Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA MÙA NƯỚC NỔI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG 7
1.1. Các khái niệm cơ bản 7
1.2. Lợi thế của mùa nước nổi trong phát triển kinh tế - xã hội 14
1.3. Hạn chế của mùa nước nổi đối với phát triển kinh tế - xã hội 19
Chương 2: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG MÙA NƯỚC NỔI Ở AN GIANG - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 25
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của An Giang 25
2.2. Những kết quả bước đầu trong thực hiện chủ trương chủ động chung sống trong mùa nước nổi ở An Giang 33
2.3. Nguyên nhân thành công 45
2.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi 46
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG TRONG MÙA NƯỚC NỔI 60
3.1. Căn cứ đề ra giải pháp 60
3.2. Những giải pháp chủ yếu để giải quyết những vấn đề được đặt ra cho phát triển kinh tế, xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi 63
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 89
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

từ năm 2000 đến nay, thiệt hại hàng năm trong mùa nước nổi ngày càng giảm. Tỷ lệ nhà ngập, nhà phải di dời, hộ gia đình phải nhận cứu trợ, tiền cứu trợ và học sinh phải nghỉ học ngày càng giảm. Điều này cho thấy các công trình xây dựng đã phát huy tác dụng giúp dân "an cư" trong mùa nước nổi và lâu dài, đây cũng chính là điều kiện cơ bản để dân có thể "lạc nghiệp", thoát cùng kiệt và làm giàu chính đáng.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi theo tinh thần chủ động chung sống an toàn và thoát cùng kiệt trong mùa nước nổi đã chọn được hướng đi đúng và có những "điểm nhấn" trong triển khai thực hiện. Giá trị sản xuất hàng năm tăng lên tỷ lệ nghịch với thiệt hại hàng năm càng giảm, giá trị tăng thêm năm sau cao hơn năm trước...
Bảng 2.8: So sánh thiệt hại và giá trị sản xuất trong mùa nước nổi ở An Giang
Diễn giải
Đơn vị tính
Năm
2002
2003
2004
1. Giá trị thiệt hại trong mùa nước nổi
Tỷ đồng
79
4
10.31
2. Giá trị sản xuất trong mùa nước nổi
Tỷ đồng
1.070
1.084
1.061
3. Giá trị tăng thêm khi sản xuất trong mùa nước nổi
Tỷ đồng
576
686
766
4. Tỷ lệ
- Giá trị sản xuất so với giá trị thiệt hại
%
13,54
346,00
151,35
- Giá trị tăng thêm so với giá trị thiệt hại
%
7,29
171,50
74,27
Nguồn: [42], [65], [66], [67].
Biểu 2.5: So sánh giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và giá trị thiệt hại trong mùa nước nổi
Qua bảng so sánh hiệu quả kinh tế trong mùa nước nổi với thiệt hại trong mùa nước nổi (về mặt số liệu) ta nhận thấy: phát triển sản xuất có định hướng của Nhà nước trong mùa nước nổi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Giá trị sản xuất trong mùa nước nổi và giá trị tăng thêm ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng trung bình trên 20% so với giá trị sản xuất của hai vụ chính và trên 16% so với giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Quan trọng hơn hết là: nếu như những năm trước đây, nói đến mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng là nói đến tang tóc, tai họa, cứu trợ... thì nay, nói đến mùa nước nổi là phát triển sản xuất và việc làm, giúp người dân vươn lên thoát nghèo, có đóng góp đáng kể vào việc tăng GDP của tỉnh. Giá trị sản xuất cũng như giá trị tăng thêm tạo ra trong mùa nước nổi lớn hơn giá trị thiệt hại do mùa nước nổi mang lại rất nhiều lần. Đó cũng chính là một thực tế chứng minh cho ta thấy rằng: bên cạnh những tác hại mang lại, mùa nước nổi còn tiềm ẩn trong nó những tiềm năng rất lớn mà nếu biết đầu tư và khai thác hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn.
Tuy nhiên, nếu phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi chỉ dừng lại ở mức giải quyết việc làm, xóa đói, giảm cùng kiệt thì chúng ta chưa khai thác được đúng mức những lợi thế của mùa nước nổi. Những mô hình sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp... trong mùa nước nổi cần có những giải pháp, hỗ trợ thích hợp và đặt trong tổng thể của chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh tạo nên tính liên tục của quá trình phát triển sẽ là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Với đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh nói riêng và trong giá trị tổng sản phẩm của tỉnh nói chung thì việc đưa vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi vào trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh là một việc làm rất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở An Giang nói chung và trực tiếp là thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp.
