Khảo sát nhận thức và hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường Phổ thông cơ sở - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Lý do chọn đề tài 2
1.3. Tên đề tài 3
1.4. Mục đích của đề tài 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Lịch sử GDMT 4
2.1.1. Sự phát triển về GDMT trên thế giới và Việt Nam 4
2.1.1.1. Sự phát triển về GDMT trên thế giới 4
2.1.1.2. Tình hình GDMT ở Việt Nam 7
2.1.2. Một số thành tựu về GDMT trên thế 8
2.1.3. GDMT ở Việt Nam 10
2.1.4. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục – Đào tạo về BVMT và GDMT 15
2.2. Giáo dục môi trường 17
2.2.1 Định nghĩa về GDMT 17
2.2.2 Tầm quan trọng của giáo dục BVMT 17
2.2.3 Định hướng giáo dục BVMT trong nhà trường 19
2.2.4 Nguyên tắc giáo dục BVMT trong nhà trường 21
2.2.5 Yêu cầu của GDMT 22
2.2.6 Mục tiêu của giáo dục BVMT trong nhà trường 22
2.2.7 Nội dung giáo dục BVMT trong nhà trường 25
2.2.8 Phương pháp giáo dục BVMT trong nhà trường 27
2.2.8.1. Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa 27
2.2.8.2. Phương pháp thí nghiệm 28
2.2.8.3. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục 29
2.2.8.4. Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng và giáo dục kỹ năng sống 29
2.2.8.5. Phương pháp nêu gương 30
2.2.9 cách giáo dục BVMT 30
2.2.9.1. Mức độ toàn phần 31
2.2.9.2. Mức độ bộ phân 31
2.2.9.3. Mức độ liên hệ 31
2.2.10 Các hoạt động giáo dục BVMT ngoài lớp học 32
2.2.10.1. Mục đích và ý nghĩa của việc giáo dục BVMT ngoài trường học 32
2.2.10.2. Mục tiêu 34
2.2.10.3. Nội dung giáo dục 35
2.2.10.4. Địa điểm dạy học 36
2.2.10.5. Các loại hình giáo dục BVMT ngoài trường học 37
2.2.10.6. Quá trình thực hiện kế hoạch dạy học ngoài thiên nhiên 41
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3.1. Nội dung nghiên cứu 43
3.1.1 Khảo sát hoạt động GDMT trong trường học 43
3.1.2 Khảo sát nhận thức môi trường 43
3.1.2.1. Kiến thức về môi trường 43
3.1.2.2. Thái độ và giá trị 52
3.1.2.3. Hành vi và cách ứng xử 56
3.2. Phương pháp nghiên cứu 56
3.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 56
3.2.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp 56
3.2.3. Phương pháp tham gia cộng đồng và ý kiến chuyên gia 56
3.2.4. Phương pháp dùng phiếu điều tra 56
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
4.1. Đánh giá hoạt động giáo dục môi trường trong trường học 58
4.1.1 Nội dung giáo dục 58
4.1.1.1. Giáo dục về môi trường 58
4.1.1.2. Giáo dục vì môi trường 61
4.1.1.3. Giáo dục trong môi trường 61
4.1.2 Tổ chức các hoạt động giáo dục về môi trường 62
4.1.2.1. cách tích hợp 62
4.1.2.2. cách đưa thành môn học riêng 62
4.1.2.3. cách đưa thành các chủ đề 63
4.1.2.4. cách giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa 63
4.2. Đánh giá hiệu quả công tác GDMT thông qua nhận thức về môi trường của học sinh 64
4.2.1. Kiến thức hiểu biết về môi trường 66
4.2.2. Nhận thức về môi trường 67
4.2.3. Nhận thức về hành động 67
4.3. Đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác GDMT trong nhà trường 68
4.3.1. Tổ chức 68
4.3.2. Xây dựng nội dung 70
4.3.3. Tổ chức thực hiện 70
4.3.4. Phương pháp đánh giá 71
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
Kết luận 71
Kiến nghị 72


Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
 Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, cũng là lúc vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường được thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng đặc biệt quan tâm.
 Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Việt Nam hứng chịu hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu gây ra. Do đó, chúng ta cần có những hành đông cụ thể để chung tay với thế giới góp phần bảo vệ trái đất, môi trường sống của chúng ta.
 Ngoài việc đưa ra Hiến pháp, Luật môi trường, các quy định, tiêu chuẩn…thì việc giáo dục môi trường là một trong những biện pháp lâu dài và rất quan trọng. Trong khi đó nhận thức của người dân nói chung, học sinh nói riêng về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ học sinh Trung học cơ sở (THCS) chiếm số đông. Đây là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách, là những người chủ tương lai của đất nước, lứa tuổi dễ tiếp thu, dễ rèn luyện hành vi và thói quen, là lực lượng đông đảo góp phần xây dựng và Bảo vệ môi trường (BVMT) một cách tốt nhất.
 Giáo dục BVMT là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy, giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường làm cho con người có được sự hiểu biết về môi trường, kỹ năng và giá trị về nhân cách trong ứng xử với môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Để việc đưa giáo dục BVMT vào nhà trường đạt kết quả mong muốn, quá trình triển khai sẽ thực hiện theo đường hướng được xác địnhvà phải đảm bảo theo nguyên tắc, mục tiêu, nội dung với những phương pháp thích hợp

1.2. Lý do chọn đề tài
 Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người gắn bó với thiên nhiên, nhờ có lao động con người đã chủ động khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của mình. Trong quá trình lao động và sản xuất con người đã cải tạo thiên nhiên, nhưng ngược lại cũng tàn phá thiên nhiên như đốt rừng, tiêu diệt các loài động thực vật, sử dụng chất độc hoá học, chất phóng xạ huỷ hoại thiên nhiên gây nên tình trạng khủng hoảng sinh thái. cần làm gì để ngăn chặn thực trạng trên cứu lấy con người và cuộc sống muôn loài?
 Một trong những biện pháp có hiệu quả lâu dài và rất quan trọng là phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Ơû nước ta, vấn đề giáo dục môi trường cũng là mối quan tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước và hệ thống nhà trường. Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII năm 1993 đã đề ra nhiệm vụ:” Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, dân số rèn luyện thể chất cho học sinh”
 Trong hệ thống nhà trường, việc giáo dục môi trường (GDMT) cần được coi trọng đặt biệt ở bậc THCS, bởi lẽ: bậc THCS là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Hàng chục triệu em một khi đã được giáo dục đầy đủ các hành trang về nhận thức, tri thức về BVMT sẽ là một lực lượng hùng hậu đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên của xã hội. Học sinh THCS ở độ tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách. Vì vậy những hiểu biết cơ bản của các em được bồi dưỡng qua GDMT sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong toàn bộ cuộc đời sau này của các em. Đồng thời các em ở lứa tuổi này có tính tích cực cao, dễ hưng phấn, hiếu động nghịch ngợm nếu không được giáo dục sẽ dẫn tới những hành động làm tổn hại môi trường một cách vô ý thức hay có ý thức.
 Do đó làm thế nào để nâng cao hiệu quả GDMT cho học sinh ở các trường THCS là phải hình thành cho học sinh những tri thức về môi trường, bảo vệ môi trường. Xây dựng cho học sinh thái độ, hành vi cư sử đúng với môi trường là vấn đề cần thiết hiện nay.
1.3. Tên đề tài
“Khảo sát nhận thức và hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường Phổ thông cơ sở”
1.4. Mục đích của đề tài
 Đánh giá công tác công tác giáo dục môi trường tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 Đánh giá hiện trạng nhận thức môi trường của học sinh ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 Xây dựng các giải pháp tăng cường công tác giáo dục môi trường cho học sinh.


IMkFgj7iU3K90O0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status