Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất bia tại công tyTNHH Sabmiller Việt Nam - công suất 2400m3/ngày đêm kèm Bản vẽ - pdf 19

Download miễn phí Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất bia tại công ty TNHH Sabmiller Việt Nam - Khu công nghiệp Mỹ Phước II – Huyện Bến cát – Tỉnh Bình Dương, công suất 2400m3/ngày đêm



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU 6
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 6
1.2. Mục đích nghiên cứu. 7
1.3. Phạm vi nghiên cứu. 7
1.4. Nội dung nghiên cứu. 7
1.5. Phương pháp nghiên cứu. 8
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT BIA VÀ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI BIA. 9
2.1. Giới Thiệu Về Ngành Sản Xuất Bia. 9
2.1.1. Tình hình phát triển ngành công nghiếp sản xuất bia. 9
2.2. Qui trình công nghệ tổng quát của ngành sản xuất Bia. 10
2.2.1. Đặc tính nguyên liệu. 10
2.3. Quy trình công nghệ sản xuất bia 13
2.3.1. Dây chuyền công nghệ khâu nấu và đường hóa. 15
2.3.2. Lên men dịch đường 17
2.3.3. Giai đoạn Lọc bia 18
2.4. Các nguồn phát sinh chất thải. 19
2.4.1. Về nước thải. 19
2.4.2. Khí thải. 20
2.4.3. Tác nhân nhiệt. 20
2.4.4. Chất thải rắn. 20
2.4.5. Tiếng ồn, độ rung . 21
CHƯƠNG 3 22
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SABMIILER VIỆT NAM. 22
3.1. Giới thiệu tổng quan công ty. 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 22
3.1.2. Điều kiện khí hậu 23
3.1.3. Hiện trạng chất lượng nước ngầm 23
3.2. Quy trình công nghệ sản xuất bia của Nhà Máy. 24
3.2.1. Các loại nguyên liệu và hóa chất sử dụng. 24
3.2.2. Quy trình công nghệ 26
3.3. An toàn lao động ,phòng cháy chữa cháy và các sự cố môi trường. 27
3.3.1. Phòng cháy, chữa cháy và các sự cố môi trường 27
3.3.2. Các biện pháp phòng chống sự cố rò rỉ dầu 28
3.3.3. Các biện pháp hỗ trợ 28
3.4. Hiện trạng môi trường tại công ty TNHH Sabmiiler Việt Nam 29
3.4.1. Nguồn gốc phát sinh và tính chất nước thải. 29
3.4.2. Đặc tính nước thải. 30
3.4.3. Về Khí Thải 30
3.4.4. Chất thải rắn 32
4.1. Tổng quan về nước thải ngành sản xuất bia. 34
4.1.1. Thành phần , tính chất của nước thải sản xuất bia. 34
4.1.2. Tác động đến môi trường của nước thải nghành bia. 35
4.2. Các phương pháp xử lý nước thải ngành sản xuất bia. 39
4.2.1. phương pháp cơ học. 39
4.2.2. Phương pháp hóa lý. 42
4.2.3. Phương pháp hấp thụ. 45
4.2.4. Phương Pháp Sinh Học 45
4.2.5. Phương pháp kị khí. 49
4.3. Xử Lý cặn: 54
CHƯƠNG 5 56
CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ. 56
5.1. Cơ Sở Lựa Chọn Công Nghệ. 56
5.1.1. PHƯƠNG ÁN 1. 59
5.1.2. PHƯƠNG ÁN 2. 61
5.2. So sánh và lựa chọn phương án. 63
5.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ. 65
5.3.1. Các Thông Số Tính Toán. 65
5.3.2. Lưu Lượng Tính Toán. 65
5.3.3. Tính toán song chắn rác: 66
5.3.4. Hố thu nước thải. 71
5.3.5. Bể Điều Hòa. 72
5.3.6. Bể UASB 75
5.3.7. BỂ TRUNG GIAN. 89
5.3.8. BỂ AEROTANK 90
5.3.9. BỂ LẮNG . 98
5.3.10. Tính toán bể tiếp xúc, khử trùng . 105
5.3.11. Bể chứa bùn 110
5.3.12. Tính toán máy ép bùn lọc ep dây đai. 113
CHƯƠNG 6 – TÍNH TOÁN KINH TẾ CHO DỰ ÁN. 115
6.1. Tính toán vốn đầu tư. 115
6.1.1. Vốn đầu tư xây dựng 115
6.1.2. Vốn đầu tư trang thiết bị 116
6.2. Tổng chi phí đầu tư cho hệ thống 117
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124





Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí


Tóm tắt nội dung tài liệu:

y thuộc tính chất của từng loại nước thải khác nhau. Thiết bị khuấy trộn làm nhiệm vụ hòa trộn để cân bằng nồng độ các chất bẩn cho tòan bộ thể tích nước thải có trong bể và ngăn ngừa cặn lắng trong bể, pha lỗng nồng độ các chất độc hại nếu có.
4.2.2.2. Kết tủa tạo bông.
Trong ngồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1-10 μm. Các hạt này không nổi và cũng không lắng, do đó tương đối khó tách loại bỏ chúng ra khỏi nước thải. Theo nguyên tắc các hạt có khuynh hướng keo tụ do lực hút VanderWaals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự kết dính giữa các hạt.
Khi các hạt keo đã bị trung hoà điện tích có thể liên kết với các hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này gọi là quá trình tạo bông. Tuy nhiên, khi xử lý để giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bộng cặn người ta sử dụng các hoá chất như : phèn nhôm, phèn sắt, polymer để kết dính các hạt keo, cặn lơ lửng thành những bông cặn có kích thước lớn hơn và lắng loại bớt các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.
4.2.2.3. Bể khử trùng
Khử trùng nước thải nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nguy hiểm hay chưa được hay không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải.
Khử trùng có nhiều phương pháp:
Clo hóa (rộng rãi nhất) : Clo cho vào nước dưới dạng hơi hay clorua vôi. Lượng clo hoạt tính cần thiết cho một đơn vị thể tích nước thải là : 10g/m3 đối với nước thải sau xử lý cơ học, 5 g/m3 đối với nước thải sau xử lý sinh học khơng hồn tồn, 3 g/m3 sau xử lý sinh học hồn tồn. Thời gian tiếp xúc giữa chúng là 30 phút trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận.
Dùng tia tử ngoại
Điện phân muối ăn
Ôzôn hóa : phương pháp này bắt đầu được áp dụng rộng rãi để xử lý nước thải. Ôzôn tác động mạnh mẽ vào chất hữu cơ. Sau quá trình Ôzôn hóa, số lượng vi khuẩn bị tiêu diệt đạt tới 99.8%. Ngồi việc khử trùng ôzon còn ôxy hĩa các hợp chất Nitơ, Photpho là các nguyên tố dinh dưỡng trong nước thải, góp phần chống hiện tượng phú dưỡng hóatrong nguồn nước.
Phương pháp hấp thụ.
Phương pháp hấp phụ được Dùng trong bước xử lý bậc cao sau xử lý sinh học để khử các chất hữu cơ không bị oxy hóa sinh học. Hấp phụ là hiện tăng nồng độ chất tan trên bề mặt phân chia giữa hai pha lỏng/khí hay lỏng/rắn
Cơ chế của quá trình hấp phụ như sau: các phân tử hòa tan khi tiếp xúc giữa hai pha rắn/lỏng sẽ hấp phụ lên bề mặt chất rắn bằng các lực liên kết của các phân tử bề mặt có thừa hóa trị. Các chất hấp phụ thường được sử dụng như: than hoạt tính, các chất tổng hợp và chất thải của vài ngành sản xuất được dùng làm chất hấp phụ (tro, xỉ, mạt cưa …). Chất hấp phụ vô cơ như đất sét, silicagen, keo nhôm và các chất hydroxit kim loại ít được sử dụng vì năng lượng tương tác của chúng với các phân tử nước lớn.
Phương Pháp Sinh Học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước.
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp kỵ khí và hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hay nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình ôxy sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn xử lý sinh học tự nhiên.
4.2.4.1. Phương pháp hiếu khí.
Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật sau khi tiếp xúc với nước thải có chứa các chất hữu cơ thì chúng sẽ phát triển dần dần (tăng sinh khối). Tốc độ phát triển của chúng tỷ lệ nghịch với nồng độ ôxy hòa tan trong nước. Nếu chất hữu cơ có quá nhiều, nguồn ôxy không đủ sẽ tạo ra môi trường kị khí. Như vậy trong quá trình phân hủy hiếu khí thì tốc độ trao đổi của vi sinh vật phải luôn thấp hơn tốc độ hòa tan của ôxy trong nước. Thực vật phù du và các sinh vật tự dưỡng khác sử dụng CO2 và khoáng chất để tổng hợp chất hữu cơ làm tăng sinh khối và làm giàu ôxy trong nước thải.
Trong hoạt động sống của vi sinh vật, thực vật phù du và động vật nguyên sinh… làm tiêu hao chất dinh dưỡng, chất khóang và cả kim loại độc hại. Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong hồ sinh học dựa trên quan hệ cộng sinh của vi sinh vật.
Trong hồ sinh học được chia làm 3 phần: phần hiếu khí là phần tiếp giáp với mặt thoáng xuống sâu vài chục centimet, phần tiếp theo là phần kị khí tùy nghi và phần cuối cùng là khu vực kị khí.
Ở phần hiếu khí, ôxy luôn có khuynh hướng khuếch tán vào nước, dưới tác dụng của gió góp phần làm tăng khả năng hòa trộn ôxy vào nước. Ở vùng này vào ban ngày, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, tảo và các vi sinh vật tự dưỡng sử dụng CO2 và các chất vơ cơ khác tổng hợp vật chất cho tế bào phục vụ cho quá trình sinh trưởng, đồng thời thải ôxy vào nước. Các vi sinh vật hiếu khí đặc biệt là vi khuẩn hiếu khí, chúng sẽ sử dụng ôxy này để phân giải chất hữu cơ có trong nước thải.
Các vi sinh vật Pseudomonas Denitrificans, Baccillus licheniforms,…sẽ khử nitrat thành N2 và thải vào khng khí. Điều kiện chung cho vi khuẩn nitrat hĩa pH= 5.5 ÷ 9 nhưng tốt nhất là 7.5. Khi pH < 7 thì vi khuẩn phát triển chậm, ơxy hịa tan cần là 0.5mg/l, nhiệt độ từ 5 – 400C.
Các hoạt động của vi sinh vật hiếu khí thải ra mơi trường CO2 , nguồn CO2 cung cấp cho hoạt động của tảo và thực vật phù du khác phát triển.
Quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra mạnh mẽ nếu dùng các biện pháp tác động vào như : sục khí, làm tăng lượng hoạt động của vi sinh vật bằng cách tăng bùn hoạt tính, điều chỉnh hàm lượng chất dinh dưỡng và ức chế các chất độc làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh vật. Hầu hết các vi sinh vật làm sạch nước thải đều là vi sinh vật hoại sinh, hiếu khí và ưa ấm. Vì vậy mà nhiệt độ nước thải ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của vi sinh vật, nhiệt độ thích hợp cho quá trình xử lý là 20 – 40 0C, tối ưu là 25 – 30 0C.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 : ôxy hóa chất hữu cơ.
CxHyOz + O2 CO2 + H2O + ∆H
Giai đoạn 2 : Tổng hợp xây dựng tế bào.
CxHyOz + O2 tế bào VSV + CO2 + H2O + C5H7NO2 - ∆H
Giai đoạn 3 : ôxy hóa chất liệu tế bào.
C5H7NO2 + 5O2 5CO2 + 2H2O + NH2 ± ∆H’
4.2.4.2. Các công nghệ sử dụng phương pháp phân hủy hiếu khí.
Bể Aeroten
Lọc sinh học
Hồ sinh học
Cánh đồng tưới, cánh đồng lọc
Bể Aeroten.
Bể Aeroten thông thường.
Đòi hỏi phải ở chế độ dạng chảy nút (plug – flow) khi đó chiều dài bể rất lớn so với chiều rộng. Trong bể này nước thải có thể phân bố ở nhiều điểm theo chiều dài, bùn hoạt tính tuần hoàn đưa vào đầu bể. Ở chế độ dạng chảy nút, bông bùn có đặc tính tốt hơn, dễ lắng. Tốc độ sụ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status