Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn



MỤC LỤC
 
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 5
1.1.Tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp nông thôn 5
1.2. Hiệu quả tín dụng ngân hàng 19
1.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - Kinh nghiệm từ các tỉnh 32
Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM 37
2.1. Khái quát về địa bàn tỉnh và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam 37
2.2. Thực trạng hoạt động và hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam 44
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 82
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam đối với hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn 82
3.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam 89
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 114
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g song với việc ưu tiên các chương trình cho phát triển NNNT, thì lĩnh vực công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, xây dựng cũng được bố trí nguồn vốn đầu tư thích hợp nhằm tạo lập nhà máy, cơ sở vật chất hạ tầng cho sản xuất. Dư nợ cho vay ngành nghề nầy đến cuối 2005 đạt 362.718 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 26,77% trong tổng dư nợ, tăng trưởng so cùng kỳ năm trước 51%, và tăng gấp 2,5 lần so với năm 2001. Nhờ vốn tín dụng ngân hàng nhiều doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp xây dựng được nhà máy sản xuất, chế biến, nhiều sản phẩm mới ra đời, sản phẩm nông nghiệp có điều kiện tiêu thụ, thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hoá ở nông thôn, nhiều ngành nghề thủ công được khôi phục và phát triển, giải quyết nhiều việc làm ở nông thôn, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, nhiều vùng, nhiều miền được giao thông thông suốt thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng trăm kilômét đường giao thông nông thôn được xây dựng thông qua vốn ngân hàng.
- Cho vay Thương nghiệp, dịch vụ: Cùng với ngành nghề nông lâm nghiệp, thuỷ sản, ngành nghề công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, xây dựng thì lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng được ngân hàng chú trọng đầu tư nhằm góp phần chu chuyển hàng hóa nhanh, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuât, hơn nữa là một trong những ngành nghề kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập cho nhiều tầng lớp trong xã hội. Dư nợ cho vay đến cuối 2005 đạt 249.136 triệu đòng, chiếm tỉ trọng 18,38% tổng dư nợ, là ngành nghề hoạt động mạnh ở khu vực đô thị nên thị phần của NHNo&PTNT hạn chế, tốc độ tăng trưởng ngành nghề nầy không đáng kể (4% so với năm 2004)
- Cho vay tiêu dùng: Cùng với việc thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, chi nhánh đã mở rộng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của khách hàng. Đến 31/12/2005, dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh đạt 169.304 triệu đồng, chiếm 12,5% trên tổng dư nợ, tăng 41,9% so với năm 2004. Đối tượng cho vay phục vụ đời sống chủ yếu là phương tiện giao thông, xây dựng và sữa chữa nhà ở, phương tiện nghe nhìn, lắp đặt điện nước... Điều này đã góp phần khơi tăng lượng hàng hoá tiêu thụ ở nông thôn, kích thích sản xuất phát triển, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn.
Đồ thị 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng của ngân hàng theo ngành nghề
Kết quả đạt được trên đây xuất phát từ nguyên nhân:
- Với việc nền kinh tế giữ ổn định và duy trì mức tăng trưởng cao (GDP năm 2005 trên 12,5%) làm cho mức sống của người dân tăng lên, cùng với chính sách kích cầu của Chính phủ từ đó kích thích nhu cầu mua sắm, sản xuất hàng hoá và tiêu dùng tăng mạnh mẽ. Tạo điều kiện dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp, HSX tăng lên.
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn, cùng với việc được NHNo&PTNT Việt Nam nâng quyền phán quyết, tự chủ, tự chịu trách nhiệm nên NHNo&PTNT Quảng Nam đã có những bước mạnh dạn hơn đối với hoạt động cho vay.
