chu chuyển nguồn vốn, điều hòa vốn giữa khách hàng thừa vốn và khác hàng thiếu vốn
Quản lý được lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế
Định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế, cho từng vùng
Cung cấp hàng hóa cho thị trường tài chính
Đối với khách hàng
Kênh tiết kiệm và đầu tư vốn an toàn
Tích lũy nguồn tiền nhàn rỗi
Tiếp cận được nghiệp vụ tiện ích của ngân hàng
2. Các hình thức huy động vốn của NHKD
Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi: bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn:
Loại tiền gửi này của danh nghiệp và các tổ chức kinh tế, các nhân gửi vào ngân hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy tài khoản này còn được gọi là tài khoản thanh toán. Với đặc điểm linh hoạt là có thể gửi và rút ra bất cứ lúc nào nên tiền gửi thanh toán không được ngân hàng trả lãi hay là trả với mức lãi suất thấp.
Tiền gửi có kỳ hạn
Loại tiền này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại với mục đích hưởng lãi. Người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên, do những lý do khác nhau, người gửi tiền có thể rút trước thời hạn, trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi, hay được hưởng lãi theo lãi suất thấp tùy theo quy định của mỗi ngân hàng.Trường hợp đến hạn rút tiền nhưng KH không đến rút tiền thì coi như gửi tiếp kì hạn mới
Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
Đối với khách hàng khi chọn hình thức tiền gửi thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn mục tiêu sinh lợi. Đối với ngân hàng, vì loại tiền này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi lựa chọn hình thức gửi tiền này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất định cho loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mức lãi suất còn thay đổi theo kỳ hạn gửi (3,6,9 hay 12 tháng), tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng), và tùy theo uy tín và rủi ro của NH nhận tiền gửi.
Ngoài 2 loại tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu của khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh
2.2.Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường
Huy động vốn ngắn hạn:
Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
Huy động vốn trung và dài hạn
Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3,5 hay 10 năm) các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu. NHTM phát hành giấy tờ có giá theo 3 cách là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành giấy tờ có giá chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá phụ trội
2.3.Vay vốn từ các TCTD khác và từ NHNN
Các TCTD khác khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại NHTM. Qua tài khoản này, NHTM có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bình thường. Ngoài các TCTD, NHNN cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay
NHTM vay NHNN theo các loại sau : Vay theo hồ sơ tín dụng, vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, vay cầm cố các giấy tờ có giá, vay thanh toán bù trừ, ……….
2.4.Huy động từ các nguồn vốn khác
Vay vốn từ các nguồn vốn khác: vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn để cho vay đồng tài trợ, nhận vốn liên doanh, liên kết…….bằng đồng VN hay bằng ngoại tệ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác giao cho NHTM sử dụng theo các mục đích chỉ định. NHTM nhận vốn từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hay chuyển vốn qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Kế toán chi tiết cho mỗi hình thức huy động vốn
Kế toán tiền gửi của khách hàng
Tài khoản sử dụng:
TK 42 "Tiền gửi của khách hàng"
TK cấp 2: 421, 422 "Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND/ngoại tệ
423, 424 "Tiền gửi tiết kiệm bằng VND/ngoại tệ và vàng"
425, 426 "Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng VND/ngoại tệ"
Kết cấu chung nhóm TK:
Có: số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng
Nợ: số tiền khách hàng đã sử dụng
Dư Có: số tiền khách hàng hiện đang gửi tại ngân hàng
TK 49 "Lãi và phí phải trả"
TK cấp 2: 491 " Lãi phải trả cho tiền gửi "
492 " Lãi phải trả về phát hành các giấy tờ có giá "
493 " Lãi phải trả cho tiền vay "
494 " Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay "
Kết cấu chung nhóm TK:
Có: số tiền lãi tích lũy ngân hàng đã tính trước vào chi phí
Nợ: số tiền lãi thực tế ngân hàng đã thanh toán cho khách hàng
Dư Có: số tiền lãi ngân hàng chưa thanh toán cho khách hàng
Các trường hợp hạch toán chủ yếu
Kế toán tiền gửi không kì hạn (tiền gửi thanh toán)
Lưu ý: tiền gửi thanh toán luôn luôn có số dư Có. Tuy nhiên khách hàng có thể chi vượt quá số dư Có trên TK (tức có số dư Nợ) đến một hạn mức nhất định (hạn mức thấu chi) nếu có sự thỏa thuận giữa khách hàng với ngân hàng.
4211,4221-tiề...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status