Vì vậy, tỉnh cần sớm tiến hành tổng kết những kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện phát triển sản xuất trong mùa nước nổi, tham khảo ý kiến các nhà khoa học để xây dựng quy hoạch, kế hoạch để có những giải pháp đồng bộ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, mà trong đó, xem phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi là một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
2.4.2. Tác động tiêu cực của việc xây dựng hệ thống đê bao triệt để không theo quy hoạch
Hệ thống bờ bao ở An Giang được hình thành sớm, khởi đầu tại huyện Chợ Mới. Đến nay, trên địa bàn An Giang có ba loại bờ bao là: bờ bao tạm là loại bờ bao nằm ở vùng lũ ngập sâu, không dự kiến dùng đê để điều khiển lũ mà chỉ dùng đê chống lũ đến tháng 7 sau đó cho tràn vỡ; bờ bao đê tháng 8 là loại bờ bao dùng cho vùng ngập sâu trung bình nhằm đảm bảo chắc chắn cho vụ hè thu; bờ bao đê triệt để là loại bờ bao nằm ở vùng ngập nông, thường được xây dựng kết hợp với giao thông nông thôn (liên ấp) nhằm đảm bảo sản xuất, sinh hoạt quanh năm.
Từ thực tiễn và từ kết quả nghiên cứu của đề tài: "Nghiên cứu tác động của đê bao đến kinh tế - xã hội - môi trường", ta có thể so sánh tác động của các loại đê bao và không đê bao như sau:
Bảng 2.9: Tác động của các loại đê bao đến một số hoạt động thời vụ chính
Các hoạt động
Đê bao tạm
Đê bao tháng 8
Đê triệt để
Lúa
Có khả năng đảm bảo an toàn cho vụ 2 trong điều kiện mực nước nhỏ và không về sớm.
Đảm bảo an toàn cho cho sản xuất 2 vụ.
Đảm bảo an toàn cho sản xuất 3 vụ.
Màu
Chỉ trồng trong mùa khô.
Chỉ trồng trong mùa khô.
Trồng quanh năm.
Chăn nuôi
Chịu ảnh hưởng nhiều của lũ nhất là vùng trũng, vùng ngập sâu.
Bị ảnh hưởng của những năm nước lớn nhưng vẫn tốt hơn không bao đê.
Không bị ảnh hưởng của lũ. Mang lại hiệu quả cao.
Nuôi trồng thủy sản
Khó khăn do dễ bị thất thoát.
Dễ nuôi, môi trường nước tốt, thức ăn thủy sinh nhiều. Mang lại hiệu quả cao.
Khó nuôi do ô nhiễm nguồn nước, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm.
Đánh bắt thủy sản
Cả mùa nước.
Cả mùa nước.
Không đánh bắt được.
Thời gian ngập lũ
7 - 11
8 - 11
Không ngập.
Môi trường
Đảm bảo tác động tháo chua, rửa phèn, giảm dịch hại và độc chất, nguồn lợi thủy sản...
Đảm bảo tác động tháo chua, rửa phèn, giảm dịch hại và độc chất, nguồn lợi thủy sản... thấp hơn bao đê tháng 7.
Ô nhiễm môi trường nước, suy thoái dinh dưỡng đất, cạn kiệt nguồn thủy sản.
Nguồn: [34, tr. 15].
Từ so sánh trên ta nhận thấy, đê bao triệt để có tác dụng tích cực là đảm bảo sản xuất quanh năm (tranh thủ vụ mùa, tăng vụ), không chịu ảnh hưởng lớn của các tác hại của mùa nước nổi, có thể bảo vệ an toàn cho các khu dân cư, có thể kết hợp đê bao với đường giao thông nông thôn... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa nước nổi.
Tuy nhiên, đê bao triệt để cũng có những tác động ngược lại là:
Một là, do khai thác đất đai để sản xuất liên tục trong nhiều năm liên tục, không có cơ chế xả lũ tràn đồng thích hợp để bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, làm giảm độc chất và dịch hại có trong đất, l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status