Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay - pdf 20

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 4
1.1. Lao động nông nghiệp, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc làm của lao động nông nghiệp 4
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 20
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 30
2.1. Thực trạng của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó tới việc làm cho lao động nông nghiệp ở nước ta 30
2.2. Thực trạng về việc làm của người lao động nông nghiệp nước ta hiện nay 53
2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 64
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở NƯỚC TA 74
3.1. Định hướng đô thị hóa ở nước ta tới năm 2010 74
3.2. Phương pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nước ta tới năm 2010 83
3.3. Giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 87
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 115
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển, có tiềm năng lao động rất lớn với trên 42
triệu lao động trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 70% (trên 30 triệu lao động
nông nghiệp). Khả năng tạo việc làm cho lao động nói chung và đặc biệt là lao động nông
thôn rất khó khăn, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, điều đó đã
ảnh hưởng rất lớn đến tới sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh của quốc gia,
nguyên nhân của vấn đề này là: Nền kinh tế của đất nước phát triển chậm, khả năng thu
hút lao động và tạo việc làm mới hạn chế; trình độ của độ ngũ người lao động thấp,
không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, thông tin về thị trường, thông tin về khoa
học công nghệ rất yếu, nghèo, thiếu vốn, thiếu công nghệ...
Để phát triển nền kinh tế đòi hỏi đất nước phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ cơ
cấu kinh tế thuần nông, độc canh hay nói cách khác là một đất nước nông nghiệp, sản
xuất nhỏ lạc hậu phải chuyển sang nền văn minh mới: nền văn minh công nghiệp, thực
hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phấn đấu đến năm
2020 Việt Nam trở thành một đất nước công nghiệp hiện đại ngang tầm với các nước
trong khu vực.
Đi liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng CNH,
HĐH, nhiều thành phố, khu công nghiệp, thị trấn, thị tứ mới được mọc lên. Hay có thể
nói, đô thị hóa là kết quả tất yếu của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế nước nhà.
Đô thị hóa đem lại nhiều cái lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất
nước, song bản thân nó lại gây ra không ít những mâu thuẫn mới đòi hỏi phải được giải
quyết: quá trình đô thị hóa gia tăng sẽ đẩy một bộ phận nông dân ra khỏi vùng đất mà họ
vẫn thường sinh sống (quá trình bần cùng hóa những người lao động) làm cho đất canh
tác bình quân đầu người đã thấp (0,17ha/người lao động) nay còn thấp hơn.
Lao động nông nghiệp không có việc làm, thất nghiệp gia tăng, đời sống thấp, mâu
thuẫn xã hội tăng. Góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc nêu trên, đề tài "Giải quyết
việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay" là
một vấn đề có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a) Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về lao động và việc làm của lao động nông
nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và một số nước láng giềng trong khu vực, từ
đó đề xuất phương hướng, biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nước ta
trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay.
b) Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc làm của lao động nông nghiệp trong
quá trình đô thị hóa, kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động ở một số nước trong khu
vực.
- Nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và tác động của nó
tới việc làm cho người lao động.
- Nghiên cứu hiện trạng việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị
hóa hiện nay ở nước ta.
- Đề xuất những biện pháp tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình
đô thị hóa hiện nay ở nước ta.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu lao động
nông nghiệp; quá trình đô thị hóa; việc làm cho lao động nông nghiệp; tạo việc làm cho
lao động nông nghiệp trongquá trình đô thị hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô
thị hóa
- Thời gian: từ 1986 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp
luận chung. Đặc biệt, chú trọng sử dụng các phương pháp đặc trưng của kinh tế chính trị -
phương pháp trừu tượng hóa. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác: thống kê, so
sánh, điều tra, phân tích, tổng hợp...
5. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm của lao động nông
nghiệp trong quá trình đô thị hóa.
- Đánh giá được thực trạng, định hướng quá trình đô thị hóa ở nước ta thời gian
qua và tác động của nó tới việc làm của người lao động.
- Đánh giá được thực trạng về việc làm của người lao động nông nghiệp trong quá
trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta.
- Đề xuất phương hướng biện pháp tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong
quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương, 8 mục.


5SlPdn0rnOsk6GY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status