Thực trạng hoạt động đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Thực trạng hoạt động đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam



Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2
I. Lý luận chung về đầu tư 2
1. Khái niệm 2
2. Phân loại 3
3. Đặc điểm cơ bản của đầu tư phát triển 6
II. Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế 8
1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8
2. Phân loại cơ cấu kinh tế 10
3. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? 10
4. Những chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
III. Mối quan hệ giữa đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15
1. Các lý thuyết kinh tế học nghiên cứu sự tác động
của đầu tư tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15
2. Lý luận tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế 20
3. Các nguồn vốn đầu tư dành cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23
4. Bài học và thành quả ở một số quốc gia 24
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 29
I. Thực trạng hoạt động đầu tư ở Việt Nam 29
1. Nguồn vốn trong nước 29
2. Nguồn vốn nước ngoài 31
II. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 39
 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo ngành 39
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo thành phần 42
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo vùng 43
III. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 52
1. Tác động của đầu tư tới cơ cấu ngành kinh tế 52
2. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế 57
3. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế 60
Chương III. Phương hướng và giải pháp tăng cường đầu tư
nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 67
1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong đầu tư, 67
gắn quy hoạch với kế hoạch để thúc đẩy chuyển đổi nhanh CCKT.
2. Huy động nguồn vốn đầu tư hướng vào các mục tiêu chuyển dịch CCKT
 trong các ngành, các vùng kinh tế. 68
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học 70
và công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch CCKT.
4. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT 71
Kết luận 72
Tài liệu tham khảo 72
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a các ngành công nghiệp, dịch vụ thân thiện với môi trường nhưng điều này chỉ có thể phù hợp khi các nước có trình độ phát triển khá cao. Quan điểm này không đề cập đến việc giải quyết các vấn đề xã hội. Việc triển khai thực hiện "tăng trưởng xanh" cần được tiếp cận từng bước và ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi nước; cách tiếp cận này cũng khá hữu ích đối với Việt Nam, khi nước ta đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, giống như các nước khác trong khu vực.
Khi nghiên cứu về cải cách cơ cấu kinh tế của Việt Nam, nhiều học giả cho rằng, Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nước đang phát triển khác. Trong thập kỷ 80, trong khi nhiều nước đang phát triển bắt đầu đi vào ổn định, thoát khỏi tình trạng kinh tế suy thoái và nợ nần, một số nền kinh tế trong khu vực (những con hổ châu Á) được ghi nhận có những tăng trưởng vượt bậc thì Việt Nam đã phải trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm, thâm hụt ngân sách và kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Tuy vậy, kể từ năm 1986, với việc thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam đã được ghi nhận có những tăng trưởng đáng kể. Nhưng sự phát triển kinh tế cũng đang tạo ra rất nhiều thách thức về môi trường và xã hội. Các chính sách thị trường đã không được bổ sung hay lồng ghép đầy đủ với các chính sách về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, BVMT và phát triển xã hội. Những cải cách kinh tế và sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào yếu tố thị trường đã loại bỏ hay làm yếu đi sự ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung; tạo ra khoảng trống và mức độ không chắc chắn, ảnh hưởng tiêu cực đến cơ sở tài nguyên, môi trường; chứa đựng các nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Việc cải cách kinh tế và sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường vẫn chưa tạo ra các tiền đề tốt để cải thiện các vấn đề xã hội, môi trường; các thị trường truyền thống rất kém hiệu quả trong việc định giá và phân bổ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tài sản môi trường do các quyền sở hữu chưa được xác định rõ ràng, các chi phí giao dịch cao và mức độ nhận thức còn hạn chế.
Từ những kinh nghiệm trên cho thấy, vấn đề hết sức nan giải không thể lẩn tránh đối với các nước đang phát triển - trong đó có Việt Nam - là làm thế nào bảo đảm sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, không vì quá tập trung tăng trưởng nhanh để mất ổn định xã hội, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và cũng không vì quá tập trung vào duy trì ổn định xã hội, BVMT để dẫn đến tăng trưởng chậm, tụt hậu so với các nước phát triển.