2.2.2. Thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
2.2.2.1 Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam
Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT của NHNo&PTNT Quảng Nam được thể hiện qua 3 nhóm chỉ tiêu như sau:
* Một là; Năng suất lao động trong hoạt động tín dụng
Năng suất lao động trong hoạt động tín dụng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất công việc của ngân hàng, đây là cơ sở để ngân hàng giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận của mình. (Năng suất của hoạt động tín dụng chi nhánh được thể hiện qua biểu số 2.4):
Biểu 2.4: Năng suất huy động và cho vay vốn của chi nhánh
Đơn vị tính: triệu đồng/người
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Vốn huy động
3.726
3.743
3,764
3.928
4.474
* Theo đối tượng khách hàng
- Tiền gửi TCKT
2.847
2.504
2.377
2.192
1.935
- Tiền gửi dân cư
863
1.238
1.385
1.736
2.646
* Theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn
2.877
2.524
2.381
2.193
1.946
- Có kỳ hạn
849
1.219
1.381
1.734
2.527
+ Dưới 1 năm
277
275
133
317
199
+ Trên 1 năm
571
944
1.247
1.416
2.327
2. Dư nợ cho vay
2.138
2.753
3.021
3.358
3.927
- Ngắn hạn
1.206
1.683
1.794
2.126
2.535
- Trung dài hạn
931
1.070
1.226
1.232
1.470
3. Thu nhập bình quân
167.31
238.55
267.76
336.68
582.39
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Quảng Nam năm 2001-2005.
- Về năng suất huy động vốn: số vốn huy động bình quân trên một lao động tại chi nhánh có chiều hướng tăng nhanh, năm 2001 là 3.726 triệu/người tăng lên 4.474 triệu/ người năm 2005, tăng 1,2 lần so với năm 2001, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với năng suất trung bình trong hệ thống (6,478 tỷ/người). Trong cơ cấu vốn huy động, năng suất huy động vốn trong dân cư có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, từ 863 triệu/người năm 2001 tăng lên 2.646 triệu/ người năm 2005, tăng hơn 3 lần. Do vậy, trong định hướng hoạt động kinh doanh những năm tới, ngân hàng cần phát huy hơn nữa việc tăng năng suất huy động vốn từ dân cư để bù đắp áp lực giảm tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi kho bạc) nhằm chủ động đáp ứng tăng trưởng dư nợ.
Ngoài ra, năng suất huy động vốn theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi đáng kể, loại có kỳ hạn (nhất là loại có kỳ hạn trên một năm) tăng mạnh, từ 571 triệu/người năm 2001 tăng lên 2.327 triệu/người năm 2005, tăng gấp 4 lần. Đây là kết quả rất khả quan bởi trong những năm qua (2004, 2005), có rất nhiều biến động về giá cả, hơn nữa nhiều năm liền (từ 2003 trở về trước), ngân hàng rất khó huy động được nguồn vốn này. Kết quả đạt được về năng suất huy động vốn đã góp phần giúp ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong việc mở rộng cho vay, giảm chi phí (chi phí tiền lương), từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động TDNH (biểu 2.4).
Đồ thị 2.5: Năng suất huy động vốn của chi nhánh
- Về năng suất cho vay: dư nợ cho vay bình quân trên một lao động tại chi nhánh có chiều hướng tăng nhanh từ năm 2001 (2.138 triệu/người), đến năm 2005 tăng và đạt 3.927 triệu/người, tăng gần 2 lần so với năm 2001, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năng suất dư nợ bình quân của NHNo&PTNT Việt Nam (6,117 tỷ/người). Trong năng suất cho vay, năng suất cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, từ 1206 triệu/người năm 2001 tăng lên 2.535 triệu/ người năm 2005, tăng hơn 2 lần, năng suất cho vay trung dài hạn tăng từ 931 triệu/người năm 2004, đến 1.470 triệu/người năm 2005, tăng 1,6 lần (biểu 2.4). Nguyên nhân chính là chi nhánh khó khăn trong việc tìm kiếm các dự án, phương án đầu tư có hiệu quả để cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay trung dài hạn thường ở mức khá cao. Do vậy, NHNo&PTNT Việt Nam chủ trương thận trọng trong việc mở rộng cho vay ở các chi nhánh, mở rộng cho vay phải đi liền với nâng cao chất lượng. Ngoài ra, việc xây dựng các phương án khả thi trong lĩnh vực NNNT còn nhiều hạn chế, hiệu qu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status