Vận dụng lý luận và thực tiễn về thương mại quốc tế, phân tích hóa quá trình toàn cầu hóa kinh tế và quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam: liên hệ thực tiễn - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Vận dụng lý luận và thực tiễn về thương mại quốc tế, phân tích hóa quá trình toàn cầu hóa kinh tế và quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam: liên hệ thực tiễn



Cơ cấu tổng thể nhà nước ở các nước đều do Hiến pháp các nước đó quy định và chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế cũng thuộc cơ cấu tổ chức và cơ chế phân bổ quyền lực do Hiến pháp quy định. Ở các nước theo chế độ tư bản chủ nghĩa đều theo nguyên tắc tam quyền phân lập: quyền lập hiến - lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Ba quyền này phân lập theo chức năng của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, việc xác định chủ thể quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, về thương mại nói riêng không phức tạp - đó là Chính phủ. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại là cơ cấu của Chính phủ, người đứng đầu cơ quan, bộ trưởng, là thành viên trong Chính phủ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tiểu luận
Môn: Kinh tế thương mại
Đề tài:
Vận dụng lý luận và thực tiễn về thương mại quốc tế, phân tích hóa quá trình toàn cầu hóa kinh tế và quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam: Liên hệ thực tiễn.
Hà Nội - 2006
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế lớn, khách quan của thế giới đương đại đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống nhân loại cũng như mỗi quốc gia, xu thế đó làm cho mối liên hệ quốc tế, khu vực ngày càng chặt chẽ với những hình thức ngày càng đa dạng. Sự hình thành và phát triển tổ chức thương mại thế giới (WTO) là sự thực hiện của xu thế toàn cầu hóa đồng thời thúc đẩy sự phát triển xu thế đó. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu lớn lao, đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu nói trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chính sách vừa phát triển sức mạnh toàn dân tộc, vừa tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại. Việc Việt Nam gia nhập WTO phản ánh một xu thế lớn của thời đại và khẳng định chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang tổ chức hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là:
Xu hướng đi tới sự hình thành một nền kinh tế thế giới thống nhất trên phạm vi toàn cầu, trong đó có sự tham gia của hầu hết quốc gia trên thế giới, các quốc gia liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân công và hợp tác kinh tế, có sự lưu thông các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân lực... dưới sự điều tiết của những nguyên tắc chung mang tính toàn cầu.
Toàn cầu hóa kinh tế, là giai đoạn phát triển cao của quốc tế hóa tự nó cùng chứa đựng nhiều mâu thuẫn vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh giữa các quốc gia, giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư trong cùng một quốc gia.
Quan hệ kinh tế quốc tế là mua bán theo thông lệ trong mối quan hệ thương mại quốc tế, chính sách phát triển và quản lý thương mại quốc tế phải đảm bảo quan điểm chỉ đạo. Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hóa với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu theo quy định của pháp luật, có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, ưu tiên nhập khẩu vật tư thiết bị, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại để phát triển sản xuất.
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời để quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà nước phải ban hành những văn bản quy định cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình phát triển thương mại quốc tế.
Theo tinh thần cơ bản của những quy định pháp lý, nhà nước quản lý thống nhất mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng luật pháp và các chế độ chính sách có liên quan, mở rộng hơn nữa quyền kinh doanh của các doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động đúng hướng, đạt hiệu quả cao. Nhà nước quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm những hình thức cơ bản sau:
- Xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hóa, dịch vụ.
- Tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa.
- Gia công, chế biến hàng hóa và bán thành phẩm cho nước ngoài hay thuê nước ngoài gia công, chế biến.
- Đại lý bán hàng hóa, ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường mới và xuất khẩu những mặt hàng mà nhà nước khuyến khích xuất khẩu.
Hiện nay ở nước Lào, giá hàng nhập khẩu thường rẻ hơn, chất lượng tốt hơn hàng hóa sản xuất trong nước. Nhưng nếu ỷ lại vào nhập khẩu sẽ không mở mang được sản xuất thậm chí còn làm cho sản xuất trong nước bị trì trệ. Vì vậy, cần tính toán và tranh thủ các lợi thế của đất nước trong từng thời kỳ để tập trung đầu tư sản xuất một số mặt hàng thực sự có đủ khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và thị trường khu vực, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường ngoài nước.
Nhưng phải có các công cụ quản lý thương mại là hình thức vận động và biểu hiện cụ thể của các phương pháp quản lý thương mại, được chủ thể quản lý vĩ mô sử dụng để tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các quá trình thương mại hay điều chỉnh hoạt động của các chủ thể kinh tế tham gia vào lĩnh vực thương mại. Hệ thống các công cụ quản lý thương mại bao gồm: công cụ pháp luật thương mại, công cụ kế hoạch hóa phát triển thương mại, các công cụ tài chính (lãi suất, thuế, thuế quan, tỷ giá hối đoái, giá cả, tín dụng, các loại quỹ...). Các công cụ của các chính sách thương mại, các công cụ tổ chức hành chính thương mại. Công cụ pháp luật thương mại là những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển thương mại đã được pháp luật hóa. Trong đó, trước hết và chủ yếu là quy định rõ địa vị pháp lý của các thương nhân, quy định các điều kiện, thủ tục thành lập, giải thể, phá sản của doanh nghiệp; xác định các định chế về hình thức hoạt động thương mại, điều chỉnh hành vi thương mại của các thương nhân; quy định các cơ quan tài phán để xử lý các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại, bảo vệ lợi ích chính đáng của các thương nhân, của người tiêu dùng...
Công cụ kế hoạch hóa định hướng phát triển thương mại được chủ thể quản lý kinh tế vĩ mô sử dụng để hướng dẫn thị trường và hoạt động thương mại của các thương nhân, hướng thị trường và các quá trình thương mại trong nước và nước ngoài tiến tới thế cân bằng mới theo yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Đồng thời, công cụ này cũng định hướng hoạt động của các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, thông qua sử dụng các đòn bảy kinh tế và lực lượng vật chất để đảm bảo tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế quốc dân, xác lập thể chế cân bằng hợp lý trong cán cân thương mại quốc tế.
Các công cụ tài chính được nhà nước sử dụng để quản lý và định hướng phát triển thương mại theo các phương diện và mục tiêu như: các công cụ lãi suất ngân hàng, lãi suất đầ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status