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
I/ Thực trạng hoạt động đầu tư ở Việt Nam
1. Nguồn vốn trong nước.
1.1. Vốn nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước năm 2005 là gần 66 nghìn tỷ đồng, nếu tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ và công trái giáo dục khoảng từ 8-10 nghìn tỷ đồng thì tổng đầu tư chiếm 32% so với tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, chỉ đáp ứng được trên 50-60% nhu cầu của các Bộ, ngành và địa phương.
Cân đối vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước năm 2005 đã theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước quy định, ổn định trong 3 năm từ 2004-2006; trong cân đối đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch và chấp hành đầy đủ thủ tục theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Vốn đầu tư ưu tiên tập trung cho những địa bàn, lĩnh vực trọng điểm để tạo động lực cho phát triển, chú ý đầu tư hợp lý cho các địa phương còn khó khăn có nguồn thu quá thấp, các tỉnh chậm phát triển.
Năm 2005, Quốc hội cho phép tiếp tục bổ sung vốn đầu tư có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các mục tiêu như năm 2004, bao gồm: các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các khoản hỗ trợ có mục tiêu khác theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn vốn tín dụng nhà nước: Nguồn vốn đầu tư huy động để đưa vào cho vay các chương trình, dự án đầu tư trong năm 2005 là 30.000 tỷ đồng chiếm 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 25.000 tỷ đồng (bao gồm 18.000 tỷ đồng nguồn vốn trong nước; 7.000 tỷ đồng vốn ODA cho vay lại) và Ngân hàng chính sách xã hội cho vay 5.000 tỷ đồng.
Trong kế hoạch tín dụng đầu tư 2005, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các dự án lớn, rà soát lại hiệu quả, nhất là các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do giá nguyên, vật liệu xây dựng tăng. Thực hiện Nghị định số 106/2004/NĐ-CP, ngày 1/4/2004 của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng đầu tư tập trung cho các dự án nhóm A quan trọng (Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp (Đắc Lắk), Nhà máy thủy điện A Vương (Quảng Nam), Nhà máy xi măng Hạ Long....) và các dự án chuyển tiếp; đối với các dự án mới chỉ cho vay các nhóm thuộc đối tượng đã quy định tại Nghị định 106/2004/NĐ-CP. Hạn chế mở mới các dự án, đặc biệt là các dự án chưa rõ phương án huy động các nguồn vốn. Rà soát lại danh mục các dự án cho vay tại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển, những dự án không hiệu quả, khó khăn về huy động vốn có thể tạm hoãn, dãn tiến độ hay ngừng đầu tư. Tăng cường hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, thu hẹp đối tượng cho vay theo dự án cụ thể; cải tiến, đơn giản các thủ tục hành chính trong quá trình cho vay và giải ngân.
Nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn doanh nghiệp Nhà nước năm 2005 ước khoảng 59.000 tỷ đồng (chưa kể nguồn vốn vốn tín dụng nhà nước mà các DNNN vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển), trong đó vốn của một số Tổng công ty lớn như sau: Tổng công ty Điện lực Việt Nam đạt 17.000 tỷ đồng, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đạt 25.000 tỷ đồng, Tổng công Thép Việt Nam là 2.200 tỷ đồng, Tổng công ty Than Việt Nam là 600 tỷ đồng, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam 1.200 tỷ đồng, Tổng công ty Dệt may Việt Nam 800 tỷ đồng…
1.2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Năm 2005, Nguồn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân là khoảng 83,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,8% tổng nguồn vốn và tăng 20% so với ước thực hiện năm 2004.
Với khoảng 15 triệu hộ gia đình đóng góp khoảng 1/3 GDP, trong giai đoạn 1996-2000 tiết kiệm của khu vực dân cư chiếm khoảng 15% GDP. Nhiều hộ gia đình thực sự đã trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status